MỤC LỤC
Thông qua dự án góp phần chuyển đổi giống cây trồng mới, năng suất và chất lượng cao đến các hộ nông dân từ đó tăng thu nhập, nâng cao đời sống vật chất cho các hộ nông dân, góp phần giảm nghèo, làm giàu cho hộ nông dân và phát triển kinh tế xã hội địa phương. Ưu điểm của kênh này là đẩy nhanh tốc độ lưu thông hàng hoá, đảm bảo cho sự giao tiếp của doanh nghiệp và người tiêu dùng, đảm bảo tín nhiệm của doanh nghiệp trên thị trường, doanh nghiệp thường thu lợi nhuận cao hơn.
Các số liệu đã được tổng hợp và phân bố trên các cơ quan của huyện Nho Quan, các số liệu trên tạp chí, sách báo…các số liệu thu được sẽ được tiến hành chọn lọc, tổng hợp, tính toán và phân tích các chỉ tiêu phù hợp với nội dung nghiên cứu của đề tài. Về phiếu điều tra, từ phiếu điều tra nhằm thu nhập những thông tin ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới quá trình sản xuất kinh doanh của các hộ nông dân trồng khoai lang trên địa bàn huyện Nho Quan. Đối với những thông tin liên quan đến năng suất, sản lượng để tính thu nhập, chi phí, hiệu quả thì được tổng hợp, xử lý trên máy tính bằng phương pháp Excel, chính xác và đạt hiệu quả cao.
Nho Quan có ví trí khá thuận lợi với hệ thống giao thông đường bộ, thuỷ phát triển, có đặc trưng của một huyện trung du miền núi, giàu tiềm năng khoáng sản là huyện giàu truyền thống văn hoá, nhiều di tích lịch sử, thắng cảnh tự nhiên đẹp thuận lợi cho phát triển văn hoá và du lịch sinh thái. Vì dân số phân bố không đều nên ảnh hưởng đến quy hoạch đầu tư và phát triển kinh tế xã hội của vùng, bên cạnh đó lực lượng lao động hiện tại là lao động phổ thông chưa qua đào tạo chuyên môn, chất lượng do đó còn thấp nên cần có giải pháp để nâng cao trình độ, đào tạo tay nghề cho người lao động. Nhìn chung qua các năm không có dịch bệnh xảy ra, công tác y tế cộng đồng được quan tâm, chăm sóc sức khoẻ ban đầu được chú trọng, cơ sở vật chất được củng cố công tác kế hoạch hoá gia đình ngày được quan tâm và đạt được những thành tích khả quan, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm qua các năm.
Cơ cấu kinh tế của huyện trong những năm qua từng bước được chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành thương mại-dịch vụ, công nghiệp- xây dựng, ngành nông nghiệp giảm nhưng tăng giá trị vẫn giữ vai trò nhất định trong nền kinh tế chung, đời sống tinh thần của người dân ngày càng được nâng lên. Huyện uỷ, UBND huyện đã chỉ đạo các cấp, các nghành tập trung mọi nguồn lực cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt chú trọng chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cơ cấu giống cây trồng vật nuôi, đưa giống có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất, tăng cường ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp.
Lao động đóng vai trò vô cùng quan trọng từ khâu trồng, chăm sóccho tới khâu thu hoạch khoai lang, nhất là trong khâu thu hoạch bán khoai lang tươi, vì khoai lang là củ không bảo quản lâu được khi tới vụ thu hoạch thì cần số lượng lao động để khoai lang bán ra có giá trị cao nhất và kịp thời vụ trong năm tiếp theo. Trình độ văn hoá của các chủ hộ còn thấp, chủ hộ có trình độ phổ thông trung học chỉ chiếm 6,25%c còn lại trên 90% các chủ hộ có trình độ tiểu học và trung học cơ sở, điều này gây khó khăn trong việc tiếp thu và áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất. Bên cạnh đó cây khoai lang Nhật Bản là cây trồng thích nghi với điều kiện đất đai xấu, khó canh tác các loại cây trồng khác, cho năng suất và thu nhập cao hơn, đây là yếu tố quan trọng cho việc phát triển diện tích trồng khoai lang Nhật bản của các hộ.
Trình độ trung học cơ sở của chủ hộ chiếm 71,25%, trình độ phổ thông trung học chỉ chiếm 6,25%, điều này gây cản trở cho quá trình tiếp thu, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất cũng như việc tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm của mình. Khoai lang cũng là mặt hàng có sự cạnh tranh cao cả trong và ngoài nước, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật ,các hộ nông dân sản xuất khoai lang với quy mô lớn rất cần đến sự hợp tác để đạt được hiệu quả cao nhất. Nếu tính giá trị thành tiền thì năm 2009 vớ giá khoai lang tươi là 6000vnđ/kg và giá khoai lang khô là 7800vnđ/kg thì hai loại này cho nthu nhập ngang nhau, nhưng khi trừ chi phí chế biến thì khoai lang tươi vẫn mang lại hiệu quả cao hơn.
Lợi ích của người nông dân từng bước được nâng cao, người dân được hỗ trợ trong đầu tư ban đầu, người dân đầu tư vốn, lao động vào việc thâm canh cây khoai lang Nhật Bản, khuyến khích được dân thay đổi cơ cấu cây trồng hợp lý, tự hoạch toán kinh doanh đảm bảo được hiệu quả cao nhất trong sản xuất. Từng bước tập trung khai thác mọi tiềm năng về nguồn lực, lao động, đất đai, vốn,… phát huy được tính tích cực, chủ động của các hộ nông dân trồng khoai lang Nhật Bản để phát triển sản xuất, dần dần hình thành vùng cây nguyên liệu với số lượng lớn. Tuy nhiên để tăng năng suất cây khoai lang Nhật Bản trên diện tích thì các hộ nông dân rất cần đến sự quan tâm giúp đỡ của các cơ quan nghiên cứu, cơ quan khuyến nông, hỗ trợ về kỹ thuật, vốn và thị trường đầu ra của cây khoai lang Nhật Bản.
Thì vấn đề trước mắt là phải tổ chức đào tạo nâng cao trình độ cho người dân trong vùng, trình độ của người dân được nâng cao một cách toàn diện cả về kỹ thuật lẫn kỹ năng tiếp thu thông tin và khả năng phân tích thị trường. Sản phẩm tiêu thụ của cây khoai lang trên thị trường được dùng làm lương thực cho người, thức ăn chăn nuôi, ngoài ra còn làm nguyên liệu chế biến tinh bột, rượu, cồn, xiro, nước giải khát, bánh kẹo, mì, miến, phụ gia dược phẩm, màng phủ sinh học…Do đó nhu cầu nguyên liệu từ cây khoai lang là rất lớn, để đáp ứng được nhu cầu đó vấn đề cần đặt ra cho các hộ nông dân là phải sản xuất với quy mô lớn, có sự liên kết giữa người dân với nhau và liên kết giữa người dân với cơ sở sản xuất và chế biến. Vì vậy, người dân rất cần đến sự hợp tác của các cấp chính quyền, các đơn vị kinh tế có liên quan giúp họ liên kết trong sản xuất từ khâu giống, quy trình chăm sóc thâm canh cây trồng đến việc thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm.
Để thực hiện tốt những hoạt động trên thì người nông dân phải liên kết chặt chẽ với các tổ chức có liên quan, đồng thời người dân cũng cần nắm bắt các thông tin về thị trường, quay vòng sản phẩm. Do vậy bên cạnh việc trồng khoai lang lấy củ tươi bán làm nguyên liệu, các hộ trồng khoai lang cũng cần có thêm thông tin về thị trường các sản phẩm từ củ khoai lang khô như khoai lang khô phục vụ cho chăn nuôi để giảm thiểu rủi ro khi thị trường khoai lang tươi rớt giá. Nhiều nơi có thể bị thiệt hại 20 – 100%, thành trùng là mottj loại mọt nhỏ cú mừm dài hỡnh dạng tương tự con kiến nõu dài khoảng 7 – 9mm và cú dạng cánh cứng, sông ngoài đồng hay trong kho, vựa.
Việc đầu tư xây dựng các cơ sở chế biến phải đảm bảo yêu cầu về công nghệ hiện đại, thiết bị tiên tiến kết hợp với công nghệ thiết bị truyền thống và có quy mô phù hợp với vùng nguyên liệu và mặt hàng nhằm nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh của nông sản, bảo vệ môi trường sinh thái, huy động mọi nguồn lực, mọi thành phần kinh tế cùng tham gia để công nghiệp chế biến phát triển bền vững và hiệu quả…. Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Nho Quan chủ trì phối hợp với Hội nông dân tỉnh, UBND huyện, thành phố trực thuộc Trung ương và các Bộ, ngành có liên quan xây dựng, rà soát, điều chỉnh quy hoạch chi tiết vùng trồng khoai langtheo hướng hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với cơ sở chế biến phù hợp với quy hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản của cả nước và quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Một trong các giải pháp giúp người dân trồng khoai lang vừa có năng suất cao, vừa giảm thiểu được rủi ro khi giá khoai lang xuống thấp là quay vòng sản phẩm phụ tù củ khoai lang (bã khoai) sau khi chến biến về với chính người trồng khoai lang để họ phát triển chăn nuôi.muốn như vậy thì cần phải xây dựng các nhà máy chế biến khoai lang trên địa bàn sản xuất.