MỤC LỤC
Đến nay cầu đã tồn tại hơn 100 năm, trải qua nhiều giai đoạn lịch sử thăng trầm cùng Huế. Với sự chứng kiến của lịch sử hào hùng dân tộc, cầu Tràng Tiền vẫn đứng hiên ngang và giờ đây chính cầu này đóng vai trò quan trọng là điểm thăm quan hấp dẫn không thẻ bỏ lỡ trong các chuyến hành trình du lịch Huế của du khách.
Tên gọi “Nhã Nhạc” được các triều đại phong kiến Việt Nam từ thời nhà Hồ dùng với những nội hàm khác nhau: khi để chỉ âm nhạc cung đình nói chung, lễ nhạc cung đình nói riêng, khi để chỉ một tổ chức âm nhạc, thậm chí một dàn nhạc cụ thể. Là một trong những lễ hội lớn, Festival Huế với nhiều chương trình lễ hội cộng đồng được tái dựng với một không gian rộng lớn cả trong và ngoài thành phố, góp phần làm sống lại các giá trị văn hóa của Huế.
Năm 1993 khi Quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới thì một vấn đề lớn đặt ra là làm sao phải có một chiến lược mang tầm vóc quốc gia để bảo tồn các di sản vô giá đang trong quá trình lâm nguy do sự tàn phá của chiến tranh, thiên tai và do cả ý thức của con người. Nhờ những thành tựu của công tác bảo tồn mà di sản Huế đã được quảng bá rộng rãi trên toàn thế giới, tạo nên sức hút to lớn của Huế đối với du khách thập phương và góp phần làm cho ngành du lịch dịch vụ của tỉnh Thừa Thiên Huế có những bước phát triển nhanh chóng, thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.
Trong các kì Festival đã diễn ra, nhã nhạc cung đình Huế, múa rối nước là những loại hình nghệ thuật được biểu diễn thường xuyên; còn ca Huế tuy được đưa vào biểu diễn nhưng chỉ là phần điểm xuyết cho những đêm đại nhạc hội. Festival Huế hiện nay thu hút rất đông đảo du khách trong và ngoài nước, vì thế cơ quan chức năng nên coi đây là một cơ hội tốt để quảng bá sản phẩm du lịch đặc trưng của Huế, cũng như kéo dài thời gian lưu trú của khách. Kết cấu chương trình chưa hợp lý, số lượng chương trình để khách có thể lựa chọn chưa nhiều, thời gian biểu diễn của chương trình quá ngắn, phần giới thiệu về ca Huế chưa sâu, việc tổ chức thả hoa đăng trên sông Hương lộn xộn,.
Nhà Hát Nghệ Thuật Cung Đình Huế còn tiến hành biểu diễn Nhã nhạc qua các hình thức diễn xướng trong những dịp như: Festival Huế, lễ hội Phật giáo, lễ hội dân gian, một số nghi thức ngoại giao, biểu diễn phục vụ khách du lịch đến Huế.
Ngoài một số lễ hội mang nét văn hóa cung đình độc đáo và đặc sắc thì tỉnh Thừa Thiên – Huế còn tổ chức thành công mười kỳ Festival Huế - một trong những lễ hội lớn, mang tầm quốc tế về quy mô, tính chuyên nghiệp. Những tác động từ Festival đã mang đến cho ngành du lịch Huế rất nhiều cơ hội để phát triển, quảng bá hình ảnh, phát triển tiềm năng sẵn có của địa phương. Những tác động tích cực từ các kỳ Festival Huế đã giúp hình thành các sản phẩm phố đêm, các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, các tour, tuyến mới như du lịch nhà vườn, phố cổ, Huế xanh, chợ quê, làng cổ.
Ngoài những mặt tích cực còn có một số vấn đề hạn chế trong việc khai thác Festival Huế như: nhiều lễ hội trùng giờ, gần địa điểm, gây ra sự lộn xộn khiến khán giả khó tập trung để thưởng thức, cảm nhận hết cái hay, cái đẹp của chương trình….
Đến với Huế về đêm, hiện nay du khách đã có một hệ thống các không gian văn hóa - ẩm thực - dịch vụ tương đối hoàn chỉnh và chúng ta có thể phát triển thêm chương trình du lịch đêm như: cho du khách thưởng thức tìm hiểu trải nghiệm cuộc sống ở chốn hoàng cung triều Nguyễn xưa. Ở đây, du khách sẽ được trực tiếp tham quan, tìm hiểu về các làng nghề thông qua các nền tảng trực tuyến, được nói chuyện trực tiếp với các nghệ nhân làng nghề và có thể phát triển trải nghiệm của du khách bằng cách vận chuyển những nguyên liệu làm ra các sản phẩm làng nghề đến tận tay du khách và để họ trực tiếp làm ở nhà dưới sự hướng dẫn của các nghệ nhân trong thời điểm dịch bệnh COVID hiện nay. Khai thác hệ thống chùa và nhà vườn ở Huế để trở thành các không gian lý tưởng cho du khách có nhu cầu tĩnh tâm, thiền định trong những ngày mưa, đồng thời tổ chức hệ thống nhà hàng phục vụ các món ăn phù hợp với ngày mưa như thưởng trà, thưởng thức sự tinh tế của các món ăn cầu kỳ của Huế.
Chúng ta cũng có thể tổ chức cho khách du lịch khám phá Huế trong mưa, cũng là các di sản ấy nhưng du khách lại ngắm nó trong mưa mang chút buồn man mác đặc trưng của thứ mưa xứ Huế mưa dầm dề “thối đất, thối trời”, lồng ghép trong đó du khách được trải nghiệm tìm hiểu văn hóa của làng nghề, làm đồ lưu niệm, nấu những mún ăn, tham gia tiết mục biểu diễn vừ thuật, trỡnh diễn thư pháp, xem trình diễn áo dài trong mưa.
Chúng ta có thể xây dựng các game trò chơi 3D với kính thực tế ảo dựa trên những sự kiện lịch sử mà thiết kế bối cảnh nhân vật để du khách có thể vừa chơi vừa khám phá tìm hiểu về văn hóa lịch sử mảnh đất này. Nhờ đó mà có thêm sản phẩm du lịch mới như tuyến đi bộ trên Thượng Thành, tham quan Kinh thành Huế bằng đường thủy trên Hộ thành hào, góp phần tạo thêm nhiều điểm du lịch mới và phát triển du lịch tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Dựa cơ sở dữ liệu này, có thể tạo ra các sản phẩm dẫn xuất đa dạng phục vụ cho việc quảng bá hình ảnh, phát triển du lịch nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp bảo tồn trùng tu và phát huy giá trị di tích Huế - Di sản văn hóa thế giới.
Việc mở các lớp sáng tác, khuyến khích các tác giả tham gia viết lời mới và sáng tạo trong khâu biểu diễn cho phù hợp hơn với những thay đổi của thời đại sẽ giúp để lại nhiều ấn tượng trong lòng du khách trong tương lai.
Cần chú trọng phần hội dành cho du khách hơn, điều này sẽ dẫn đến thuận lợi trong tuyên truyền và quảng cáo tạo sự thu hút cho người tham gia lễ hội. Các chương trình du lịch lễ hội phải hợp lý về giá thành, kết hợp du lịch lễ hội gắn với các yếu tố khác như tham quan điểm di tích văn hóa lịch sử, giao lưu với người dân địa phương. Công tác tuyên truyền quảng bá, xúc tiến trên tất cả các phương tiện từ sân bay, nhà ga đến phương tiện thông tin đại chúng như trang mạng, báo, đài, truyền hình… để dễ dàng tiếp cận khách nội địa cũng như khách quốc tế.
Đảm bảo chức năng giáo dục trong hoạt động du lịch như cách ứng xử, giao tiếp, ý thức bảo vệ môi trường, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa của lễ hội.
“Ba địa phương - một điểm đến” giữa Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng và Quảng Nam để hình thành các gói kích cầu, chương trình tour ưu đãi liên kết miền Trung. Chiến lược “Ba địa phương - một điểm đến” giữa Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng và Quảng Nam. Tập trung quảng bá những sản phẩm, dịch vụ chiến lược như Huế - Kinh đô ẩm thực, Huế - Kinh đô áo dài, Festival 4 mùa.
Trong trường hợp dịch bệnh ổn định có thể tiếp cận ngay để khai thác các thị trường khách quốc tế.
Chiến dịch truyền thông về điểm đến "Thừa Thiên Huế - an toàn và thân thiện”. Ví dụ điển hình như bộ phim Mắt Biếc sau khi công chiếu đã hút rất đông du khách, đặc biệt là các bạn trẻ, học sinh, sinh viên ở khắp mọi miền đã tìm về những địa chỉ trong phim “Mắt biếc” được quay tại tỉnh Thừa Thiên-Huế để khám phá, trải nghiệm và chụp hình lưu niệm.Đó là một trong những cách thu hút khách du lịch từ phim ảnh rất hiệu quả. Một cảnh quay tiêu biểu trong phim “Mắc biếc” bấm máy tại trường Đại học sư phạm Huế.
Bên cạnh đó, cần xây dựng chiến lược marketing và truyền thông đảm bảo phù hợp với xu hướng nhu cầu của khách du lịch trong và ngoài nước.
Lấy di sản văn hóa thế giới Cố đô Huế nhằm xây dựng thương hiệu điểm đến Huế.
Đảm bảo thông thoáng, an toàn, hấp dẫn và tiện nghi, phục vụ tốt cho người dân và khách du lịch…. => KẾT LUẬN: Có thể thấy rằng, khai thác du lịch ở Thừa Thiên Huế một cách bền vững không chỉ là vấn đề riêng của thành phố mà nó luôn là vấn đề cấp bách đối với quá trình phát triển du lịch Việt Nam. Đối với thành phố Huế, một trong những thành phố có tiềm năng du lịch lớn của cả nước, ngành du lịch trở thành.
Do đó, để trở thành thương hiệu điểm đến du lịch hoàn hảo, Thừa Thiên Huế cần phải thực hiện một cách quyết liệt những giải pháp phát triển bền vững cả về kinh tế, xã hội, môi trường cùng với những ý tưởng khai thác du lịch sáng tạo và độc đáo hơn nhằm khẳng định vị thế du lịch của mình trên bản đồ du lịch Việt Nam và trong khu vực ở hiện tại cũng như trong tương lai mai sau.