Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với kinh doanh dược phẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2030

MỤC LỤC

Mục tiêu của đề án Mục tiêu tổng quát

Đề án hướng tới mục tiêu tổng quát là đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN đối với kinh doanh dược phẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2030. - Tham khảo kinh nghiệm quản lý của một số địa phương trong và ngoài nước để rút ra bài học thực tiễn cho thành phố Hà Nội về QLNN đối với kinh doanh dược phẩm trên địa bàn.

Quy trình và phương pháp nghiên cứu 1. Quy trình nghiên cứu

Phân tích thực trạng QLNN đối với kinh doanh dược phẩm và qua đó chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu, những hạn chế, tồn tại của công tác QLNN đối với kinh doanh dược phẩm nhằm đề xuất những giải pháp có tính khả quan để giải quyết, khắc phục những hạn chế, tồn tại. Tiến hành so sánh, đối chiếu số liệu kết quả thực hiện các nội dung QLNN đối với kinh doanh dược phẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn nghiên cứu (2021 - 2023) để từ đó rút ra những nhận xét, đánh giá tạo cơ sở cho các phương pháp phân tích, tổng hợp.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề án

Phương pháp phân tích so sánh được sử dụng trong quá trình phân tích, đánh giá thực trạng QLNN đối với kinh doanh dược phẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội qua các năm. Cụ thể, tác giả sử dụng các phương pháp xử lý số liệu như: công thức tính điểm trung bình, tính điểm %, hệ số tương quan…để đánh giá thực trạng QLNN đối với kinh doanh dược phẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Kết cấu đề án

Khái quát về kinh doanh dược phẩm

    Từ các quan điểm về dược phẩm và kinh doanh nêu trên, tác giả đề án rút ra khái niệm kinh doanh dược phẩm như sau: Kinh doanh dược phẩm là là một thuật ngữ để chỉ chung công việc kinh doanh của các thương nhân, doanh nghiệp đối với các sản phẩm chức năng sử dụng cho con người với mục đích phòng bệnh, chữa bệnh hoặc điều chỉnh chức năng sinh lý của cơ thể tùy theo nhu cầu của khách hàng với mục tiêu thỏa mãn các nhu cầu đó và thu về doanh thu, lợi nhuận. Điều kiện để kinh doanh hình thức này bắt buộc cơ sở kinh doanh phải có địa điểm, nhà xưởng sản xuất, phòng kiểm nghiệm, kho bảo quản dược phẩm, nguyên liệu làm dược phẩm, hệ thống phụ trợ, trang thiết bị, máy móc sản xuất, kiểm nghiệm, bảo quản dược phẩm, hệ thống quản lý chất lượng, tài liệu chuyên môn kỹ thuật và nhân sự đáp ứng thực hành tốt sản xuất dược phẩm, nguyên liệu làm dược phẩm;.

    Khái quát về quản lý nhà nước đối với kinh doanh dược phẩm 1. Khái niệm và mục tiêu quản lý nhà nước đối với kinh doanh dược phẩm

    Thứ nhất, góp phần xây dựng chính sách, đường lối hoạt động cho các chủ thể, đối tương tham gia kinh doanh dược phẩm phát triển hài hòa với mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước nói chung và địa phương nói riêng: Cơ quan quản lý sẽ ban hành và sử dụng các quy định, các biện pháp, cách thức, công cụ quy trình phù hợp với quy định của quốc tế và chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước đối với kinh doanh dược phẩm để các việc kinh doanh dược phẩm đảm bảo quy định, hoạt động hiệu quả, đóng góp vào việc đảm bảo sức khỏe cho cộng đồng, phát triển kinh tế xã hội và ngân sách địa phương. Hệ thống các quy hoạch, kế hoạch phát triển thị trường doanh kinh doanh dược phẩm là những tư tưởng chỉ đạo, các mục tiêu, chỉ tiêu, các mô hình, biện pháp ngắn hạn và dài hạn để định hướng cho sự phát triển của kinh doanh dược phẩm theo mục tiêu chung của phát triển kinh tế- xã hội, khuyến khích, trợ giúp phát triển hoạt động kinh doanh dược phẩm được công khai, minh bạch, giúp các đối tượng, cơ sở, doanh nghiệp kinh doanh dược phẩm phát huy hiệu quả năng lực của mình trong hoạt động đầu tư và phát triển kinh doanh.

    Kinh nghiệm của một số địa phương và bài học cho thành phố Hà Nội trong quản lý nhà nước đối với kinh doanh dược phẩm

    Thứ nhất, để tạo điều kiện cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp tham gia kinh doanh dược phẩm được tiếp cận các nguồn thông tin liên quan, UBND thành phố Đà Nẵng và các sở ngành đã kiện toàn, nâng cấp trang thông tin điện tử, cổng thông tin điện tử nhằm cung cấp thông tin cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp tham gia kinh doanh dược phẩm về các thủ tục hành chính trong việc cấp giấy phép đăng ký. Một là, cần học hỏi kinh nghiệm của thành phố Hồ chí Minh trongxây dựng các văn bản chính sách về kinh doanh dược phẩm, trong đó chính quyền thành phố Hà Nội cần ban hành các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành theo nguyên tắc tiếp cận hệ thống để xây dựng được môi trường đồng bộ, thuận lợi cho hoạt động kinh doanh dược phẩm phát triển, bảo đảm yêu cầu cạnh tranh bình đẳng, minh bạch, nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh quốc tế của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp tham gia kinh doanh dược phẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội.

    Khái quát về thành phố Hà Nội và tình hình kinh doanh dược phẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội

    - Văn hóa: Lĩnh vực văn hóa, thông tin trên địa bàn thành phố có chuyển biến và tiếp tục phát triển đa dạng hơn, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, làm tăng hiệu quả công tác giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục truyền thống, tuyên truyền phổ biến pháp luật góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân. Đối với cơ cấu loại hình kinh doanh dược phẩm có thể thấy: chiếm đa số trong các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp tham gia kinh doanh dược phẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội là cơ sở kinh doanh bán lẻ dược phẩm, đến năm 2023, số cơ sở kinh doanh bán lẻ dược phẩm trên địa bàn thành phố là2.646 cơ sở, chiếm 69,91 % tổng số cơ sở kinh doanh dược phẩm trên địa bàn.

    Bảng 2.1. Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế của thành phố Hà Nội  giai đoạn 2021-2023
    Bảng 2.1. Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế của thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2023

    Phân tích thực trạng quản lý nhà nước đối với kinh doanh dược phẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 - 2023

    Cho đến nay, cơ quan QLNN thành phố Hà Nội đã tích cực triển khai thực hiện tốt các quy định của Luật Thương mại năm 2005 (sửa đổi năm 2017), Luật Dược năm 2016, Luật Doanh nghiệp năm 2020; Luật Đầu năm 2020….và các quy định khác như Nghị định Số: 102/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện kinh doanh thuốc; Nghị định 65/2017/NĐ-CP chính sách đặc thù về giống, vốn và công nghệ trong phát triển nuôi trồng, khai thác dược liệu; Thông tư 32/2018/TT-BYT quy định việc đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu thuốc do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành; Thông tư 47/2018/TT-BYT quy định về việc áp dụng điều kiện về văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận và thực hành chuyên môn để cấp chứng chỉ hành nghề dược cổ truyền do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành; Các chương trình về kế hoạch phát triển thị trường kinh doanh dược phẩm của nhà nước như: Chương trình khuyến khích công, Chương trình xúc tiến thương mại, Chương trình hỗ trợ về bảo vệ quyền sở hữu trí. Căn cứ Thông tư 09/2010/TT-BYT hướng dẫn quản lý chất lượng thuốc và Thông tư 11/2018/TT- BYT quy định về chất lượng thuốc, Sở Y tế thành phố Hà Nội phống hợp với Chi cục TCĐLCL thuộc Sở Khoa học và Công Nghệ Hà Nội tiến hành kiểm tra, giám định tiêu chuẩn chất lượng dược phẩm được sản xuất, nhập khẩu và kinh doanh tại các cơ sở kinh doanh dược phẩm trên địa bàn nhằm mục tiêu bảo đảm chất lượng được trong sản xuất, nhập khẩu, lưu hành và sử dụng, bảo đảm tuân thủ các quy định tại Luật Dược, Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đối với chất lượng thuốc, phù hợp với thông lệ quốc tế, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế về dược, Bộ Y tế hướng dẫn việc quản lý chất lượng thuốc trong quá trình sản xuất, nhập khẩu, lưu hành và sử dụng tại Việt Nam.

    Bảng 2.4: Thực trạng văn bản QLNN đối với kinh doanh dược phẩm được ban  hành và áp dụng trên địa bàn thành phố Hà Nội
    Bảng 2.4: Thực trạng văn bản QLNN đối với kinh doanh dược phẩm được ban hành và áp dụng trên địa bàn thành phố Hà Nội

    Đánh giá công tác quản lý nhà nước đối với kinh doanh dược phẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội

    Nhìn chung, thông qua hoạt động thanh tra, giám sát đã kịp thời phát hiện những tồn tại sai phạm trong việc chấp hành pháp luật của bộ máy QLNN và các cơ sở kinh doanh dược phẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội chỉ ra các nguyên nhân dẫn đến các tồn tại sai phạm và đã chấn chỉnh, kiến nghị xử lý theo quy định của pháp luật, đối tượng thanh tra đã nhận thức sâu sắc về tồn tại sai phạm và nghiêm túc, tự giác khắc phục cơ bản những sai phạm ngay trong quá trình thanh tra. - Việc quản lý cấp giấy phép còn chưa chặt chẽ, công tác kiểm, giám sát các cơ sở kinh doanh dược phẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội nhằm rà soát lại điều kiện kinh doanh của các cơ sở kinh doanh dược phẩm trên địa bàn để tìm ra những cơ sở không đủ điều kiện kinh doanh dược, chưa được cấp phép kinh doanh dược, những cơ sở đã nghỉ hoạt động kinh doanh nhưng vẫn tiếp tục hoạt động kinh doanh trái với quy định còn chưa được tích cực triển khai.

    Bối cảnh, quan điểm và định hướng hoàn thiện quản lý nhà nước đối với kinh doanh dược phẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2030

    Một là, thành phố Hà Nội tiếp tục vận dụng sáng tạo các cơ chế, chính sách, pháp luật về kinh doanh dược phẩm do Trung ương ban hành; đồng thời, xây dựng hệ thống pháp lý ổn định, ban hành các văn bản pháp luật, chính sách mang tính định hướng phát triển cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp tham gia kinh doanh dược phẩm trờn địa bàn để xỏc định rừ khu vực sản phẩm bỏn lẻ, lĩnh vực ưu tiờn, các chính sách ưu đãi về vốn, tín dụng mà kinh doanh dược phẩm mình được áp dụng. Bốn là, về định hướng phân cấp trong quản lý, điều hành nhà nước đối với các hoạt động kinh doanh mặt hàng dược phẩm cần thực hiện phân cấp lớn hơn nữa cho các các quận huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội, không chỉ trong tổ chức thực hiện chính sách mà cả trong việc xây dựng chính sách đặc thù phù hợp với hoàn cảnh từng địa phương.

    Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với kinh doanh dược phẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội

    Để hoàn thiện ban hành các văn bản QLNN đối với kinh doanh dược phẩm, UBND thành phố Hà Nội cần căn cứ vào các quy định của Luật Thương mại sửa dổi bổ sung năm 2017, Luật dược năm 2016, Luật Doanh nghiệp năm 2020; Luật Đầu năm 2020….và các quy định khác như Nghị định Số: 102/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện kinh doanh thuốc; Nghị định 65/2017/NĐ-CP chính sách đặc thù về giống, vốn và công nghệ trong phát triển nuôi trồng, khai thác dược liệu; Thông tư 32/2018/TT-BYT quy định việc đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu thuốc; Thông tư 47/2018/TT-BYT quy định về việc áp dụng điều kiện về văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận và thực hành chuyên môn để cấp chứng chỉ hành nghề dược cổ truyền…để ban hành, sửa đổi, bổ sung các văn bản hướng dẩn cũng như quy định cụng tỏc QLNN đối với kinh doanh dược phẩm trờn địa bàn thành phố một cỏch rừ ràng và đổi mới phù hợp với yêu cầu thực tiễn trong hoạt động của cơ quan QLNN trên địa bàn hiện nay. Kiểm tra việc duy trì Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc (GPP) theo quy định của Bộ Y tế, chú trọng kiểm tra: cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân sự đáp ứng yêu cầu về phạm vi kinh doanh dược và đúng quy định của pháp luật; thực hiện việc sắp xếp, bảo quản thuốc đúng quy định, niêm yết giá và không được bán cao hơn giá niêm yết, thực hiện nghiêm các quy định về đơn thuốc và việc bán thuốc theo đơn, cập nhật việc mua bán thuốc trên phần mềm quản lý cơ sở bán lẻ thuốc và kết nối liên thông; Thực hiện kinh doanh đúng quy định được ghi trong giấy phép kinh doanh, không được đầu cơ găm hàng tăng giá….

    Một số kiến nghị 1 Kiến nghị với Quốc hội

    Bốn là, hoàn thiện tổ chức bộ máy thanh tra, kiểm tra: Trong đó, trước hết cần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, thanh tra, kiểm tra chuyên nghiệp phải thực sự yêu nghề, đảm bảo đủ về số lượng, đáp ứng được yêu cầu về chất lượng chính trị, pháp luật và nghiệp vụ, có chính sách đãi ngộ thỏa đáng và được trang bị đầy đủ phương tiện làm việc cần thiết. Thanh tra, kiểm tra phải dựa trên kế hoạch đã được duyệt, trừ trường hợp thanh tra đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật, cần nhìn nhận đúng đắn và thực hiện tốt hoạt động thanh tra, kiểm tra kinh doanh dược phẩm, thông qua đó hướng dẫn, giúp đỡ các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp tham gia kinh doanh dược phẩm chấp hành đúng pháp luật của nhà nước, tạo điều kiện cho kinh doanh dược phẩm phát triển theo hướng nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của kinh doanh dược phẩm.