MỤC LỤC
Những vấn đề cơ bản về xếp hạng tín dụng doanh nghiệp
Thực trạng mô hình xếp hạng tín dụng doanh nghiệp nội bộ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng hải Việt Nam
Giải pháp, đề xuất hoàn thiện mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ đối với Khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam
Nhóm dữ liệu tài chính liên quan đến các hệ số tài chính của khách hàng cũng như các đánh giá của các tổ chức xếp hạng; nhóm dữ liệu định tính phi tài chính liên quan đến trình độ quản lý, khả năng nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, các dữ liệu về khả năng tăng trưởng của ngành; Và nhóm dữ liệu mang tính cảnh báo liên quan đến các hiện tượng báo hiệu khả năng không trả được nợ tình hình số dư tiền gửi, hạn mức thấu chi. XHTD là cơ sở để đánh giá khả năng trả nợ của đối tượng có nhu cầu cấp tín dụng góp phần phục vụ cho việc ra quyết định cấp tín dụng (Cấp hay không cấp tín dụng, xác định hạn mức tín dụng, thời hạn, mức lãi suất, biện pháp bảo đảm tiền vay…), từ đó xây dựng chính sách khách hàng cho từng nhóm khách hàng dựa trên kết quả XHTD (bao gồm chính sách tín dụng, lãi suất, yêu cầu về tài sản đảm bảo, các loại phí…). Đã có nhiều tác giả nghiên cứu về mạng nơ ron thần kinh này, trong đó có thể kể đến tác giả Amir F.Atiya đã sử dụng mô hình này để dự báo xác suất phá sản đối với rủi ro tín dụng vào năm 2001; hay vào năm 2011, hai tác giả Vincenzo Pacelli và Michele Azzollini cũng đã sử dụng mô hình mạng nơ ron thần kinh xây dựng bảng xếp hạng dự báo rủi ro tín dụng đối với các doanh nghiệp sản xuất tại Ý.
Hệ thống chỉ tiêu tài chính gồm: Nhóm chỉ tiêu thanh khoản (Khả năng thanh toán hiện hành, khả năng thanh toán nhanh, khả năng thanh toán tức thời), nhóm chỉ tiêu hoạt động (Vòng quay vốn lưu động, vòng quay hàng tồn kho, vòng quay các khoản phải thu, hiệu suất sử dụng tài sản cố định), nhóm chỉ tiêu cân nợ (Tổng nợ so với tổng tài sản, nợ dài hạn so với vốn chủ sở hữu), nhóm chỉ tiêu thu nhập (Lợi nhuận gộp so với doanh thu thuần, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh so với doanh thu thuần, lợi nhuận sau thuế so với vớn chủ sở hữu, lợi nhuận sau thuế so với tổng tài sản bình quân, lợi nhuận trước thuế và lãi vay so với chi phí trả lãi). Trên cơ sở đó luận văn giới thiệu một số mô hình, hệ thống xếp hạng tín nhiệm của các tổ chức xếp hạng uy tín trong và ngoài nước để cho thấy một bức tranh tổng thể về các mô hình, hệ thống xếp hạng tín dụng đang được áp dụng hiện nay, với mục đích làm cơ sở để so sánh với hệ thống xếp hạng tín dụng của Maritime Bank nhằm đưa ra một mô hình xếp hạng tín dụng hoàn chỉnh hơn mô hình xếp hạng hiện nay tại Maritime Bank trong các chương tiếp theo.
2010 Ra mắt bộ nhận diện thương hiệu mới, logo mới với sự kết hợp hai màu đỏ và đen ấn tượng. Chính thức ký hợp đồng tư vấn với McKinsey để xây dựng chiến lược phát triển. Đặt chi nhánh tại các tỉnh thành phố lớn như Hải Phòng, Hà Nội, Quảng Ninh, TP.
Mô hình tổ chức của Ngân Hàng Hàng Hải Việt Nam (MSB) Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức của Maritime Bank.
Phòng Chính sách tín dụng và Quản lý tài sản bảo đảm, Phòng Giám sát tín dụng và Quản lý nợ xấu có trách nhiệm phối hợp kiểm tra, giám sát tính tuân thủ thực hiện xếp hạng tín dụng của các Đơn vị kinh doanh, đảm bảo việc xếp hạng tín dụng khách hàng thực hiện theo đúng quy định, kịp thời báo cáo Tổng Giám đốc các trường hợp vi phạm, thực hiện không đúng theo quy định để có biện pháp xử lý kịp thời. Nếu chỉ dựa vào các mô hình chấm điểm XHTD để đánh giá mức độ rủi ro của người đi vay thì kết quả đạt được có thể vẫn cách xa với thực tế do sự biến động của điều kiện kinh doanh và không có phương pháp phân tích hay hệ thống phức tạp nào có thể hoàn toàn thay thế được kinh nghiệm cũng như các đánh giá chuyên môn của cán bộ tín dụng. Vì vậy, Maritime Bank vẫn cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa yếu tố con người và công nghệ trong XHTD khách hàng nhằm quản trị rủi ro tín dụng một cách hiệu quả qua việc nâng cao kiến thức về XHTD cho cán b ộ thực hiện chấm điểm thì Maritime Bank cần có nhưng biện pháp như thường xuyên tổ chức những chương tình đào tạo kiến thức về hệ thống XHTD, cung cấp đầy đủ những tài liệu hướng dẫn sử dụng, phổ biến kịp thời những thay đổi cập nhật của hệ thống.
Với mục đích che đậy thông tin, tránh thuế mà rất nhiều thông tin, dữ liệu đã không được đưa vào trong hồ sơ kế toán của doanh nghiệp, chính vì vậy dữ liệu trên sổ sách kế toán không phản ánh chính xác kết quả kinh doanh thực sự của những doanh nghiệp này nên nếu chỉ sử dụng báo cáo tài chính thuế để chấm điểm thì sẽ có khá nhiều khách hàng tốt nhưng lại không đủ điều kiện để Maritime Bank cho vay. Ở đây, tác giả đề xuất cho phép cán bộ tín dụng được sử dụng báo cáo tài chính nội bộ của doanh nghiệp khi chấm điểm tài chính với điều kiện là khách hàng có cam kết cung cấp thông tin đúng thực tế và tất cả các báo cáo tài chính gửi cho ngân hàng phải có đầy đủ chữ ký người có thẩm quyền, đóng dấu của doanh nghiệp để đảm bảo tính pháp lý của số liệu, trách nhiệm của doanh nghiệp;. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có những nghiên cứu thống kê đầy đủ và có độ tin cậy cao về các chỉ số tài chính trung bình ngành chính thức của cơ quan có thẩm quyền để có thể làm tiêu chuẩn trong phân tích và đánh giá tình hình tài chính của DN mà các ngân hàng chủ yếu tự tính toán chỉ tiêu trung bình ngành đối với các nhóm khách hàng của riêng ngân hàng mình để tự đánh giá và so sánh.
- CIC nên sử dụng thông tin về tình hình tài chính của doanh nghiệp với số liệu báo cáo tài chính phải được kiểm toán hoặc tối thiểu phải được cơ quan thuế phê duyệt quyết toán thuế hàng năm và báo cáo tài chính mà doanh nghiệp cung cấp cho CIC phải là báo cáo tào chính đã thực hiện các bút toán điều chỉnh theo ý kiến (nếu có) của cơ quan thuế trong quá trình kiểm tra quyết toán thuế hàng năm đối với doanh nghiệp đó. Để từ đó đánh giá chính xác chất lượng danh mục tín dụng, phát hiện sớm các khoản nợ có vấn đề, dự báo khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động cấp tín dụng để có biện pháp quản lý kịp thời như giới hạn hạn mức cấp tín dụng, tăng tài sản bảo đảm, quản lý dòng tiền của khách hàng…hoặc thực hiện các biện pháp thu hồi nợ khi cần thiết. Xây dựng mô hình XHTD mới cũng đặt ra yêu cầu vừa phải phù hợp với thông lệ quốc tế nhưng không xa rời với điều kiện kinh doanh riêng biệt của Maritime Bank vừa phải đảm bảo tính linh hoạt có thể điều chỉnh phù hợp với những biến động của điều kiện kinh doanh trong tương lai, kết quả xếp hạng khách hàng phải tính đến những dự báo về nguy cơ vỡ nợ dẫn đến mất khả năng thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với ngân hàng, các chỉ tiêu chấm điểm XHTD trong mô hình phải đảm bảo không quá phức tạp và sát với thực tế để cán bộ nghiệp vụ tin tưởng sử dụng.
Từ kết quả chạy SPSS và đánh giá để lựa chọn mô hình, có thể nhận thấy rằng, về mặt tổng thể khả năng phân biệt nợ xấu dựa trên mẫu thống kê và các biến đầu vào đã chọn tối thiểu phải đạt 79.3% và rủi ro tín dụng nên được giải thích bằng khả năng thanh khoản, khả năng thanh toán và quy mô trong mô hình xếp hạng tín dụng doanh nghiệp. Thứ ba, nghiên cứu chỉ xây dựng mô hình các nhân tố tác động đến xếp hạng tín dụng của đối tượng khách hàng là doanh nghiệp, vì vậy hướng nghiên cứu tiếp theo có thể là ứng dụng mô hình toán học để đánh giá sự tác động của các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính đối với khả năng trả nợ của đối tượng khách hàng doanh nghiệp hoặc cá nhân, từ đó tăng mức độ tổng quát cho mô hình nghiên cứu. Đối với cơ quan Nhà nước thì các khuyến nghị chủ yếu nhằm nâng cao vai trò trách nhiệm của NHNN, trung tâm thông tin tín dụng CIC của NHNN và các cơ quan ban ngành có liên quan đến lĩnh vực XHTD nhằm hỗ trợ và tạo môi trường thuận lợi cho các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp trong việc sử dụng, phát huy vai trò của XHTD trong nền kinh tế hiện nay.