Dịch vụ logistics Việt Nam giai đoạn 1986-nay: Thành tựu, tồn tại và hướng phát triển trong tương lai

MỤC LỤC

Đặc điểm cơ bản về kinh tế Việt Nam giai đoạn 1986 đến nay 1. Nền kinh tế nhiều thành phần

Phát triển kinh tế nhiều thành phần có tác động về nhiều mặt: giải phóng sức sản xuất, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực; tạo ra cạnh tranh - động lực của tăng trưởng; thực hiện dân chủ hóa đời sống kinh tế, thực hiện đại đoàn kết dân tộc, huy động sức mạnh tổng hợp để phát triển kinh tế - xã hội; là con đường xây dựng, hoàn thiện quan hệ sản xuất cho phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Phát triển đất nước theo đường lối đổi mới, Chính phủ Việt Nam ngày càng nhận thấy rừ hơn sự cần thiết phải tham gia vào quỏ trỡnh toàn cầu húa kinh tế và cạnh tranh quốc tế.Với sự cạnh tranh của nhiều thành phần kinh tế tham gia vào nền kinh tế, xu thế cạnh tranh ngày càng gay gắt, không những cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước mà còn phải canh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài.

Bảng 1.3: GDP, tỷ trọng GDP và đầu tư của các thành phần kinh tế từ 2007- 2010 theo giá thực tế.
Bảng 1.3: GDP, tỷ trọng GDP và đầu tư của các thành phần kinh tế từ 2007- 2010 theo giá thực tế.

Cơ chế, chính sách phát triển dịch vụ logistics từ 1986 đến nay

Theo quy hoạch tổng thể của Chính phủ, bắt đầu từ năm 2000, hầu hết các dự án phát triển cảng được nghiên cứu và triển khai xây dựng đáp ứng yêu cầu của tiêu chí cảng hiện đại với khu hậu phương rộng lớn và được gắn liền với các khu công nghiệp, khu chế xuất..như: Cảng Cái Lân, Đình Vũ, Nghi Sơn, Vũng Áng, Chân Mây, Dung Quất, Cái Mép - Thị Vải… Trong số các cảng đặc biệt quan trọng ở 3 vùng kinh tế trọng điểm Bắc, Trung, Nam thì các cảng Cái Lân, Dung Quất, Cái Mép - Thị Vải là những dự án đang được sự quan tâm đặc biệt của Nhà nước, bởi đây chính là đầu mối giao thông thuỷ quan trọng, giúp chúng ta thông thương thuận tiện với các nước trong khu vực và thế giới bằng đường biển. Thứ nhất, chi phí cho dịch vụ thuê ngoài thường thấp hơn so với chi phí xây dựng một cơ cấu làm việc trong doanh nghiệp bao gồm chi phí nhân sự (tuyển dụng, quản lý nhân sự, đào tạo, lương, thuế thu nhập, các khoản bảo hiểm. cho nhân viên…), chi phí cho văn phòng và các trang thiết bị làm việc, chi phí đầu tư xây dựng hệ thống kho bãi và vận chuyển …Việc sử dụng các dịch vụ thuê ngoài sẽ giúp doanh nghiệp giảm đáng kể chi phí cố định và dành nhiều nguồn lực hơn tập trung cho hoạt động kinh doanh cốt lừi của mỡnh.

Thực trạng phát triển ngành logistics thời kỳ mở cửa

Phân tích những thành tựu cơ bản về phát triển dịch vụ logistics trong hoạt động thương mại thời mở cửa

- Nhà nước đã có quy hoạch và trên thực tế bằng nhiều nguồn vốn đang và sẽ đầu tư phát triển khu cảng nước sâu Cái Mép, cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong, Sân bay quốc tế Long Thành, hành lang đường bộ Đông Tây (EWEC), hành lang Hà Nội - Hải Phòng - Hà Khẩu - Côn Minh, hệ thống đường bộ cao tốc, đường sắt xuyên Á… Các thể chế tiếp tục củng cố, tạo thuận lợi như thủ tục hải quan, cải cách hành chánh, đẩy nhanh tiến trình hội nhập sâu khu vực. Ngoài việc cải tạo nâng cấp một số cảng truyền thống như cảng Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn… nhiều cảng mới đã được đầu tư xây dựng như cảng Cái Lân, Chân Mây, Dung Quất, Thị Vải, VIC… trải đều để phục vụ các khu vực kinh tế của đất nước.các cảng mới như cảng nước sâu, cảng container chuyên dụng… với vốn đầu tư lên tới hàng tỷ đồng đang phát huy tác dụng và mở ra tiềm năng lớn đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế khu vực cũng như nền kinh tế thế giới của Việt Nam.

Hình 2.3:Kết quả đánh giá về chỉ số LPI của Việt Nam qua hai kỳ báo cáo
Hình 2.3:Kết quả đánh giá về chỉ số LPI của Việt Nam qua hai kỳ báo cáo

Những tồn tại và nguyên nhân trong quá trình phát triển các dịch vụ logistics

Theo Ông Đỗ Xuân Quang, Trưởng bộ phận Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, thuộc Hiệp hội Giao nhận kho vận Việt Nam (VIFFAS), nhận định: “Việc phát triển nóng của ngành logistics là điều đáng lo ngại, do các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, xét về quy mô (con người, vốn, doanh số..) vẫn rất nhỏ bé, ngoại trừ vài chục doanh nghiệp Nhà nước và cổ phần là tương đối lớn (từ 200-300 nhân viên), số còn lại trung bình từ 10-20 nhân viên, trang thiết bị, phương tiện, cơ sở hạ tầng còn thấp kém, chủ yếu mua bán cước tàu biển, cước máy bay, đại lý khai quan và dịch vụ xe tải, một số có thực hiện dịch vụ kho vận nhưng không nhiều. Một thực tế khác là trong khi các doanh nghiệp của ta còn đang mải “ đá nhau” thì các tập đoàn hàng hải lớn trên thế giới như APL, Mitsui OSK, Maerk logistics, NYK logistics…, những tập đoàn hùng mạnh với khả năng cạnh tranh lớn, bề dày kinh nghiệm và nguồn tài chính khổng lồ với hệ thống mạng lưới đại lý dày đặc, hệ thống kho hàng chuyên dụng, dịch vụ khép kín trên toàn thế giới, mạng lưới thông tin rộng khắp, trình độ tổ chức quản lý cao, đã và đang từng bước xâm nhập, củng cố và chiếm lĩnh thị trường trong nước.

Những vấn đề đặt ra trong phát triển dịch vụ logistics ở nước ta

Điều này đòi hỏi các nhà quản lý vĩ mô cần có những cái nhìn tổng quát để đưa ra những chính sách điều tiết vĩ mô nền kinh tế, xây dựng để phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng, các cảng biển, chính sách logistics cần rừ ràng, minh bạch, xõy dựng cỏc hiệp hội để tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp logistics Việt Nam, đặc biệt là phải tập trung đào tạo nguồn nhân lực logistics có trình độ cao,chuyên nghiệp…. Như vậy để phát triến dịch vụ logistics không những các doanh nghiệp trong nước phải đổi mới phương thức kinh doanh, chuyên nghiệp hóa hoạt động của doanh nghiệp mình mà chính các nhà quản lý vĩ mô, Nhà nước cũng cần có những chính sách thúc đấy sự phát triển của ngành dịch vụ này, phải có những chính sách, những quy hoạch tổng thế nhằm phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực… đưa ngành logistics của Việt Nam thực sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.

III .Giải pháp phát triển dịch vụ logistics ở Việt Nam những năm tới

Mục tiêu, quan điểm phát triển dịch vụ logistics giai đoạn đến năm 2020 Thời gian qua, cùng với sự phát triển ngoại thương cũng như thị trường

Quy hoạch còn đề cập đến giải pháp đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực vận tải biển, đặc biệt là công tác cải cách thủ tục hành chính tại các cảng biển VN và thủ tục đăng ký tàu biển; nhanh chóng triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, triển khai cảng vụ điện tử, hải quan điện tử, thực hiện chính sách một cửa để tạo điều kiện thuận lợi cho tàu, thuyền ra vào cảng biển; đồng thời xây dựng cơ chế, chính sách phát triển để khuyến khích đầu tư và quản lý có hiệu quả các trung tâm phân phối hàng hóa, cảng nội địa để hỗ trợ phát triển dịch vụ logistics; nghiên cứu cơ chế, chính sách phù hợp để xây dựng, thu hút đầu tư cho dịch vụ logistics Việt Nam. Tổng công ty đã triển khai một số dự án đầu tư cơ sở hạ tầng cảng biển quốc gia như dự án cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong; dự án cải tạo, nâng cấp cảng Hải Phòng giai đoạn II; cảng Ðình Vũ - Hải Phòng; các dự án liên doanh đầu tư xây dựng và khai thác cảng với Tập đoàn SSA (Mỹ), Maersk A/S (Ðan Mạch) và PSA ( Singapore) tại khu vực Cái Mép - Thị Vải, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; dự án đầu tư xây dựng kho bãi công-ten-nơ tại Hải Phòng; triển khai các thủ tục chuẩn bị đầu tư dự ỏn cảng cửa ngừ quốc tế Hải Phũng, cảng container quốc tế Vũng Tàu, cảng Sài Gòn - Hiệp Phước, khởi công xây dựng cảng Cái Cui giai đoạn 2 và khu hậu cần Logistics.

Các giải pháp chủ yếu phát triển dịch vụ logistics đến 2020 1.phương hướng phát triển dịch vụ logistics đến năm 2020

Ví dụ, khi đặt hàng, nhà sản xuất gọi điện thoại hoặc gởi fax cho nhà cung cấp nguyên vật liệu ("thông tin" ở đây chính là đơn đặt hàng, còn dòng thông tin là những cuộc gọi điện thoại hoặc fax). Nếu đơn đặt hàng bị fax sai địa chỉ, chắc chắn việc cung cấp nguyên vật liệu sẽ bị ảnh hưởng. Trong ví dụ này, dòng thông tin là yếu tố dẫn đường cho dòng sản phẩm. Trong trường hợp thanh toán, chỉ cần hình dung tương tự rằng các chứng từ thanh toán do nhà cung cấp nguyên vật liệu gởi cho nhà sản xuất bị lạc địa chỉ, ta sẽ thấy rằng dòng thông tin cũng là yếu tố dẫn đường cho dòng tiền tệ. Như vậy công nghệ thông tin cũng là một trong những yếu tố cơ sở hạ tầng quan trọng để phát triển dịch vụ logistics. Việc xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng sẽ là yếu tố quyết định thúc đẩy sự phát triển của ngành dịch vụ logistics nói riêng và của toàn bộ nền kinh tế nói chung. Giải pháp về đào tạo, nguồn nhân lực. Đối với bất cứ doanh nghiệp dịch vụ nào, nguồn nhân lực cũng chính là yếu tố quyết định sự thành công. Trong những năm gần đây, ngành dịch vụ logistic tại Việt Nam đã và đang phát triển rất nhanh chóng, từ một vài doanh nghiệp giao nhận quốc doanh của đầu thập niên 90, đến nay đã có hơn 600 công ty được thành lập và hoạt động trên cả nước. Theo thông tin từ Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp.HCM thì trung bình mỗi tuần một công ty giao nhận logistics được cấp phép hoạt động hoặc bổ sung chức năng logistics. Do phát triển nóng nên nguồn nhân lực cung cấp cho thị trường logistic tại Việt Nam hiện nay trở nên thiếu hụt trầm trọng. Các chương trình đào tạo, nâng cao tay nghề trong ngành logistics hiện nay được thực hiện ở các cơ sở đào tạo chính thức, đào tạo theo chương trình Hiệp hội và đào tạo nội bộ. Về chương trình đào tạo, nâng cao tay nghề trong ngành logistics hiện nay, theo VIFFAS, được thực hiện ở 3 cấp độ: 1) tại các cơ sở đào tạo chính thức: 2) đào tạo theo chương trình hiệp hội; 3) đào tạo nội bộ trong doanh nghiệp. Sự thiếu hụt này cần được ngành và các doanh nghiệp giải quyết nhanh chóng vì xu thế chung trong giao nhận vận tải quốc tế nhất là thời kỳ hội nhập như hiện nay đòi hỏi bắt buộc nhân viên phải có trình độ cao về ngoại ngữ, chuyên môn sâu, có kiến thức rộng về địa lý, am tường luật lệ liên quan đến xuất nhập khẩu, các quy định và luật Hải quan trong nước và quốc tế, thông thạo và hiểu biết về pháp luật quốc gia và luật quốc tế, có kiến thức về cả ngân hàng, bảo hiểm và hàng không, máy bay, tàu biển….