Đánh giá tác động môi trường của dự án đầu tư

MỤC LỤC

Mụ tả rừ cỏc đối tượng tự nhiờn, KT-XH và cỏc đối tượng khỏc cú khả năng bị tác động bởi dự án

Trong khu vực Dự án đã có đường giao thông phủ nhựa gồm:đường ranh giới phía Nam N11, đường ranh giới phía Bắc đi Khu Công nghiệp Đồng Nơ. Khu vực dự án nằm giáp với khu dân cư hai bên đường N11 (đường dẫn từ quốc lộ 13 vào trung tâm của Khu Công nghiệp Minh Hưng III), Nhà máy chế biến gỗ Thuận An, cách Khu Công nghiệp Minh Hưng – Hàn Quốc khoảng 500m, cách ngã 4 Chơn Thành 7,5km và cách Khu Hành chính trung tâm huyện Chơn Thành khoảng 7km.

Hình 1.2. Sơ đồ vị trí dự án và các đối tượng tự nhiên
Hình 1.2. Sơ đồ vị trí dự án và các đối tượng tự nhiên

Quy mô

+ Dịch vụ lưu trú & ăn uống bao gồm: Dịch vụ lưu trú ngắn ngày, Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động, cung cấp dịch vụ ăn uống theo hợp đồng không thường xuyên và dịch vụ ăn uống khác, cung cấp dịch vụ ăn uống theo hợp đồng không thường xuyên với khách hàng (phục vụ tiệc, hội họp, đám cưới..). + Ngoài ra, các nghành tái chế giấy từ giấy phế liệu, sản xuất nhiên liệu thay thế dầu DO, FO và ngành sản xuất cao su, tái chế lốp cao su cũ chỉ được bố trí ở giai đoạn 1, không bố trí được ở giai đoạn 2. Chi tiết: Sản xuất giêlatin vàn dẫn suất giêlatin, keo hồ và các chất đã được pha chế, bao gồm keo cao su; Sản xuất keo dán gỗ, keo dán công nghiệp, keo melamine, keo UF, keo phenol- Formaldehit; Sản suất kinh doanh lĩnh vực hóa chất công nghiệp.

Loại hình Dự án: Dự án “Đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp Minh Hưng III - Cao su Bình Long” diện tích 293,872 ha (Hạng mục: Bổ sung nghành nghề và nâng công suất hệ thống xử lý nước thải) là loại Dự án điều chỉnh nâng công suất hệ thống xử lý nước thải tập trung và điều chỉnh ngành nghề của KCN Minh Hưng III.

TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ 2.1. Tác động môi trường trong giai đoạn triển khai xây dựng dự án

Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải 1. Tác động do tiếng ồn và rung

Loại ô nhiễm này có tác động đáng kể trong giai đoạn các phương tiện máy móc sử dụng nhiều, đồng bộ, hoạt động liên tục. − Tăng mật độ phương tiện tham gia giao thông trên các tuyến đường (gần vị trí thi công công trình). Việc lây lan bệnh dịch từ công nhân xây dựng cho người dân địa phương và ngược lại trong điều kiện thiếu vệ sinh và thường xuyên tiếp xúc hàng ngày có khả năng xảy ra.

Tác động này được đánh giá là nhỏ vì tại xã có trạm y tế; hơn nữa, công nhân xây dựng được đào tạo kiến thức về phòng ngừa bệnh truyền nhiễm.

Tác động môi trường trong giai đoạn dự án đi vào vận hành

    − Tưới nước công trường xây dựng và các khu vực có khả năng phát sinh nhiều bụi (đường xá, khu tập kết nguyên vật liệu,..). Giảm thiểu tác động do nước thải sinh hoạt. Nước thải sinh ra từ khu vực lán trại của công nhân trên công trường. Với số lượng khoảng 50 cán bộ công nhân tham gia xây dựng, lượng nước thải sinh hoạt phát sinh khoảng 3 m3/ngày. Do tính chất đặc trưng của nước thải sinh hoạt khác với nước thải thi công nên Chủ đầu tư sẽ bố trí biện pháp giảm thiểu tác động nguồn thải này như sau:. − Trang bị 01 nhà vệ sinh di động cho công nhân sử dụng và định kỳ thuê đơn vị chức năng đến bơm hút, vận chuyển xử lý theo quy định hoặc yêu cầu nhà thầu có thể thuê nhà dân tại địa phương cho công nhân sử dụng, để hạn chế nước thải ra môi trường. − Trong quá trình thi công, nhà vệ sinh sẽ được luân chuyển tại các vị trí trong khu vực Dự án để thuận tiện cho quá trình sinh hoạt của CBCNV thi công. − Công nhân làm việc tại công trường 1 phần là người lao động địa phương, sẽ không ở lại tại công trường; Tại công trường chỉ có 1 lượng nhỏ cán bộ kỹ thuật, sinh hoạt tại các phòng làm việc tại công trường. − Chất thải từ nhà vệ sinh di động: Nước thải từ các nhà vệ sinh này được đấu nối vào hệ thống thoát nước thải hiện hữu của KCN, dẫn về xử lý tại các trạm XLNTTT hiện hữu. Giảm thiểu tác động từ chất thải rắn 1). Các loại rác thải nào có thể tái sử dụng sẽ được thu gom riêng để sử dụng vào mục đích khác, loại rác thải nào không thể sử dụng lại thì thu gom tập trung, lưu chứa đảm bảo vệ sinh môi trường (không để gió cuốn bay hoặc nước mưa thấm vào làm phát sinh nước thải) và hợp đồng chuyển đến nơi xử lý đúng quy định. − Riêng đối với các sự cố, việc sửa chữa nhỏ cần thiết phải thực hiện ngay tại khu vực Dự án, dầu mỡ thải và giẻ lau dính dầu phát sinh phải được thu gom triệt để, lưu chứa trong các thùng phuy có nắp đậy, dán nhãn nhận biết được lưu chứa đảm bảo trong khu vực kho chứa có mái che (khu vực kho chứa vật tư); Khi xảy ra sự cố rò rỉ hoặc bị đổ dầu thải ra đất thì phần mặt nền đất có dính dầu thải sẽ được bốc và xử lý như CTNH.

    Yêu cầu đơn vị thi công thực hiện nghiêm túc các biện pháp giảm thiểu về khí thải, nước thải, chất thải rắn,… Bên cạnh đó, Chủ dự án sẽ giám sát nhà thầu về biện pháp thi công, công tác BVMT, quản lý công nhân, không để công nhân vào nhà dân trộm cắp, gây rối trật tự.

    Bảng 2.2. Tóm lược nguồn và phạm vi tác động trong giai đoạn vận hành KCN
    Bảng 2.2. Tóm lược nguồn và phạm vi tác động trong giai đoạn vận hành KCN

    Các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn dự án đi vào vận hành

    Thông báo công khai số điện thoại của chỉ huy trưởng công trường và đại diện chủ dự án để trường hợp có ý kiến phản hồi của cộng đồng dân cư về các vấn đề môi trường, vấn đề xã hội, ATGT, ANTT,… thì người dân liên hệ để phối hợp giải quyết. Thực hiện việc kiểm tra, giám sát các nguồn thải khí, các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm khí thải, bụi, tiếng ồn của các nhà máy, xí nghiệp trong KCN trong phạm vi chức năng và quyền hạn của BQL KCN theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam. Các nhà đầu tư thứ cấp có trách nhiệm thực hiện đúng và đầy đủ các giải pháp bảo vệ môi trường, xử lý ô nhiễm môi trường đạt quy chuẩn theo các phương án đã đề xuất trong hồ sơ môi trường của từng doanh nghiệp sau khi đã được các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, xác nhận.

    − Khí thải từ các nhà máy, xí nghiệp sẽ được xử lý thông qua các thiết bị xử lý khí thải đạt tiêu chuẩn môi trường trước khi thải vào không khí, trong đó đặc biệt quan tâm đến việc xử lý bụi, NOx, SO2 trong khí thải dây chuyền sản xuất, lò hơi, lò sấy, nhằm bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng môi trường không khí xung quanh và môi trường lao động.

    QCVN 20:2009/BTNMT

    Công nghệ hóa lý được thiết kế nhằm giảm tối đa sự biến động về chất lượng nước thải trước khi vào công đoạn xử lý sinh học, với công nghệ này, trong trường hợp nước thải vượt tiêu chuẩn loại B (QCVN 40:2011/BTNMT) 1,5 lần, hệ thống vẫn hoạt động tốt, nước thải đầu ra đạt yêu cầu về chất lượng. Khu vực này được trang bị Thiết bị phòng cháy chữa cháy theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền về phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật về phòng cháy chữa cháy, và có Vật liệu hấp thụ (như cát khô hoặc mùn cưa) và xẻng để sử dụng trong trường hợp rò rỉ, rơi vãi, đổ tràn CTNH ở thể lỏng. + Chất thải nguy hại: Hầu hết các nhà máy trong KCN đều phát sinh chất thải nguy hại, do đó chủ đầu tư KCN nhắc nhở doanh nghiệp cam kết thu gom, quản lý và xử lý CTNH tuân thủ theo Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại.

    Để phòng ngừa và giảm thiểu tác động tiêu cực do nhu cầu sử dụng nhiều lao động của các Nhà máy trong KCN, các Doanh nghiệp phải phối hợp chặt chẽ với Chủ đầu tư, UBND xã Minh Hưng, UBND huyện Chơn Thành và các cơ quan liên quan để thực hiện các biện pháp quản lý lao động.

    Sơ đồ phương án thoát nước và xử lý nước thải đối với các Doanh nghiệp:
    Sơ đồ phương án thoát nước và xử lý nước thải đối với các Doanh nghiệp:

    TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 4.1. Chương trình quản lý môi trường

    Giai đoạn vận hành

    − Tần suất giám sát: Liên tục (bao gồm thiết bị quan trắc tự động, liên tục và thiết bị lấy mẫu tự động), cú camera theo dừi, truyền số liệu trực tiếp cho Sở Tài nguyờn và Mụi trường Bình Phước theo quy định tại Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường. − Kiểm tra, giám sát việc thu gom và phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại các nhà máy, xí nghiệp trong KCN Minh Hưng III với tần suất giám sát là 01 lần/tháng. − Kiểm tra, giám sát việc thu gom và phân loại chất thải rắn công nghiệp không nguy hại tại các nhà máy, xí nghiệp trong KCN Minh Hưng III với tần suất giám sát là 01 lần/tháng.

    − Kiểm tra, giám sát việc thu gom và phân loại chất thải nguy hại tại các nhà máy, xí nghiệp trong KCN Minh Hưng III với tần suất giám sát là 01 lần/tháng.