MỤC LỤC
Trẻ em dưới 6 tuổi được chăm sóc sức khỏe ban đầu, được khám bệnh, chữa bệnh không phải trả tiền ở các cơ sở y tế công lập” và khoản 4 điều 27 quy định: “Nhà nước có chính sách phát triển sự nghiệp y tế, đa dạng các loại hình dịch vụ khám bệnh và chữa bệnh, có chính sách miễn giảm phí khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng cho trẻ em, đảm bảo kinh phí khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi” [47]. Bên cạnh đó, việc củng cố và kiện toàn mạng lưới YTCS theo tinh thần chỉ thị 06 của Ban bí thư Trung ương Đảng cũng được đẩy mạnh thông qua các hoạt động như nâng cấp cơ sở vật chất, TTB y tế; đào tạo và bồi dưỡng cán bộ y tế (CBYT) xã, phường; đảm bảo thuốc thiết yếu. Trong quá trình triển khai thực hiện chính sách đã bộc lộ một số bất cập về quản lý, cấp phát và sử dụng thẻ KCBMP cho trẻ; bất cập về quy định chi phí KCBMP; cán bộ (CB) chuyên khoa nhi thiếu; các TTB phục vụ công tác KCB cho trẻ em còn thiếu nhiều, đặc biệt tại các Trạm y tế (TYT) xã, phường [3].
Các đơn vị YTCS của Đà Lạt thực hiện chức năng KCBMP ban đầu cho trẻ dưới 6 tuổi bao gồm 16 cơ sở: 01 phòng khám đa khoa khu vực (PKĐKKV) độc lập, 2 PKĐKKV lồng ghép với TYT và 13 TYT xã, phường độc lập. Câu hỏi mà chính quyền và ngành y tế đặt ra sau 3 năm triển khai thực hiện KCBMP cho trẻ em dưới 6 tuổi tại Đà Lạt là: Thực trạng việc cung cấp và sử dụng dịch vụ KCBMP cho trẻ em dưới 6 tuổi tại YTCS như thế nào?.
Năm 1990, Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở Châu Á và là nước thứ hai trên Thế giới phê chuẩn Công ước quốc tế về quyền trẻ em, theo Công ước này thì trẻ em có quyền được hưởng mức độ cao nhất có thể đạt được về sức khỏe và phương tiện chữa bệnh, an toàn xã hội và bao gồm cả bảo hiểm xã hội. Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Quyết định số 23/2001/QĐ-TTg ngày 26 tháng 02 năm 2001 về việc phê duyệt Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em Việt Nam giai đoạn 2001-2010 với mục tiêu chung: “Tạo mọi điều kiện tốt nhất nhằm đáp ứng đầy đủ các nhu cầu và các quyền cơ bản của trẻ em, ngăn chặn và đẩy lùi các nguy cơ xâm hại trẻ em, xây dựng môi trường an toàn và lành mạnh để trẻ em Việt Nam có cơ hội được bảo vệ, chăm sóc, giáo dục và phát triển toàn diện về mọi mặt, có cuộc sổng ngày càng tốt đẹp hơn” [35]. Trong khi chờ Bộ Lao động thương binh & xã hội ban hành và in phôi thẻ khám chữa bệnh mới gửi về các địa phương thì Sở Lao động thương binh & xã hội vẫn tiếp tục thực hiện việc cấp phát và quản lý thẻ theo mẫu cũ của ƯBDSGĐ-TE [42].
Thông tư này có bổ sung các một số nội dung mà cơ sở K.CB được thanh toán: Chi phí vận chuyển trẻ em trong trường hợp cấp cứu hoặc chuyển tuyến; mua sẳm một số dụng cụ y te thiết yếu; hỗ trợ dinh dưỡng cho trẻ đang điều trị nội trú thuộc các đổi tượng cơ nhỡ, trẻ em thuộc các hộ nghèo theo chuẩn nghèo do nhà nước quy định [9]. Bên cạnh những ưu tiên về KCB cho trẻ em dưới 6 tuổi, ngành y tế cũng đã xây dựng và trình Chính phủ phê duyệt các chiến lược nhằm phòng bệnh, đẩy mạnh công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe trẻ em như Chiến lược quốc gia về Dinh dưỡng giai đoạn 2001-2010 [32].
Lựa chọn và sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh; dịch vụ khám chữa bệnh miễn phí.
Đến nay 100% các cơ sở y tế công lập đã triển khai thực hiện KCBMP cho trẻ em dưới 6 tuổi, số trẻ em dưới 6 tuổi đến KCB tại các cơ sở y tế công lập tăng. Nội dung các văn bản hướng dẫn cụ thể đối tượng, phạm vi, thủ tục và quản lý, sử dụng, cấp phát và thanh toán kinh phí KCBMP cho trẻ em dưới 6 tuổi sinh sống trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng khi K.CB tại các cơ sở y tế công lập trong tỉnh và khi K.CB tại các cơ sở y tế công lập ngoài tỉnh [50], [51]. Các cơ sở y tế công lập có nhiệm vụ KCBMP ban đầu cho trẻ em dưới 6 tuổi tại địa bàn nơi trẻ em cư trú gồm: TYT xã, phường, thị trấn; các PKĐKKV; TTYT các huyện, thị xã, thành phố.
Toàn tỉnh có 23 BS chuyên khoa nhi, trong đó 13 BS công tác tại các bệnh viện tuyến tỉnh, 10 BS công tác tại các bệnh viện tuyến huyện, PKĐKKV và không có BS chuyên khoa nhi tại các TYT [53]. Báo cáo kết quả giám sát công tác KCBMP cho trẻ em dưới 6 tuổi của Ban Văn hoá xã hội - Hội đồng nhân dân tỉnh Lâm Đồng ngày 29/5/2006 đã khảng định "Đối tượng thụ hưởng chính sách đã được đáp ứng cơ bản nhu cầu KCB và tiếp cận các dịch vụ CSSK ngay tại tuyển y tế cơ sở như các TYT xã, PKĐKKV, các bệnh viện tuyến huyện’* [3].
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện chính sách tại tỉnh cũng bộc lộ số điểm bất cập và tồn tại. Mặc dù trẻ đã được cẩp thẻ KCB nhưng khi đưa trẻ đi KCB, tỷ lệ trẻ không mang theo thẻ rất cao, ảnh hưởng đến công tác quản lý. Tổng số giường bệnh kế hoạch năm 2008 cho YTCS của Đà Lạt là 90 giường bệnh, trong đó 40 giường bệnh cho các PKĐKKV và 50 giường bệnh tại các TYT xã/phường.
Các hoạt động KCBMP cho trẻ em dưới 6 tuổi tại YTCS chủ yểu là khám điều trị ngoại trú và kê đơn thuốc. Mặc dù YTCS của Đà Lạt đã được quan tâm đầu tư cả về nhân lực, TTB, cơ sở nhà trạm tốt hơn so với các huyện, thị khác trong tỉnh, hoạt động các mảng công tác dự phòng đạt được những thành tựu khả quan, số trẻ em đến KCB tại tuyến YTCS tăng nhiều so với trước đây nhưng số trẻ em sinh sống trên địa bàn Đà Lạt KCB vượt tuyến chiếm tỷ lệ khá cao [5];.
Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích, kết hợp nghiên cứu định lượng và định tính.
Chọn mẫu toàn bộ 16 cơ sở KCB thuộc YTCS của Đà Lạt (3 PKĐKKV và 13 TYT) để quan sát theo bảng kiểm và các sổ sách, báo cáo về KCBMP cho trẻ em dưới 6 tuổi 16 cơ sở KCB thuộc YTCS Đà Lạt để thu thập các số liệu thứ cấp. Trong mỗi thôn, khu phố, chọn ngẫu nhiên 21 hộ gia đình có con dưới 6 tuổi để phỏng vấn bà mẹ theo bảng câu hỏi thiết kế sẵn. + 01 Cán bộ phụ trách công tác quản lý và cấp phát thẻ KCBMP cho trẻ em dưới 6 tuổi của Sở Lao động thương binh & xã hội Lâm Đồng.
Sau khi có kết quả nghiên cứu định lượng, ta có danh sách 2 nhóm các bà mẹ có con dưới 6 tuổi ốm có sử dụng và không sử dụng dịch vụ KCB tại YTCS. Mỗi nhóm chọn 2 bà mẹ (thuộc 2 xã, phường điều tra) trên cơ sở quan tâm đến các yếu tố như nghề nghiệp, điều kiện kinh te gia đình.
Tỷ lệ các bà mẹ sau khi sử dụng dịch vụ KCBMP tại YTCS cho trẻ nhận xét về thời gian chờ đợi, thù tục hành chinh, thuốc và các TTB, chuyên môn của CB theo từng mức độ. Tỷ lệ các bà mẹ trả lời sử dụng hoặc không sử dụng dịch vụ theo các lý do (CBYT. thuốc, thủ tục hành chính, thời gian chờ đợi..). 4 Tuổi của bà mẹ Sô năm (làm tròn) tính từ năm sinh đến năm nghiên cứu. Phỏng vấn Bộ câu hỏi 5 Trình độ học vấn Lớp học cao nhất mà bà mẹ đã học. qua, chia theo cấp học. Định tính Phỏng vấn Bộ câu hỏi 6 Nghề nghiệp Là nghề mang lại thu nhập chính. cho bản thân. Định tính Phỏng vấn Bộ câu hỏi. TT Tên biến Định nghĩa Phân loại biến. Phưong pháp TTSL. Công cụ 7 Khoảng cách đến. trung bình, xa).
Các ý kiến chủ quan của bà mẹ về các thủ tục cần thiết, mức độ sằn có của thuốc, thời gian chờ đợi KCB, trình độ chuyên môn của CBYT, thái độ phục vụ của CBYT. - Các cơ sở KCB thuộc YTCS thực hiện K.CBMP cho trẻ em dưới 6 tuổi trong nghiên cứu bao gồm các PKĐKKV; các TYT xã, phường (tại Đà Lạt không có bệnh viện đa khoa tuyến huyện).
- Tự điều trị: Trường hợp bà mẹ tự mua thuốc; sử dụng thuốc của người khác mua hoặc thuốc sẵn có tại nhà đề điều trị cho trẻ. - Được KCBMP: Được KCB mà không phải chi trả bất kỳ khoản chi phí nào cho cơ sở y tế bao gồm tiền công khám, tiền thuốc, máu. Các điều tra viên được giới thiệu về đề tài nghiên cứu, mục đích của nghiên cứu, kế hoạch thu thập số liệu và được tập huấn về kỹ năng thu thập thông tin đảm bảo chính xác, khách quan.
Giám sát viên điều tra lại ngẫu nhiên một số phiếu phỏng vấn, thu lại kết quả sau mỗi ngày điều tra và kiểm tra lại các thông tin trong phiếu, nhắc nhở các điều tra viên thực hiện đúng yêu cầu nghiên cứu. Đối tượng được chọn vào PVS được giải thích về mục đích nghiên cứu và được từ chối không trả lời phỏng vấn nếu không muốn trả lời.