MỤC LỤC
_Cho vay từng lần: là hình thức cho vay tương đối phổ biến của ngân hàng thương mại, áp dụng với các khách hàng không có nhu cầu vay thường xuyên, không đủ điều kiện cấp hạn mức thấu chi. Một hình thức cho vay theo hạn mức khác mà ngân hàng còn áp dụng là hạn mức cuối kỳ, có nghĩa là trong kỳ khách hàng có thể vay vượt hạn mức nhưng cuối kỳ phải trả nợ sao cho dư nợ không vượt quá hạn mức được cấp.
Thường thì những khoản vay dài hạn là những khoản vay rất lớn, được dùng để chi vào việc mua sắm nhà cửa, đất đai, phương tiện giao thông … Những khoản vay này, khách hàng phải là người có nguồn thu nhập khá ổn định, việc vay ngân hàng và mục đích tiêu dùng phải được tính toán rất kỹ lưỡng bởi quy mô khoản vay là khá lớn. Qua việc trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, ngân hàng có thể biết được chính xác, đầy đủ hơn về tài chính, đạo đức khách hàng, trên cơ sở đó đánh giá khả năng xảy ra rủi ro, đưa ra quyết định cho vay hay không, với mục tiêu có được những khoản vay với chất lượng tốt nhất.
Dư nợ được hiểu là số tiền mà khách hàng đang còn nợ ngân hàng tại một thời điểm. Đây là chỉ tiêu phản ánh chính xác thực trạng cho vay tiêu dùng của ngân hàng tại thời điểm nghiên cứu. Trong hoạt động cho vay tiêu dùng, số lượng khách hàng là số khoản vay tiêu dùng mà khách hàng vay của ngân hàng.
Tăng trưởng số lượng khách hàng = Số lượng khách hàng năm t –Số lượng khách hàng năm (t-1).
Bên cạnh đó, xây dựng hệ thống pháp luật đẩy đủ, chặt chẽ sẽ làm giảm những kẽ hở, tránh xảy ra gian lận, tránh mâu thuẫn không đáng có giữa ngân hàng và khách hàng, bảo vệ quyền lợi khách hàng, tạo niềm tin của khách hàng đối với ngân hàng, từ đó giúp ngân hàng dễ dàng thuyết phục khách hàng sử dụng dịch vụ của mình. Các chính sách của chính phủ đặc biệt là các chính sách về kinh tế có thể tác động đến thu hút đầu tư, từ đó thúc đẩy hoặc hạn chế sự phát triển kinh tế, tác động đến khả năng tiêu dùng của người dân. Công nghệ phát triển xây dựng nền kinh tế hiện đại, tăng năng suất chất lượng sản phẩm, tăng hiệu quả lao động của con người, nâng cao chất lượng cuộc sống, trình độ dân trí cũng được tăng lên.
Trong thời kỳ kinh tế phát triển, với bất kỳ ngành nghề nào, đặc biệt là các ngành dịch vụ như dịch vụ tài chính, việc nắm bắt thông tin khách hàng là yếu tố sống còn, quyết định đến khả năng hoạt động và tăng trưởng. Ngân hàng cần tăng cường hoạt động quảng cáo trên báo, đài, tờ rơi, trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm giúp khách hàng hiểu biết nhiều hơn về sản phẩm dịch vụ của mình, gia tăng lòng tin đối với ngân hàng.
Ngân hàng cũng không ngừng đổi mới, mở rộng thêm các loại hình tín dụng đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của các doanh nghiệp Bên cạnh đó, nhằm thu hút khách hàng, ngân hàng cũng luôn cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất những thủ tục phiền hà không cần thiết nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp vay vốn để phát triển sản xuất kinh doanh. Cũng giống như các đặc điểm về kỳ hạn các khoản dư nợ, đặc điểm về đối tượng khách hàng cũng là do lịch sử phát triển của ngân hàng BIDV nói riêng và của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung. Bằng các biện pháp phân loại khách hàng, phối kết hợp chặt chẽ giữa các phòng khách hàng và phòng quản lý nợ có vấn đề, áp dụng các biện pháp thu nợ phù hợp với từng đối tượng khách hàng như bám sát tình hình hoạt động của các đơn vị, các nguồn tiền về để kịp thời thu nợ, khởi kiện đối với khách hàng chây ỳ, phối hợp với các đơn vị tìm khách bán tài sản thế chấp hoặc làm việc với các sở, ban ngành của thành phố, các tổng công ty để nhờ hỗ trợ trong thu nợ.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến điều này,nhưng chủ yếu là do giai đoạn 2006-2008, hệ thống ngân hàng đang trong giai đoạn phát triển nhanh tại Việt Nam, thu hút nhiều khách hàng mới đến giao dịch làm cho tôc độ tăng trưởng của phí giao dịch tăng. Nhằm thu phí dịch vụ và cung cấp các sản phẩm trọn gói cho khách hàng, chi nhánh đã phát triển các nghiệp vụ như phát hành và thanh toán L/C, nhờ thu nhập khẩu, dịch vụ thanh toán và chuyển tiền kiều hối, các dịch vụ mua bán ngoại tệ.
(Nguồn:Báo cáo thường niên của BIDV Cầu Giấy năm 2008-2010) Số lượng khách hàng trong CVTD được hiểu là số lượng các khoản cho vay.Số lượng khách hàng qua các năm luôn tăng nhưng vẫn còn ở mức rất khiêm tốn. Nền kinh tế Việt Nam bước chân vào cánh cửa hội nhập, không chỉ mang lại những cơ hội phát triển cho ngân hàng mà còn gặp phải sự canh tranh gay gắt không chỉ với các công ty cung cấp dịch vụ tài chính trong nước mà còn cả với các công ty nước ngoài vốn có ưu thế về nguồn vốn và năng lực. Với phương châm “Biến khách hàng tiềm năng trở thành khách hàng truyền thống” , ngân hàng luôn nỗ lực nâng cao chất lượng sản phẩm, với chính sách chăm sóc khách hàng hợp lý nhằm tạo niềm tin của khách hàng với ngân hàng.Sản phẩm cho vay tiêu dùng ngày càng đa đạng và phong phú.
Vì thế có thể việc thẩm định tư cách khách hàng, khả năng tài chính của khách hàng… vốn là những khoản khó xác định chưa thực sự chính xác dẫn đến chất lượng các khoản vay chưa đạt hiệu quả cao. Điều này làm giảm lượng khách hàng đến giao dịch với ngân hàng do tâm lý người Việt Nam e ngại rủi ro và phiền hà, gây khó khăn cho cả khách hàng và ngân hàng trong trường hợp xảy ra mâu thuẫn, làm mất niềm tin của khách hàng với các dịch vụ tài chính.
_Mở rộng mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch ra các tỉnh thành phố trên cả nước nhằm tăng khả năng tiếp xúc với các khách hàng cá nhân và hộ gia đình, nhằm tìm hiểu nhu cầu của nhóm đối tượng này đối với dịch vụ ngân hàng, từ đó cho ra đời các sản phẩm mới, phù hợp nhu cầu của khách hàng. Cho tới nay, marketing ngân hàng ở nước ta vẫn chủ yếu tập trung ở những hoạt động bề nổi như quảng cáo, khuyêch trương, và bước đầu đã có hoạt động thực sự như: nghiên cứu khách hàng, định vị hình ảnh, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ… Xây dựng một chiến lược marketing phù hợp sẽ tác động rất lớn đến hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động CVTD nói riêng. Ngân hàng cũng cần tìm hiểu những thông tin vĩ mô tác động tới hoạt động cho vay tiêu dùng, cụ thể là những chủ chương chính sách của Nhà nước, các quy định mới, những biến động kinh tế xã hội trong và ngoài nước bởi hoạt động cho vay tiêu dùng rất nhạy cảm với những biến động này.
_Nhà nước bằng các chính sách của mình tạo ra môi trường kinh tế - chính trị - xã hội ổn định nhằm tạo điều kiện cho phát triển kinh tế : ổn định chính trị, xác định chiến lược phát triển kinh tế, tăng cường đầu tư, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ổn định giá cả, duy trì lạm phát ở mức hợp lý….Kinh tế phát triển, khả năng tích lũy và tiêu dùng của người dân được nâng cao, đẩy mạnh tiêu dùng dẫn đến nâng cao chất lượng cuộc sống. Qua nghiên cứu lý luận và thực tế hoạt động CVTD tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Cầu Giấy, được sự hướng dẫn của PGS TS Nguyễn Thị Bất cùng các anh chị trong ngân hàng, em đã đi vào phân tích nêu ra những mặt được và còn hạn chế trong hoạt động CVTD tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Cầu Giấy, từ đó mạnh dạn đưa ra giải pháp mong muốn hoạt động này càng được mở rộng, tạo ích lợi cho bản thân ngân hàng và khách hàng có nhu cầu vay vốn tiêu dùng.