MỤC LỤC
Luận án hệ thống hóa tư liệu về quá trình Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo xây dựng NTM từ năm 2010 đến năm 2020. Đưa ra những nhận xét đánh giá về quá trình Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo xõy dựng NTM (2010 - 2020) trờn cả hai bỡnh diện ưu điểm và hạn chế, làm rừ nguyên nhân, đúc rút những kinh nghiệm chủ yếu.
Góp phần vào việc phục dựng quá trình Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo xây dựng NTM từ năm 2010 đến năm 2020.
Có rất nhiều yếu tố tác động đến quá trình Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo xây dựng NTM từ năm 2010 đến năm 2020; trên cơ sở kết quả nghiên cứu của các công trình đã được công bố, luận ỏn tập trung phõn tớch làm rừ những tỏc động của tỡnh hỡnh thế giới, khu vực và trong nước đến quá trình xây dựng NTM của tỉnh Thái Bình; khái quát chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về xây dựng NTM từ năm 2010 đến năm 2020; trình bày những tiềm năng, lợi thế về điều kiện tự nhiên, KT - XH và thực trạng nông thôn tỉnh Thái Bình trước năm 2010. Trên cơ sở kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình đã công bố; đồng thời, dựa vào hệ thống các văn kiện của Đảng bộ và chính quyền các cấp ở tỉnh Thái Bình, tác giả tập trung nghiên cứu và hệ thống hóa chủ trương của Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo xây dựng NTM từ năm 2010 đến năm 2020, qua hai giai đoạn 2010 - 2015 và 2015 - 2020; đi sâu phân tích các nội dung như quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp xây dựng NTM thể hiện chủ yếu trong các Nghị quyết chuyên đề số 02 và 03 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về xây dựng NTM giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến năm 2020 và đẩy mạnh xây dựng NTM gắn với cơ cấu lại ngành nụng nghiệp giai đoạn 2018 - 2020, tầm nhỡn đến năm 2030; làm rừ cụng tỏc chỉ đạo và tổ chức thực hiện của Đảng bộ tỉnh Thái Bình trong quá trình xây dựng NTM trên một số nội dung như: thành lập BCĐ và tuyên truyền, thi đua xây dựng NTM; chỉ đạo công tác quy hoạch và phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn; chỉ đạo phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân;.
Tuy nhiên, Việt Nam vẫn đứng trước nhiều thách thức lớn đan xen như: nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước trong khu vực và trên thế giới; tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống gắn với tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí; âm mưu chống phá của các thế lực thù địch vẫn diễn biến phức tạp; tình hình căng thẳng ở Biển Đông tác động tiêu cực đến phát triển KT - XH của đất nước; sản xuất nông nghiệp hiệu quả chưa cao, thiên tai, dịch bệnh gây thiệt hại lớn đối với nền kinh tế, đã phần nào ảnh hưởng đến quá trình xây dựng NTM trên cả nước. Về nhiệm vụ, giải pháp phát triển nông thôn nghị quyết đã chỉ ra: phát triển nền nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại gắn với phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ; xây dựng kết cấu hạ tầng KT - XH nông thôn gắn với phát triển các đô thị; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn; đổi mới và xây dựng các hình thức tổ chức sản xuất, dịch vụ có hiệu quả ở nông thôn; đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học, công nghệ để hiện đại hóa nông nghiệp, công nghiệp hóa nông thôn; đổi mới mạnh mẽ cơ chế, chính sách để huy động cao các nguồn lực, phát triển nhanh kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, phát huy sức mạnh của các đoàn thể chính trị - xã hội ở nông thôn.
Nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 28/4/2011 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về xây dựng NTM giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến năm 2020 và Quyết định số 1004/QĐ-UBND ngày 03/6/2011 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án xây dựng NTM tỉnh Thái Bình giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến năm 2020; đồng thời, thực hiện sự chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã triển khai xây dựng kế hoạch tổ chức quán triệt, tuyên truyền sâu rộng chủ trương, chính sách xây dựng NTM trong toàn Tỉnh; phối hợp với Sở NN&PTNT tổ chức Hội nghị cán bộ trung cao cấp, Hội nghị báo cáo viên cấp tỉnh để phổ biến những nội dung cơ bản liên quan đến xây dựng NTM; phối hợp với Ban Thường vụ Huyện ủy các huyện tổ chức tọa đàm nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao hiệu quả Chương trỡnh MTQG xõy dựng NTM. Theo đó, Quyết định số 1004/QĐ-UBNDngày 03/6/2011 đã yêu cầu: tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, hướng dẫn thực hiện quy định về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh, đến năm 2015 tất cả các cơ sở sản xuất đạt chuẩn về môi trường; vận động nhân dân tích cực trồng cây xanh theo quy hoạch, khơi thông cống rãnh, cải tạo công trình phụ đảm bảo hợp vệ sinh, tạo cảnh quan môi trường sạch đẹp, thu gom xử lý rác tại gia đình và các điểm tập trung; đầu tư xây dựng mới các nhà máy nước ở các khu vực chưa có nhà máy nước; đồng thời, cải tạo 38 nhà máy hiện có, tăng tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh lên trên 90% [149, tr.5].
Kinh tế thế giới phục hồi chậm, gặp nhiều khó khăn, thách thức và có nhiều biến động khó lường; xu hướng đa cực, đa trung tâm diễn ra nhanh hơn; chủ nghĩa dân tộc cực đoan, chủ nghĩa bảo hộ đã trỗi dậy; quá trình toàn cầu hóa sản xuất với sự phân công và hợp tác lao động diễn ra ngày càng sâu rộng giữa các nước trong khu vực và trên thế giới; những rào cản về không gian kinh tế, hàng hóa, dịch vụ, vốn, khoa học - công nghệ, thị trường lao động được gỡ bỏ, dẫn đến sự cạnh tranh giữa các nước càng trở nên gay gắt, đã tác động mạnh mẽ đến các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội, đòi hỏi các ngành, các lĩnh vực của mỗi nước phải thích ứng nhanh. Để sớm hoàn thành mục tiêu xây dựng NTM theo hướng bền vững, tỉnh Thái Bình xác định: đổi mới sâu sắc, toàn diện trên mọi lĩnh vực ở nông thôn theo hướng CNH, HĐH; trong đó, đổi mới phương thức sản xuất nhằm phát triển nông nghiệp, nông thôn hiệu quả, bền vững; ứng dụng mạnh mẽ tiến bộ khoa học - kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, công nghệ sinh học; sản xuất sản phẩm nông nghiệp có thương hiệu theo nhu cầu của thị trường; không ngừng nâng cao giá trị, hiệu quả sản xuất và thu nhập của lao động nông nghiệp góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn.
Để thực hiện mục tiêu trên, ngày 16/6/2017, UBND tỉnh ra Chỉ thị số 17/CT-UBND về việc tăng cường thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Thái Bình giai đoạn 2016 - 2020, đã yêu cầu các cấp, các ngành tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, đẩy mạnh tổ chức triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra; đẩy mạnh hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng sinh kế, nâng cao thu nhập cho hộ nghèo, cận nghèo; thực hiện tốt chính sách trợ cấp thường xuyên và hỗ trợ bảo hiểm y tế, học phí cho học sinh đối với những hộ nghèo, gia đình chính sách trong Tỉnh [221, tr.1]. Ngày 02/01/2020 Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Chỉ thị số 01/CT-UBND về công tác quốc phòng - quân sự địa phương năm 2020, trong đó yêu cầu các sở, ngành, các huyện, thành phố làm tốt công tác giáo dục chính trị, phổ biến giáo dục pháp luật cho bộ đội địa phương, Dân quân tự vệ, dự bị động viên đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ trong tình hình mới; kiện toàn cơ quan quân sự các cấp, tập trung xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, xây dựng các phương án tác chiến, kế hoạch động viên các cấp, bảo vệ vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền, vùng trời, vùng biển và các sự kiện quan trọng của địa phương và đất nước; tổ chức tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ bảo đảm hoàn thành chỉ tiêu, chất lượng tốt, đúng pháp luật, an toàn tiết kiệm.
Sự chỉ đạo thực hiện công tác tuyên truyền xây dựng NTM thể hiện trong một số kế hoạch, chỉ thị công văn điển hình như: Kế hoạch số 28-KH/TBTT ngày 02/5/2012 của Tiểu ban Tuyên truyền cấp tỉnh về tuyên truyền, vận động xây dựng NTM giai đoạn 2012 - 2015, trong đó đã chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan, ban, ngành và cả hệ thống chính trị đẩy mạnh công tác học tập, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và của Tỉnh về xây dựng NTM; Chỉ thị số 12-CT/TU ngày 23/2/2017 của Tỉnh ủy Thái Bình đã chỉ đạo các ban, ngành liên quan, các cơ quan thông tin đại chúng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thường xuyên đưa tin, bài và phản ánh kết quả, kinh nghiệm thực hiện, tập trung tuyên truyền các gương điển hình tiên tiến trong xây dựng NTM, tạo sức lan tỏa rộng rãi trong toàn xã hội; tiếp đó, Công văn số 3779/UBND- NNTNMT ngày 15/10/2018 của UBND tỉnh đã chỉ đạo các cấp, các ngành từ tỉnh đến cơ sở tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức hơn nữa về nhiệm vụ xây dựng NTM; ngoài ra, UBND tỉnh còn có Công văn số 3261/UBND-KTNT ngày 07/7/2020 về tổ chức Cuộc thi báo chí và cuộc thi ảnh về xây dựng NTM nhằm thu hút sự quan tâm, tham gia của đông đảo các lực lượng và tạo sự lan tỏa lớn trong cộng đồng xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn bộc lộ một số hạn chế trong quá trình lãnh đạo xây dựng NTM ở tỉnh Thái Bình là: nhận thức về nhiệm vụ xây dựng NTM ở một số địa phương chưa đầy đủ, chưa phát huy được sức mạnh của các tầng lớp nhân dân, còn phụ thuộc nhiều vào cấp trên (đặc biệt trong thời gian đầu triển khai xây dựng NTM); công tác chỉ đạo phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân chưa được quan tâm đúng mức; các tiêu chí đạt được ở một số địa phương chưa đảm bảo tính vững chắc, dẫn đến tỷ lệ xã đạt chuẩn NTM nâng cao còn thấp; công tác bảo vệ môi trường tại một số nơi chưa thực sự bền vững, hệ thống xử lý rác thải còn lạc hậu; tình hình an ninh trật tự xã hội vẫn còn diễn biến phức tạp.