Nguyên lí hoạt động của động cơ I6 trên xe BMW X5 (2013)

MỤC LỤC

Tìm hiểu nguyên lí hoạt động và quy trình bảo dưỡng động cơ I6 .1 Giới thiệu động cơ I6

Động cơ I6 có 2 loại dùng xăng và diesel nhưng trong quá trình thực tập em được tiếp cận với loại động cơ I6 dùng xăng cụ thể là trên chiếc BMW X5 (2013) nên em xin được trình bày loại này. Với phiên bản I6 xăng sử dụng động cơ xăng 6 xi-lanh có dung tích 3.0L và công nghệ BMW TwinPower Turbo, kết hợp hệ thống phun nhiên liệu trực tiếp và turbo nạp. Điều này cung cấp một sự kết hợp tốt giữa hiệu suất và tiết kiệm nhiên liệu, tạo ra một trải nghiệm lái mạnh mẽ và đáng tin cậy.

Nguyên lí hoạt động

Hỗn hợp nhiên liệu và không khí bị nén bởi piston trong xi-lanh và sau đó bị châm lửa bởi bước nhảy điện từ hệ thống đánh lửa.  Sự hỗn hợp bên trong buồng đốt: Động cơ I6 sử dụng hệ thống phun nhiên liệu để phun nhiên liệu vào buồng đốt, kết hợp với không khí được hút vào xi- lanh thông qua van hút. Hỗn hợp nhiên liệu-không khí này được cân chỉnh và kiểm soát bởi hệ thống phun nhiên liệu và hệ thống van, để đảm bảo tỷ lệ chính xác và phù hợp để cháy trong buồng đốt.

 Điều chỉnh tốc độ động cơ chỉ bằng chất lượng hỗn hợp: Tốc độ động cơ I6 có thể được điều chỉnh bằng cách thay đổi chất lượng hỗn hợp nhiên liệu-không khí. Điều này thường được thực hiện thông qua hệ thống điều khiển động cơ, dựa trên thông tin từ các cảm biến và mô-đun điều khiển, để điều chỉnh lượng nhiên liệu được phun và tỷ lệ không khí trong hỗn hợp.  Tỉ lệ không khí: Tỉ lệ không khí trong hỗn hợp nhiên liệu-không khí được kiểm soát và điều chỉnh để đảm bảo hoạt động hiệu quả của động cơ.

Các công nghệ như hệ thống phun nhiên liệu trực tiếp, điều khiển động cơ thông minh và hệ thống giảm ma sát được áp dụng để tăng cường hiệu quả nhiên liệu và giảm tiêu thụ nhiên liệu. Van hút mở để cho phép hỗn hợp nhiên liệu và không khí từ hệ thống nạp (như hệ thống xả, van điều khiển nạp, hoặc hệ thống phun nhiên liệu) tràn vào buồng đốt. Cháy: Khi piston đạt đến vị trí đỉnh, hệ thống đánh lửa (hệ thống điện) tạo ra ngọn lửa để châm ngọn lửa trong buồng đốt.

Làm việc: Sau giai đoạn cháy, piston di chuyển từ vị trí đỉnh xuống vị trí đáy, tạo ra công suất và mô-men xoắn để đẩy xe hoặc thực hiện công việc cần thiết. Trong xi lanh 2 và xi lanh 5, pit tông chuyển động hết 2/3 hành trình lên ĐCT sau đó chuyển động 1/3 hành trình đi xuống ĐCD. Khi trục khuỷu quay hết nửa vòng quay thứ tư, thì tất cả các xi lanh đều hoàn thành một chu trình công tác của động cơ.

Tóm lại, trong trường hợp này, các xi lanh làm việc kế tiếp nhau với góc lệch công tác là 120° hay 2/3 vòng quay của trục khuỷu. Do đó, các hành trình của pit tông không bắt đầu và kết thúc cùng một lúc mà các hành trình sinh công hoặc nổ trùng nhau một góc là 60°. Nghĩa là: khi trục khuỷu quay, xi lanh 1 sinh công chưa xong, trục khuỷu còn phải quay 60° nữa mới xong hành trình sinh công thì xi lanh 5 đã bắt đầu sinh công, nghĩa là chậm hơn xi lanh 1 là 120°, xi lanh 5 sinh công chưa xong thì xi lanh 3 đã sinh công v.v… Do đó, trục khuỷu của động cơ sáu xi lanh quay đều hơn động cơ bốn xi lanh.

Sơ đồ trục khuỷu
Sơ đồ trục khuỷu

Quy trình bảo dưỡng động cơ

Bảo dưỡng cấp 4

- Thay thế dầu phanh: Dầu phanh bị bỏ qua đến nỗi, khoảng một nửa số xe hơi và xe tải trên chưa bao giờ thay dầu phanh. Dầu phanh bị ẩm, chứa nhiều nước có thể dễ dàng sôi ở nhiệt độ cao trong hệ thống phanh, điều này rất nguy hiểm. Trong điều kiện lái xe bình thường, phanh có thể đạt từ 38°C đến 93°C và việc phanh sẽ làm mức nhiệt này vượt quá 204°C là điều hoàn toàn bình thường.

Càng chờ đợi lâu để thay dầu phanh, dầu càng hấp thụ nhiều nước, làm tăng lượng hơi nước và giảm áp suất trong hệ thống. Khi lượng hơi nước nhiều sẽ làm hệ thống phanh không tạo đủ áp suất để đẩy các pít tông con. - Thay thế lọc nhiên liệu: chức năng bảo vệ loại bỏ những cặn bẩn trước khi nhiên liệu được cấp tới kim phun hoặc bộ chế hòa khí của động cơ.

Bên cạnh đó góp phần kéo dài tuổi thọ cho hệ thống nhiên liệu và động cơ. - Thay nước làm mát động cơ: Nước làm mát ô tô là một trong những bộ phận giúp cho chiếc xe ô tô của bạn hoạt động một cách ổn định và bền bỉ. Để đảm bảo cho hệ thống giải nhiệt của xe hoạt động bình thường thì nước làm mát phải được thay 6 tháng một lần ( nếu trong vùng lạnh) và 1 năm một lần ( trong vùng không quá lạnh).

Tuy nhiên, trong những chuyến đi dài bạn cũng nên kiểm tra két nước để kịp thời thay thế cho chuyến đi của bạn được an toàn. - Thay dầu trợ lực lái: Nếu hệ thống phát ra tiếng ồn lạ, vô lăng nặng và khó xoay, trả lái chậm, vô lăng bất chợt giật hay rung nhẹ, rò rỉ dầu trợ lực lái,…thì nên kiểm tra kĩ và thay dầu trợ lực lái.