Đánh giá thực trạng quản lý nhân lực tại Bảo tàng Hà Nội

MỤC LỤC

Kết cấu của luận văn

Về nội dung: Gồm các vấn đề sau: Hoạch định; Tuyển dụng và sử dụng;. Về không gian: Luận văn giới hạn phạm vi nghiên cứu là Bảo tàng Hà Nội (Số 2, đường Phạm Hùng, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội).

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÂN LỰC TẠI BẢO TÀNG HÀ NỘI

Đánh giá công tác quản lý nhân lực tại Bảo tàng Hà Nội 1. Những kết quả đạt được

Việc xây dựng trưng bày theo logic khoa học, áp dụng những thành quả của khoa học kỹ thuật vào lĩnh vực bảo tàng đã giúp cán bộ bảo tàng Hà Nội từng bước bắt kịp với xu hướng trưng bày trong khu vực và dần tìm hiểu những phương pháp trưng bày khoa học, công nghệ trên phạm vi thế giới. Để xác định kết quả công việc mà nguồn nhân lực đã thực hiện trong những năm 2017 - 2022 thì thành công lớn nhất là việc hoàn thành xây dựng nội dung trưng bày của tòa nhà bảo tàng Hà Nội, phục vụ kịp thời cho các khâu thiết kế chi tiết cũng như thi công trưng bày. Dự báo đến năm 2025 Bảo tàng sẽ tiến tới tự chủ về mặt tài chính và khai mạc nội dung trưng bày chính thức Bảo tàng do đó áp lực về mặt quản lý nhân lực càng cao dẫn tới quá trình xây dựng kế hoạch nnhân lực phải được đặt lên hàng đầu để phù hợp tình hình mới.

Thứ hai về công tác đào tạo nhân lực, từ năm 2017 - 2019 công tác đào tạo nhân lực được thực hiện một cách chuyên nghiệp và bài bản bằng phương pháp đào tạo trực tiếp các lĩnh vực chuyên môn với nhân lực bảo tàng; tuy nhiên do ảnh hưởng của các yếu tố khách quan như tình hình dịch bệnh covid, khủng hoảng giá năng lượng do cuộc chiến Nga – Ucraina làm cho chương trình đào tạo bị gián đoạn, lực dành cho đào tạo gặp khó khăn do đó ảnh hưởng trực tiếp tới việc phát triển nhân lực của bảo tàng Hà Nội. Thứ ba về công tác bổ nhiệm các vị trí quản lý trong bảo tàng Hà Nội còn một số bất cập, nhiều phòng ban còn thiếu các vị trí quản lý trong thời gian dài mặc dù đã có quy hoạch nhưng chưa thể bổ nhiệm do đó ảnh hưởng tới quá trình quản lý nhân lực tại bảo tàng. Thứ tư về công tác đãi ngộ nhân lực còn nhiều khó khăn, việc tính lương theo bảng lương ngạch bậc của công chức, viên chức thưa thực sự tạo ra thu nhập cao trong khi đòi hỏi tuyển dụng nhân lực chất lượng cao để đáp ứng những nhu cầu phát triển bảo tàng trong giai đoạn mới.

Thứ sáu đặc biệt là cán bộ quản lý đều hình thành từ đội ngũ cán bộ chuyên môn nên công tác quản lý chưa bắt kịp với các yêu cầu của nhà quản lý chuyên nghiệp, do đó đôi khi còn lúng túng, còn bị động trước các tình hình biến động thế giới và trong nước. Thứ ba do công tác quản lý nhân lực còn gặp khó khăn trong công tác lập kế hoạch dài hạn cho sự phát triển của nhân lực trước 02 mục tiêu lớn của bảo tàng Hà Nội là khánh thành trưng bày Tòa nhà Bảo tàng Hà nội và Tự chủ về mặt kinh tế tại Bảo tàng Hà Nội. Từ đó đến nay, đội ngũ cán bộ quản lý bảo tàng đều là cán bộ chuyên môn phụ trách, do đó không có được cái nhìn tổng quan của các nhà quản lý chuyên nghiệp dẫn tới những lúng túng, chậm chễ khi phát sinh những biến cố, bất cập lớn trong việc xây dựng kế hoạch tuyển dụng, xây dựng kế hoạch đào tạo, xây dựng kế hoạch sử dụng trong tình hình mới.

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÂN LỰC TẠI BẢO TÀNG HÀ NỘI

Bối cảnh mới mới tác động đến quản lý nhân lực của Bảo tàng Hà Nội 1. Bối cảnh bên ngoài

Trước cuộc khủng hoảng về địa chính trị từ cuộc chiến tranh Nga - Ucraina; một loạt bất ổn tại khu vực Trung Đông và Châu Phi; cùng với đó là căng thẳng tại ku vực Đông Bắc Á đang làm cho thế giới có nhiều bất ổn. Ngoài ra thì còn có một loạt sự thay đổi của các chính sách trong nước và của thành phố Hà Nội về phòng chống dịch bệnh, phát triển kinh tế và các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn mà trong đó phục hồi kinh tế được tập trung tối đa nguồn lực. Phải có kế hoạch, phương án cụ thể để nâng cao chất lượng nhân lực từ đó nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng những nhu cầu ngày càng cao của khách tham quan Bảo tàng.

Như vậy, với sự tác động của bốn nhân tố trên đặc biệt là cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đã làm cho nhân lực Bảo tàng Hà Nội ngày càng có xu hướng hoàn thiện bản thân cả về chuyên môn, nghiệp vụ và phát triển kỹ năng để đáp ứng nhu cầu của công việc và xã hội, đây là dấu hiệu đáng mừng cho sự phát triển và lớn mạnh của Bảo tàng Hà Nội, tuy nhiên mỗi vấn đề đều có hai mặt tích cực và hạn chế, nếu những người thật sự có tài không có cơ hội. Cùng với đó công tác quản lý nhân lực trong thời đại 4.0 ngoài thực hiện nghiệp vụ theo khuôn khổ bắt buộc cần thiết phải có những kỹ năng mềm dẻo linh hoạt tạo cơ hội và động viên cá nhân trong quá trình công tác. Ngoài ra nhà quản lý phải có sự thích ứng nhanh với tình tình thay đổi của thế giới do cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đang làm thế giới thay đổi từng ngày và từ đó có những mục tiêu phương hướng cụ thể cho lĩnh vực mình quản lý, cũng như các nhân tố có thể ảnh hưởng như: biến đổi địa chính trị, sự thay đổi của môi trường tự nhiên và tình hình dịch bệnh.

Ban Giám đốc Bảo tàng Hà Nội phải bố trí lực để vừa thực hiện các công việc chuyên môn, vừa phải lập kế hoạch cho công tác đào tạo và phục vụ khách tham quan khi mở cửa. Như đã phân tích về thực trạng nhân lực tại Bảo tàng Dân tộc học, vì không có chiến lược phòng bị trước đại dịch covid19 mà một nửa số cán bộ hợp đồng đã phải nghỉ việc, ảnh hưởng lớn tới hoạt động của Bảo tàng khi mất đi một lượng lớn cán bộ được đào tạo ở trình độ cao trong thời gian ngắn. Trên cơ sở phân tích ở trên, nhân lực Bảo tàng Hà Nội đã và đang đáp ứng được các yêu cầu công việc, tuy nhiên để vươn mình trở thành một bảo tàng mang tầm cỡ khu vực và trên thế giới đội ngũ cán bộ Bảo tàng cần có sự chuyển mình mạnh mẽ.

Giải pháp hoàn thiện quản lý nhân lực tại Bảo tàng Hà Nội

Thứ ba: nhân lực tại Bảo tàng là yếu tố sống còn để thực hiện các mục tiêu đề ra và là nhân tố quyết định sự phát triển bền vũng của Bảo tàng Hà Nội. Đặc biệt là phải được đào tạo trên phạm vi toàn cầu để có thể tiếp cận với các nền tri thức Bảo tàng học mang tầm cỡ thế giới. Sau quá trình rà soát, quy hoạch hàng năm, Bảo tàng Hà Nội phải xây dựng kế hoạch cụ thể bổ nhiệm các vị trí lãnh đạo, quản lý các cấp.

Chỉ khi xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý đủ về mặt số lượng và đáp ứng các yêu cầu về chuyên môn, về đạo đức nghề nghiệp và có bản lĩnh chính trị vững vàng thì Bảo tàng Hà Nội mới có thể phát triển nhanh, mạnh và bền vững. Để hoàn thiện công tác đãi ngộ Bảo tàng cần thực hiện tốt công tác xây dựng Đề án khai thác tài sản công tại Bảo tàng Hà Nội và hoàn thiện quy trình bán vé tham quan tại Bảo tàng. Từ kinh phí thu được từ các hoạt động trên, Bảo tàng sẽ xây dựng được quy chế chi tiêu nội bộ để từ đó cải thiện mức sống của nhân lực.

Để hoàn thiện công tác này Bảo tàng cần xây dựng thành công định mức kinh tế kỹ thuật gắn với từng vị trí việc làm và từng nội dung công việc để từ đó có sự đánh giá mang tính định lượng và từ đó có cơ sở khoa học để đánh giá năng lực của nhân lực. Để hoàn thiện công tác đào tạo này, Bước đầu tiên là Bảo tàng Hà Nội xây dựng Kế hoạch hợp đào tạo chuyên môn với Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Hoa Kỳ và từ đó tiếp tục hoàn thiện các hợp tác quốc tế với các tổ chức văn hóa lớn trên toàn thế giới. Phối hợp với các Bảo tàng và các cơ quan văn hóa để xây dựng các chương trình đào tạo chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng nhân lực.