Ảnh hưởng của hạn chế tài chính tới mối quan hệ quản trị vốn luân chuyển và hiệu quả doanh nghiêp tại Việt Nam

MỤC LỤC

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

García-Teruel và Pedro Martínez-Solano: “Working capital management, corporate performance and financial constraints - Quản trị vốn luân chuyển, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và hạn chế tài chính” nghiên cứu tại Vương quốc Anh, kết quả mô tả thống kê các biến tại thị trường Việt Nam có một số điểm khác biệt. Kết quả từ phân tích tương quan cho thấy mối quan hệ cùng chiều giữa quy mô doanh nghiệp (SIZE), được đánh giá thông qua logairit tự nhiên doanh thu thuần đối với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp với hệ số tương quan là 0,0240; tuy nhiên mối quan hệ này lại không có ý nghĩa về mặt thống kê. Kết quả từ phân tích tương quan cho thấy mối quan hệ nghịch chiều giữa cơ hội tăng trưởng (GROWTH), được đánh giá thông qua tỷ lệ giá trị sổ sách tài sản vô hình trên tổng tài sản đối với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, tuy nhiên mối quan hệ này lại không có nghĩa về mặt thống kê.

Do vậy, giá trị tài sản vô hình của các doanh nghiệp Việt Nam thường rất thấp so với tổng tài sản, làm cho tỷ lệ giá trị sổ sách tài sản vô hình trên tổng tài sản không thể hiện được cơ hội tăng trưởng của các doanh nghiệp Việt Nam, từ đó dẫn đến mối tương quan thấp giữa cơ hội tăng trưởng và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Nhằm khắc phục hiện tượng phương sai thay đổi, tự tương quan và kiểm soát vấn đề nội sinh xảy ra trong mô hình nghiên cứu về mối quan hệ phi tuyến giữa quản trị vốn luân chuyển và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, Luận văn sử dụng phương pháp GMM để thực hiện phân tích hồi quy. Từ hệ số ước lượng của chu kỳ thương mại thuần (β1) và hệ số ước lượng của chu kỳ thương mại thuần bình phương (β2) cho phép Luận văn xác định mức vốn luân chuyển tối ưu trong mối quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Giữa cơ hội tăng trưởng (GROWTH), được đánh giá thông qua tỷ lệ giá trị sổ sách tài sản vô hình trên tổng tài sản và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp có mối quan hệ nghịch chiều với hệ số ước lượng 1,9729; tuy nhiên mối quan hệ này lại không có ý nghĩa về mặt thống kê. Vậy từ kết quả hồi quy trên, Luận văn đã rút ra kết luận mối quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam là mối quan hệ phi tuyến và có hình chữ U ngược, nghĩa là tồn tại một mức vốn luân chuyển tối ưu mà tại đó các doanh nghiệp có thể cân bằng giữa chi phí và lợi ích trong việc quản trị vốn luân chuyển để tối đa hoá hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp. Kết quả hồi quy từ bảng 4.4 đã tìm thấy mối quan hệ phi tuyến (hình chữ U ngược) giữa quản trị vốn luân chuyển và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, nghĩa là tồn tại một mức vốn luân chuyển tối ưu mà tại đó các doanh nghiệp có thể cân bằng giữa chi phí và lợi ích trong việc quản trị vốn luân chuyển để tối đa hoá hiệu quả hoạt động cho các doanh nghiệp.

Trong phần này, Luận văn tiếp tục kiểm định liệu có sự khác biệt nào hay không giữa mức vốn luân chuyển tối ưu của doanh nghiệp đang phải đối mặt với hạn chế tài chính và doanh nghiệp ít phải đối mặt với hạn chế tài chính, bằng cách đưa thêm biến giả hạn chế tài chính vào mô hình nghiên cứu. Biến phụ thuộc là biến Tobin’q đại diện cho hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp; NTC là chu kỳ thương mại thuần; NTC2 là chu kỳ thương mại thuần bình phương; SIZE là quy mô doanh nghiệp; LEV là tỷ lệ đòn bẩy tài chính; GROWTH là cơ hội tăng trưởng; ROA là tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản; DFC là một biến giả bằng 1 nếu doanh nghiệp đang gặp hạn chế tài chính, bằng 0 nếu doanh nghiệp ít gặp hạn chế tài chính hơn. Kết quả hồi quy cho thấy hầu hết các hệ số ước lượng chu kỳ thương mại thuần bình phương của các doanh nghiệp ít phải đối mặt với hạn chế tài chính (β2) đều cho kết quả nhỏ hơn 0 và cùng có mức ý nghĩa là 10% theo tất cả các cách phân loại về hạn chế tài chính.

Ngoài ra, kết quả hồi quy cũng cho thấy hầu hết hệ số ước lượng chu kỳ thương mại thuần bình phương của các doanh nghiệp đang phải đối mặt với hạn chế tài chính (β2+δ2) đều cho kết quả nhỏ hơn 0 và có mức ý nghĩa là 5% hoặc 10% theo tất cả các cách phân loại về hạn chế tài chính. Bên cạnh đó, kết quả hồi quy từ bảng 4.6 còn cho thấy mức vốn luân chuyển tối ưu của các doanh nghiệp ít phải đối mặt với hạn chế tài chính (-β1/2β2) hầu hết đều lớn hơn mức vốn luân chuyển tối ưu của các doanh nghiệp đang phải đối mặt với hạn chế tài chính -(β1+δ1)/2(β2+δ2) trong hầu hết các trường hợp phân loại hạn chế tài chính. Tác động của cơ hội tăng trưởng, được đánh giá thông qua thông qua tỷ lệ giá trị sổ sách tài sản vô hình trên tổng tài sản lên hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong hầu hết các trường hợp phân loại hạn chế tài chính là cùng chiều tuy nhiên lại không có ý nghĩa thống kê.

hiệu chỉnh lại mô hình cho phù hợp. Hơn nữa, nhằm đảm bảo hiện tượng đa cộng tuyến khơng xuất hiện trong mơ hình, Luận văn ước lượng hệ số phóng đại phương sai (Variance inflation factor – VIF) của từng biến độc lập trong mơ hình nghiên cứu
hiệu chỉnh lại mô hình cho phù hợp. Hơn nữa, nhằm đảm bảo hiện tượng đa cộng tuyến khơng xuất hiện trong mơ hình, Luận văn ước lượng hệ số phóng đại phương sai (Variance inflation factor – VIF) của từng biến độc lập trong mơ hình nghiên cứu