MỤC LỤC
Nhấn mạnh sự phát triển của du lịch nông thôn hiện nay và vai trò hết sức quan trọng của người dân địa phương trong quá trình phát triển du lịch nông thôn. Thực tiễn đề tài sự tham gia của người dân địa phương đối với du lịch nông thôn tại tỉnh Ninh Thuận, bổ sung cơ sở thực tiễn về du lịch nông thôn tại Ninh Thuận dựa vào đó đánh giá được nhận thức, các hoạt động mà người dân địa phương tham gia.
Thừa hưởng kết quả này, nghiên cứu “Đánh giá vai trò trung gian của nhận thức của người dân đối với phát triển du lịch” của tác giả Gannon, Rasoolimanesh và Taheri (2020) cho thấy nhận thức của người dân về tác động của du lịch đóng vai trò trung gian quan trọng trong việc hình thành mối quan hệ giữa sự tham gia của cộng đồng, sự gắn bó của cộng đồng, quan điểm về môi trường, lợi ích kinh tế khi hỗ trợ phát triển du lịch. Kế thừa sự liên quan của loại hình du lịch nông thôn và du lịch cộng đồng từ nghiên cứu của Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự (2012), tác giả Ngô Thị Huyền Trang (2018) với nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân trong phát triển du lịch nông thôn” đã dựa trên kết quả nghiên cứu và mô hình nghiên cứu, song với bối cảnh nghiên cứu khác biệt, kết quả nghiên cứu đưa ra 4 nhân tố lợi ích, rào cản, quan điểm, chính sách có mối tương quan đến dự định tham gia của người dân trong du lịch nông thôn một cách khái quát nhất.
Nghiên cứu tiến hành khảo sát người dân địa phương có độ tuổi từ 40 đến hơn 60 tuổi, khiến họ có cảm nhận về lợi ích ít hơn, khó chịu hơn và có nhận thức tiêu cực hơn. Do vậy, trong nghiên cứu này, tác giả tiến hành khảo sát về nhận thức các giá trị tài nguyên du lịch, các nhận thức về du lịch nông thôn đồng thời chọn mẫu mang tính đại diện cao, từ các thế hệ nông dân mới theo nghiên cứu của Li và cộng sự (2020) đến những người dân đã tham gia du lịch nông thôn.
Theo thông tin từ trang web Hà Nội Mới (n.d), Việt Nam có khoảng 80% diện tích đất nông nghiệp và địa bàn nông thôn, hơn 55% dân số sống ở nông thôn, Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 5-5- 2022 của Bộ Chính trị, được Quốc hội thông qua đều nhấn mạnh nội dung xây dựng nông thôn hiện đại, nông dân văn minh; giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa nông thôn, văn hóa lúa nước… Theo Báo Kinh tế nông thôn (2018), gắn kết nông thôn và du lịch là cơ hội để vùng nông thôn tại Việt Nam có nhiều bước tiến mới, mang tính liên ngành liên vùng bởi vì tổng diện tích đất nông nghiệp là 27.289.454 ha, tuy vậy nông nghiệp mang lại nguồn thu nhập rất thấp; hầu hết người dân không có đủ việc làm và không có thu nhập ổn định khiến cho nông nghiệp tại nông thôn không có tính cạnh tranh với các nước Đông Nam Á khác. Kế thừa sự liên quan của loại hình du lịch nông thôn và du lịch cộng đồng từ nghiên cứu của Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự, tác giả Ngô Thị Huyền Trang (2018) với nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân trong phát triển du lịch nông thôn” đã dựa trên kết quả nghiên cứu và mô hình nghiên cứu, song với bối cảnh nghiên cứu khác biệt, kết quả nghiên cứu đưa ra 4 nhân tố lợi ích, rào cản, quan điểm, chính sách có mối tương quan đến dự định tham gia của người dân trong du lịch nông thôn một cách khái quát nhất: Nhân tố lợi ích có được từ việc tham gia vào hoạt động phát triển du lịch cho thấy người dân nhận thức được lợi ích lớn nhất khi tham gia hoạt động du lịch chính là tăng thêm tinh thần, ý thức và gắn kết cộng đồng địa phương trong quá trình tham gia vào phát triển du lịch nông thôn trên địa bàn cũng như là các hoạt động có liên quan đến du lịch tại địa phương.
Ngoài ra, họ có thể tham gia vào quá trình kinh doanh qua các hoạt động cung cấp các dịch vụ du lịch có sẵn tại địa phương, cộng tác với công ty lữ hành hay thậm chí là quảng bá bằng việc thiết kế các điểm tham quan, tuyến tham quan tại địa phương (Nguyễn Thị Lý và Nguyễn Thị Việt Hưng, 2022). Người dân có thể lựa chọn các hình thức tham gia phù hợp với điều kiện và khả năng của bản thân nhằm đóng góp vào quá trình phát triển du lịch nông thôn tại địa phương.
Cánh đồng Rong biển Ninh Thuận, Hòn Đá Chêm; Khu sinh thái Muồng Hoa Đào; Cánh đồng Quạt gió, Chùa Phổ Đà Sơn, Làng nghề Gốm Bàu Trúc; Nam Hoa viên; Trề Farm; Nông trại Sinh thái Thiên Sa; Trang trại Viễn Dương E-Farm; Vườn nho Ba Mọi; Vườn nho Hoàng Yến; Khu du lịch sinh thái Đầm Sen Saraphat; Đập Tân Giang. Số lượng chuyên gia được khảo sát bao gồm: ông Hoàng Ngọc Huy – Giám đốc Bảo tàng Lâm Đồng; ông Bùi Tấn Phát – Phó trưởng phòng Hành chính Tổng hợp – Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Ninh Thuận; ông Nguyễn Đức Tùng – Hợp tác xã Nho Thái An; bà Trần Ái Như – Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Dịch vụ Ba Mọi; bà Nguyễn Thị Diễm Hồng – Hộ Kinh doanh Thanh Thủy.
Cấu trúc của bảng câu hỏi dành cho đối tượng là chủ cơ sở kinh doanh du lịch nông thôn gồm 2 phần: phần 1 bao gồm 4 câu hỏi về thông tin cá nhân của đáp viên; phần 2 bao gồm 6 câu hỏi về sự tham gia của người dân địa phương đối với cơ sở kinh doanh du lịch nông thôn.
BẢNG CÂU HỎI DÙNG PHỎNG VẤN NHANH (dành cho chủ cơ sở kinh doanh du lịch nông thôn).
Cho đến nay, phương pháp định tính đã được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu và được chứng minh là phương pháp thu thập dữ liệu có độ tin cậy cao (Nguyễn Thị Thanh Ngân, 2021). Xử lý dữ liệu: Hầu hết các cuộc phỏng vấn được người dân trả lời trực tiếp trên phiếu giấy vì lý do tế nhị, một số cuộc phỏng vấn được ghi âm cẩn thận phục vụ cho công tác tổng hợp và phân tích dữ liệu.
Trước tiên, qua tổng quan các nghiên cứu, tham khảo các mô hình nghiên cứu của các nhà nghiên cứu ở khía cạnh liên quan, sự đóng góp ý kiến của các chuyên gia có chuyên môn du lịch, chủ cơ sở kinh doanh du lịch nông thôn, phỏng vấn nhanh người dân tham gia vào hoạt động du lịch nông thôn và quá trình thử nghiệm mức độ hiểu thang đo. Tác giả đề xuất mô hình các nhân tố nhận thức và sự tham gia của người dân trong hoạt động du lịch nông thôn tại Ninh Thuận gồm 04 nhân tố: “Nhận thức về giá trị tài nguyên”, “Nhận thức về du lịch nông thôn”, “Các hình thức tham gia hoạt động du lịch nông thôn”, “Các dịch vụ cung cấp”.
Các thang đo để phân tích các nhân tố là các thang đo đã được sử dụng trong nghiên cứu của các tác giả Li và cộng sự (2020), Anwar và Sohail (2004) được dịch sang tiếng Việt và điều chỉnh lại cho phù hợp với bối cảnh nghiên cứu. Thang đo Likert với 5 mức độ từ (1) Rất không đồng ý đến (5) Rất đồng ý được sử dụng trong nghiên cứu này.
Sau khi tiến hành điều chỉnh từ ngữ, các khía cạnh trong từng nhân tố của mô hình. 6 Phát triển du lịch làm xuất hiện xung đột giữa khách du lịch và người dân NTNT.
5 Hoạt động du lịch phát triển khiến giá cả hàng hóa và dịch vụ tăng. 8 Khách du lịch đến làm gia tăng sức ép phá hủy cảnh quan thiên nhiên.
Dựa vào các phiếu khảo sát, có thể là sáng tỏ được các vấn đề: (1) Nhận thức của người dân về hoạt động du lịch nông thôn, lợi ích và những ảnh hưởng mà du lịch nông thôn mang lại mà người dân nhận thức được; (2) Sự tham gia du lịch nông thôn dựa trên những hình thức tham gia khác nhau của người dân địa phương. Mục đích nhằm kiểm tra mối tương quan tuyến tính chặt chẽ giữa biến phụ thuộc với các biến độc lập và sớm nhận diện vấn đề đa cộng tuyến khi các biến độc lập cũng có tương quan mạnh với nhau.
Nhiều loại cây trồng và vật nuôi mang tính đặc trưng, không thể không kể đến là nho, táo, măng tây, dê, cừu… Ninh Thuận là một tỉnh khô hạn, để chủ động hơn trong phát triển nông nghiệp, hạn chế một phần khó khăn do hạn hán gây nên, tỉnh đã xây dựng nhiều hồ, đập chứa nước vào mùa mưa, ngoài chức năng điều tiết nước, đây còn là những điểm du lịch sinh thái như hồ Sông Sắc tại huyện Bác Ái, hồ Tân Giang và hồ sông Biêu tại huyện Thuận Nam. Ông Huỳnh Thanh Sơn, một người dân tại huyện Ninh Hải đã chia sẻ: “Tỉnh có rất nhiều địa điểm nổi tiếng chẳng hạn khu di tích, làng gốm Bàu Trúc, làng dệt Mỹ Nghiệp, giao thông thuận tiện, hàng quán đa dạng.” Dựa vào những ý kiến thu thập được từ người dân qua quá trình phỏng vấn, với tỷ lệ 15/25 người dân có mong muốn rằng trong tương lai có thể kinh doanh những trang trại chuyên nghiệp hơn cho khách tham quan và mong muốn học hỏi công nghệ để tiếp cận dễ dàng với khách hàng: “Theo tôi nghĩ nhịp độ phát triển du lịch rất nhanh gắn với chuyển đổi số, nhưng khả năng nắm bắt công nghệ của địa phương tôi không theo kịp địa phương khác, vì vậy tôi muốn được trang bị nhiều kiến thức và kinh nghiệm, đưa du lịch nông thôn quảng cáo đến nhiều người” (Nam, 47 tuổi, giáo viên – chủ trang trại nho tại Thái An, huyện Ninh Hải).