MỤC LỤC
Những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến SDD trẻ em là: Chế độ ăn của trẻ không đũ về số lượng và không đảm bảo về chất lượng; Cha mẹ và những người nuôi dưỡng trẻ thiếu kiến thức nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ; Chế độ chăm sóc bà mẹ trong thời gian mang thai, chế độ chăm sóc trẻ em, phòng và chữa bệnh chưa tốt [2], Theo nghiên cứu tại Việt Nam của Từ Giấy, Hà Huy Khôi và cs của Viện Dinh dưỡng cho thấy nguyên nhân gây SDD trẻ em dưới 5 tuổi là 3 nguyên nhân tác động riêng rẽ hoặc phối hợp đó là do thiếu ăn, do bệnh tật và do bà mẹ thiếu hiểu biết cần thiết để chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ. Theo đánh giá của Viện Dinh dưỡng năm 2002 thì tỷ lệ trẻ ăn bổ sung trước 4 tháng tuổi thấp chỉ có 23,7%, hiểu biết đúng của bà mẹ về thời gian ăn bổ sung thấp nên tỷ lệ cho trẻ BMHT trong 4 tháng đầu là 29,2%, trong 6 tháng đầu chỉ có 3,5% [38], Cùng với việc thiếu kiến thức về nuôi dưỡng của các bà mẹ gây ảnh hưởng đến tình trạng SDD thì khẩu phàn ăn không cân đối về chất và lượng cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến SDD của trẻ em [2].
Phỏng vấn bà mẹ: Các điều tra viên phỏng vẩn trực tiếp các bà mẹ tại các hộ gia đình bằng bộ câu hỏi có cấu trúc để thu thập các thông tin cá nhân, đặc điểm hộ gia đình, đánh giá kiến thức, thực hành chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ. Chọn văn bản kế hoạch, báo cáo và sổ sách ghi chép về hoạt động PCSDDTE dưới 5 tuổi từ năm 2008-2010 của TTYT huyện Gia Lâm, UBND xã Dương Quang, trạm y tế xã Dương Quang để lấy thông tin về kế hoạch triển khai, kết quả thực hiện một số hoạt động về truyền thông, tập huấn, giám sát.
Nhưng trên thực tế chỉ có cân, đo vào ngày VCDD 1/6 là đạt tỷ lệ cao vì “do thôn hô trợ, tất cả trẻ đến cân đo đều có quà bảnh kẹo ” còn “cân trẻ hàng tháng và hàng quỷ vĩ không có gì cho trẻ vào ngày cân nên bà mẹ không mang con ra do vậy khó hoàn thành chỉ tiêu ” (PVS CBCTDD xã). Khi phỏng vấn cán bộ y tể trạm cho biết các bà mẹ sinh tại trạm đều được nhắc nhở cho con bú sớm và bú hoàn toàn, nhưng khi phỏng vấn bà mẹ thì trẻ vẫn bú sữa ngoài trước khi cho trẻ bú lần đẩu tiên, hoặc là sau 4 giờ đầu mới cho bú và đa số nói rằng không được nhân viên y tê tư vân. Lý do chính để các bà mẹ không kéo dài thời gian cho con bú hoàn toàn đến 6 tháng là do đa số bà mẹ phải đi làm hoặc không đủ sữa nên cho trẻ ăn bổ sung sớm từ tháng thứ 3 hoặc thứ 4, họ biết là vắt sữa để lại cho trẻ ăn thay sữa ngoài trong vài giờ nhưng không làm “cũng có người bảo em là vẳt sữa để được 2-3 giờ ở nhà cho cháu uổng khi đi làm nhưng sợ nó đau bụng”.
Khi TLN bà mẹ thấy rằng một số bà mẹ đã biết tận dụng thực phẩm địa phương cho con họ “em thường mua tôm, cua, trai, hến đổi bữa cho cháu thay thịt nó cũng de ăn hơn ” (Bà mẹ Quang Trung con không SDD), trái lại số bà mẹ khác chưa biết tận dụng nguồn thực phẩm sẵn có “em nghĩ là phải cho ăn các loại thịt mới cung cấp đủ chất đạm, còn cua, ổc, trai chỉ có can xi thôi làm lách cách mà ăn chả mẩy” (bà mẹ Tự Môn con SDD). Một số bà mẹ đó biết giỏ trị của biểu đồ phỏt triển để theo dừi SDD “tăng cõn là tot, căn đứng yờn là đe dọa hay giảm cõn là nguy hiểm ” nhưng khụng biết theo dừi và sử dụng nó như thể nào “các chị phát cho thì giữ đến thảng sau, chứ em có biết chấm nó như thế nào đâu” (TLN bà mẹ Quang Trung con không SDD). Khi hỏi về nguồn thu nhận các thông tin dinh dưỡng thì các bà mẹ đưa ra ý kiến là thiếu thời gian nên không được tiếp cận với các kênh truyền thông như “trên đài ti vi phát nhiều thông tin thường xuyên cũng chẳng nghe được còn nói gì đến việc ngồi cả mẩy tiếng ở một địa điểm để nghe ” (TLN bà mẹ Tự Môn con SDD).
Bất cập nữa là việc phân bổ kinh phí chưa sát, mặc dù kinh phí ít không đủ cho các hoạt động triển khai nhưng cuối năm vẫn dư kinh phí và “còn thừa tiền thì TTYT chuyển sang mua sữa PHDD cho trẻ ” (PVS CBCTDD xã), về kinh phí đóng góp của xã, vì Dương Quang là xã nghèo nên ngân sách đóng góp cho triển khai hoạt động rất ít và từ đầu năm không lập kể hoạch kinh phí vào kế hoạch chi tiêu của xã, do vậy khi triển khai hoạt động không chủ động “có kể hoạch hoạt động nhưng còn chờ xã duyệt ngân sách nên thường bị muộn. Trước hết TTYT huyện nên hỗ trợ kinh phí kịp thời, xã nên đưa dự toán kinh phí hỗ trợ chương trình vào kế hoạch ngay từ đầu năm, sau đó chủ động tìm các nguồn hỗ trợ từ các cơ quan tổ chức trong và ngoài xã, đặc biệt động viên sự đóng góp thêm từ các hộ hưởng lợi, làm được như vậy thì mới duy trì được tính bền vững của chương trình và làm thay đổi thái độ, hành vi của bà mẹ và người chăm sóc trẻ. Được sự nhất trí giữa TYT và Ban VHTT xã, hoạt động truyền thông PCSDD trên loa đài đã được thực hiện, tuy nhiên việc thực hiện không đều thường phát vào thời điểm bà mẹ không tiếp cận được, nội dung chuyển tải nghèo nàn, trang thiết bị không tốt do vậy chất lượng truyền thông trên loa đài còn hạn chế trừ những đợt chiến dịch có sự đầu tư chuẩn bị tốt thì phát được nhiều lần và nhiều ngày.
Ta đều biết cơ chế tiết sữa là cơ chế thần kinh thể dịch, nếu bú nhiều sẽ kích thích tiết sữa nhiều, mặt khác giúp bà mẹ co hồi tử cung tránh băng huyết sau sinh [2], do vậy các cán bộ y tể nên khuyên bà mẹ cho con bú ngay trong vòng 1 giờ đầu kể cả khi bà mẹ chưa tiết sữa, phản xạ mút của trẻ sẽ kích thích sữa mau về hơn và đó cũng được tính là thực hành đúng thời điểm bú lần đầu. Muốn vậy cần phải tuyên truyền thay đổi nhận thức của bà mẹ, khi trẻ bị tiêu chảy ngoài việc bù dịch, đi khám tại cơ sở y tế thì nuôi dưỡng trẻ đúng cách, có che độ ăn đảm bảo đủ chất dinh dưỡng là rất quan trọng, cần tuyên truyền cho bà mẹ không nên cho trẻ ăn kiêng khi bị tiêu chảy, bổ sung thêm thức ăn giàu dinh dưỡng ăn nhiều lần và ít một. Qua phân tích kết quả thảo luận của 2 nhóm bà mẹ có con SDD và không SDD thấy rằng các bà mẹ có con không SDD có kiến thức đúng và thực hành đúng trong chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ hơn là các bà mẹ có con SDD, họ tích cực tham dự truyền thụng và thực hành tốt cỏc chăm súc khỏc cho trẻ: theo dừi cõn nặng, chiều cao , tiêm chủng cho trẻ.
Tỷ lệ SDD giảm là kết quả của việc triển khai các hoạt động phòng chống SDD và đặc biệt là kiến thức mà bà mẹ thu được cùng với việc ứng dụng kiến thức đó vào thực hành nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ của bà mẹ. Tốc độ giảm chậm hơn so với huyện Gia Lâm và toàn quốc, chưa đạt chỉ tiêu đề ra. Tỷ lệ SDD thể nhẹ cân ở trẻ gái cao hơn trẻ trai và tốc độ giảm nhanh 6% qua 3 năm.
Tỷ lệ SDD thể thấp còi trẻ trai cao hơn trẻ gái và tăng giảm thất thường.
- Chú trọng vào việc lập kế hoạch các hoạt động chăm sóc bà mẹ trước, trong khi mang thai và trẻ dưới 2 tuổi nhằm giảm tỷ lệ SDD thể thấp còi. - Tham mưu tốt với chính quyền địa phương, BCĐ tranh thủ sự ủng hộ của chính quyền và các ban ngành về nhân lực và vật lực. - Thực hiện giao ban định kỳ tại trạm hàng tháng để kịp thời rút kinh nghiệm và triển khai hoạt động hiệu quả.
- Tăng cường tham gia tập huấn các kiến thức về dinh dưỡng, kỹ năng truyền thông, tư vấn, quản lý và giám sát hoạt động. Giám sát bà mẹ thực hành các kiến thức đã học tại hộ gia đình giúp họ thay đổi hành vi. - Nâng cao kiến thức về chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ qua các buổi truyền thông, tư vấn, qua sách báo và thông tin đại chúng.