Phân tích tình hình hoạt động của ngân hàng xanh tại Việt Nam và bài học quốc tế

MỤC LỤC

Mục đích nghiên cứu

Mục đích tổng quát của bài nghiên cứu là phân tích và đánh giá tình hình hoạt động của các ngân hàng xanh tại Việt Nam bao gồm chiến lược phát triển, các chính sách đề ra, kết quả đạt được và chỉ ra những ưu điểm, thách thức đang phải đối diện, nguyên nhân của những rào cản. Nghiên cứu cũng đề ra những giải pháp, chính sách giúp tháo gỡ những khó khăn trong tiến trình phát triển ngân hàng xanh tại Việt Nam, từ đó giúp tăng cường năng lực và tầm ảnh hưởng của ngân hàng xanh đối với mục tiêu phát triển bền vững của đất nước.

Câu hỏi nghiên cứu

Thứ ba, đưa ra những bài học cho Việt Nam để giúp cho Ngân hàng xanh ngày càng phát triển, đem lại tích cực không chỉ cho môi trường mà còn tác động tới con người. Ở đây, trong đề tài đang nghiên cứu, trọng tâm vấn đề cần khai thác là đi sâu vào tìm hiểu thực trạng ngân hàng xanh ở khu vực quốc tế và Việt Nam từ đó nhìn nhận vấn đề còn hạn chế, rút ra bài học, định hướng mới trong tương lai, giảm rủi ro trong quản lý và tổ chức.

Cấu trúc báo báo

Thứ hai, là thực trạng ngân hàng xanh tại Việt Nam, những kết quả đạt được và những khó khăn, rào cản trong việc phát triển hệ thống ngân hàng xanh. Nghiên cứu này được thực hiện thông qua việc thu thập thông tin kết quả tìm hiểu tình ngân hàng xanh trong nước và quốc tế, được tổ chức thực hiện tại khoa Tài chính - Đầu tư trường Học viện Chính sách và Phát triển.

Khái niệm về ngân hàng

Tuy nhiên, cho vay quá mức hoặc nguy hiểm có thể làm cho những người vay vỡ nợ, các ngân hàng sau đó trở nên thận trọng hơn, do đó cho vay ít hơn để nền kinh tế hạn chế sự bùng nổ tới phá sản.[6]. Các tổ chức phi ngân hàng cung cấp dịch vụ thanh toán như các công ty chuyển tiền thường không được coi là một sự thay thế thích hợp cho tài khoản ngân hàng.

Tìm hiểu chung về ngân hàng xanh 1. Khái niệm ngân hàng xanh

Cụ thể, các ngân hàng giảm thải cac-bon thông qua việc giảm thiểu tác động của những hoạt động trong ngân hàng ảnh hưởng đến môi trường như việc sử dụng điện, nước, giấy, vật dụng văn phòng… Do đó các ngân hàng hướng tới giảm số lượng các chi nhánh, văn phòng, xây dựng các cơ sở hạ tầng “xanh”, sử dụng những trang thiết bị ít gây ảnh hưởng đến môi trường, sử dụng tiết kiệm các nguồn năng lượng,… Đồng thời, họ cũng phát triển các sản phẩm, dịch vụ xanh là phát triển các sản phẩm dịch vụ có thể giảm lượng các-bon, như các dịch vụ ngân hàng điện tử (phone banking, internet banking, mobile banking…), dịch vụ thanh toán tự động, thanh toán không dùng tiền mặt, chủ yếu là thanh toán qua thẻ. Tạo môi trường ngân hàng thân thiện với môi trường, công trình xanh, tái trồng rừng, ngân hàng trực tuyến, quản lý chất thải, lắp đặt bảng năng lượng mặt trời trên mái nhà của ngân hàng và sử dụng phương tiện tiết kiệm nhiên liệu, giảm ô nhiễm âm thanh, sử dụng webcam cho hội nghị truyền hình thay vì họp trực tiếp, sao kê trực tuyến, các tài liệu gửi qua email được đưa vào ngân hàng hàng điện tử nội bộ. Ngoài việc là ngân hàng đóng góp hàng đầu cho lĩnh vực tài chính xanh ở Trung Quốc và áp dụng một hệ thống quản trị xanh, Ngân hàng ICBC còn tích cực tham gia vào các sáng kiến tài chính xanh trong nước và quốc tế, bao gồm cả với tư cách là thành viên của Nhóm Công tác Tài chính Xanh của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc và các nguyên tắc của ngân hàng có trách nhiệm.

Khi quyết định cấp khoản tín dụng cho dự án, KfW sẽ xác định xem dự án đó có tuân thủ theo các Nguyên tắc xích đạo và các hướng dẫn về môi trường, sức khỏe và an toàn hay không, đồng thời liên tục kiểm tra, đánh giá tác động và rủi ro về cả sức khỏe lẫn an toàn mà dự án đem lại cho môi trường và xã hội khi đưa vào thực hiện, sau đó đưa ra các biện pháp nhằm xử lý giảm thiểu và khống chế các tác động tiêu cực đó. KfW thực hiện chính sách không cạnh tranh với các Ngân hàng thương mại mà hợp tác bán buôn cho các Ngân hàng thương mại điều này có nghĩa là KfW không trực tiếp cấp tín dụng cho khách hàng mà chuyển qua các Ngân hàng thương mại khác để có thể đến tay người vay vốn, do đó không tạo ra sự cạnh tranh gay gắt mà tạo nên mối quan hệ hợp tác bền vững, mở rộng và phát triển hệ thống Ngân hàng xanh một cách đồng bộ, có hiệu quả.

Hình 1: Giai đoạn đầu triển khai ngân hàng xanh 2.5.1.1. Xây dựng chính sách và quản trị
Hình 1: Giai đoạn đầu triển khai ngân hàng xanh 2.5.1.1. Xây dựng chính sách và quản trị

Thực trạng phát triển ngân hàng xanh tại Việt Nam 1. Thực trạng

Và với số lượng chi nhánh khổng lồ như vậy, khi hoạt động và thực hiện giao dịch các ngân hàng sẽ làm tăng đáng kể lượng khí thải cac-bon vào môi trường do sử dụng nhiều năng lượng, máy điều hòa, thiết bị in ấn, giấy tờ in ấn… Qua đó, tác động và ảnh hưởng xấu đến môi trường, làm ảnh hưởng đến nguồn không khí và môi trường tự nhiên xung quanh. Nhưng với sự đẩy mạnh tuyên truyền về các chính sách bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, cùng các hoạt động tài trợ tăng cường nhận thức và thúc đẩy triển khai từ Ngân hàng nhà nước và các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB), ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sĩ (SECO)… thì ngân hàng Việt Nam đã bắt đầu quan tâm tới tín dụng xanh, quan tâm tới các dự án đầu tư mang lại lợi ích cho môi trường. Cụ thể: 19 tổ chức tín dụng đã xây dựng chiến lược quản lý rủi ro môi trường và xã hội, 13 tổ chức tín dụng tích hợp nội dung quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong quy trình thẩm định tín dụng xanh; 10 tổ chức tín dụng đã xây dựng các sản phẩm tín dụng, dịch vụ ngân hàng cho các lĩnh vực xanh và đã quan tâm dành nguồn vốn huy động của ngân hàng để cấp tín dụng cho các lĩnh vực này với kỳ hạn chủ yếu là trung, dài hạn và có sự ưu đãi về lãi suất cho các dự án xanh.

Việc áp dụng chính sách tín dụng xanh sẽ làm tăng chi phí của ngân hàng như chi phí việc thẩm định rủi ro môi trường xã hội, chi phí ưu đãi về lãi suất cho các dự án thân thiện môi trường, hay chi phí dự phòng do việc tài trợ các dự án này thường đòi hỏi số vốn cao hơn mà thời gian thu hồi vốn chậm hơn, tăng rủi ro tín dụng cho ngân hàng. Thứ ba, Chính phủ kiểm tra, bổ sung và hoàn thiện các chính sách công cụ của chính sách tiền tệ đồng thời đưa ra các chính sách ưu đãi hỗ trợ các ngân hàng khi thực hiện các dịch vụ ngân hàng xanh như: bảo lãnh cho các Ngân hàng thương mại để các ngân hàng này có thể tiếp cận với nguồn vốn xanh từ các tổ chức tài chính và phi tài chính nước ngoài; giảm lãi suất tái chiết khấu, tăng hạn mức tái chiết khấu cho các ngân hàng xanh; ưu tiên cho các khoản đầu tư công vì môi trường… nhằm tăng tính cạnh tranh của các ngân hàng xanh đối với các ngân hàng khác.

Hình 4: Các sản phẩm dịch vụ của các ngân hàng trực tuyến
Hình 4: Các sản phẩm dịch vụ của các ngân hàng trực tuyến

Về phía các Ngân hàng thương mại

Đây là biện pháp hữu hiệu cho việc xây dụng hình ảnh ngân hàng, vừa truyền thông về ngân hàng xanh đến khách hàng lại tạo cho khách hàng sự thân thiện, thoải mái khi đến ngân cũng như tạo ra một môi trường làm việc trong lành cho chính các nhân viên, cán bộ ngân hàng. Thứ ba, thiết kế các sản phẩm tài chính xanh như: thẻ tín dụng xanh (tự phân hủy sau một số năm, hoặc có thể tái chế); khuyến khích khách hàng sử dụng các dịch vụ internet banking nhằm giảm thiểu giấy in ấn, tiết kiệm giấy, bảo vệ rừng; xây dựng các gói tín dụng xanh với mức lãi suất ưu đãi…. Thứ bảy, hỗ trợ tín dụng đối với các doanh nghiệp kinh doanh thân thiện với môi trường, các dự án giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giảm thiểu phát thải cacbon, thích ứng với biến đổi khí hậu, nóng lên toàn cầu… đồng thời kiểm tra giám sát chặt chẽ và đánh giá lại mức độ rủi ro môi trường của các khoản tín dụng đã cấp.