Xuất khẩu gạo của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế: Thực trạng và giải pháp

MỤC LỤC

Vai trò của hoạt động xuất khẩu gạo đối với nền kinh tế quốc dân

Cuộc cạnh tranh này có tác dụng ngược trở lại buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải tổ chức, xem xét lại khâu sản xuất, hình thành một cơ cấu sản xuất thích hợp, các doanh nghiệp cũng cần phải nhìn lại chất lượng sản phẩm của mình để thích nghi với những biến động của thị trường thế giới. Mối quan hệ giữa thị trường nước ngoài và sản xuất trong nước được thực hiện qua xuất khẩu là cách tốt nhất để nâng cao trình độ và hiệu quả của nền công nghiệp.

Hệ thống chỉ tiêu đánh giá sức cạnh tranh của sản phẩm trong thương mại quốc tế

Ý nghĩa của công thức (1): nếu tỉ trọng xuất khẩu của nước i về mặt hàng j lớn hơn tỉ trọng sản phẩm đó trong tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn thế giới, tức là hệ số RCA ≥1, thì nước i được cho là có lợi thế so sánh về sản phẩm j. Hoàn toàn khụng cú lợi thế so sỏnh (-1) < RCA < (1) Cú lợi thế so sỏnh rừ rệt Hệ số lợi thế so sánh hiển thị có thể sử dụng để đánh giá sơ bộ khả năng cạnh tranh của một ngành sản xuất của nền kinh tế này so với nền kinh tế khác.

Thị trường xuất khẩu gạo thế giới và kinh nghiệm xuất khẩu gạo của một số nước

Thị trường xuất khẩu gạo thế giới

Hai nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, thứ nhất là do một số nước có kế hoạch giảm xuất khẩu gạo, trong số 8 nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới thì có tới 4 nước có kế hoạch cắt giảm lượng gạo xuất khẩu trong năm 2008 là Trung Quốc, Việt Nam, Ai Cập, Ấn Độ, với một loạt các chính sách hạn chế xuất khẩu gạo được áp dụng như áp dụng giá xuất khẩu tối thiểu, thuế xuất khẩu gạo, hạn ngạch. Nguyên nhân thứ hai là diễn biến giá gạo thế giới tăng mạnh, giá gạo bình quân cả năm trên 700 USD/tấn được cho là hiện tượng bất bình thường của năm 2008 và cũng là của nhiều thập kỷ qua, một số nước nhập khẩu gạo lớn có xu hướng cắt giảm lượng gạo nhập khẩu, trong đó cắt giảm mạnh nhất là Indonesia và Bangladesh.

Cơ cấu xuất khẩu gạo thế giới

Nguyên nhân là do kinh tế suy thoái từ khủng hoảng tài chính toàn cầu và tín dụng sẽ bị thắt chặt, ảnh hưởng đến thương mại, trong đó có mặt hàng gạo. Trên thị trường gạo hạt dài chất lượng thấp và trung bình là sự chạy đua giữa Trung Quốc, Thái Lan, Pakistan và Việt Nam.

Kinh nghiệm xuất khẩu gạo của một số nước trên thế giới trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

    Chính phủ Thái Lan không cạnh tranh với các thương nhân xuất khẩu gạo và các thương nhân này được tự do tham gia thị trường xuất khẩu gạo thế giới thông qua các biện pháp khuyến khích như: không thu thuế xuất khẩu, bỏ chế độ hạn nghạch, xuất khẩu chỉ phải nộp thuế lợi tức nếu có, khi cần thiết chính phủ có thể tham gia định hướng thị trường chủ yếu, can thiệp để ký được những hợp đồng lớn…. Công nghệ sau thu hoạch của Việt Nam kém hiệu quả do quá tập trung vào công đoạn xay xát mà chưa quan tâm đến các công đoạn khác và một phần do việc đầu tư nâng cấp công nghệ không đem lại lợi tức cao, đây là khâu rất yếu hiện nay vì vậy trong những năm tới cần tập trung giải quyết theo các hướng : đầu tư cơ sở hạ tầng thoàn thiện công nghệ sau thu hoạch nhằm giảm tỷ lệ tổn thất xuống thấp nhất đồng thời tăng cường quản lý chất lượng gạo xuất khẩu.

    Các cam kết quốc tế của Việt Nam liên quan đến nông nghiệp, sản xuất và xuất khẩu gạo

    Mục đích của hiệp định này là nhằm bảo vệ sức khỏe con người trước những nguy cơ có thể gây ra bởi các chất phụ gia, chất độc, chất gây ô nhiễm hoặc các vi khuẩn gây bệnh, các bệnh lan truyền từ động vật, thực vật…Hiệp định này công nhận quyền của các nước thành viên WTO được áp dụng các biện pháp kiểm dịch động, thực vật mà tác động của nó có thể làm hạn chế nhập khẩu hàng nông sản. Hiệp định SPS cũng đưa ra một loạt các nguyên tắc khác nhằm loại bỏ các rào cản thương mại như: nguyên tắc hài hoà với tiêu chuẩn quốc tế; chấp nhận các quy định, yêu cầu của các thành viên khác là tương đương với quy định, yêu cầu của mình nếu chúng đáp ứng mục tiêu của nước mình; sử dụng phương pháp xác định nguy cơ, rủi ro khi muốn đưa ra quy định, yêu cầu về SPS; hình thành các khu vực không có hoặc ít có bệnh và sâu hại; kiểm tra, kiểm dịch tại cửa khẩu; công khai, minh bạch đối với các quy định, yêu cầu SPS.

    Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam

    Yếu tố tự nhiên

    Chẳng hạn đối với những tiểu vùng sinh thái ở Nam Bộ như: Vùng tây sông Hậu và Tứ giác Long Xuyên: cho phép áp dụng các giống lúa thâm canh cao như giống OM2517, OM4498, IR50404, Jasmine85; Vùng phù sa ngọt dọc sông Tiền, sông Hậu có thể ưu tiên sử dụng các giống lúa cao sản chất lượng cao như VNĐ95- 20, OM2514, OMCS2000, OM4900, IR64; Vùng Đồng Tháp Mười: áp dụng giống lúa cực ngắn ngày, chịu phèn mặn trung bình – khá như OM576, OM1490, MTL499…Những vùng sinh thái khác nhau này đã tạo cho nông sản Việt Nam nói chung và cây lúa nói riêng có những nét đặc trưng về hương vị - chất lượng tự nhiên được thế giới ưa thích, đây là những lợi thế trong cạnh tranh về tính độc đáo của nông sản Việt Nam. Hiện nay Việt Nam vẫn là một nước chậm phát triển do đó sản xuất lúa gạo vẫn giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân, bên cạnh đó sản xuất lúa gạo với đặc tính của sản xuất nông nghiệp: thứ nhất là thực hiện sản xuất trên diện rộng và phụ thuộc vào đặc điểm tự nhiên về đất đai, nguồn nước…., thứ hai là thực hiện sản xuất cần nhiều lao động do tính chất phân bố rộng của sản xuất và đòi hỏi bắt buộc khi thực hiện công việc, vì vậy, sản xuất lúa cho phép tận dụng được tốt thuận lợi về lao động tài nguyên thiên nhiên đồng thời hạn chế bớt nhứng khó khăn về vốn, kĩ thuật – công nghệ, bởi sự đòi hỏi đầu tư về vốn trong trồng trọt không lớn và kĩ thuật máy móc phục vụ cho sản xuất lúa ở khâu trồng và chế biến không quá phức tạp, giá thành không cao lắm so với các loại công nghệ tinh vi.

    Những tác động ảnh hưởng từ chính sách kinh tế vĩ mô

    Thứ nhất, hạn ngạch làm cách ly nền kinh tế trong nước và các biến đổi của thương mại quốc tế bằng cách giảm sự truyền tin về giá cả quốc tế và giá cả trong nước, đưa đến một hình thức giá cả ổn định cho người nông dân nhưng đem lại thu nhập cho người nông dân dưới mức mà sản xuất có thể, làm giảm hiệu quả xuất khẩu gạo. Chính sách thu hút FDI vào sản xuất và xuất khẩu gạo sẽ hướng tập trung đầu tư cho các chương trình trọng điểm như phát triển công nghệ sinh học để tạo ra các giống lúa mới cho năng suất cao, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường; áp dụng công nghệ chế biến, bảo quản sau thu hoạch, nâng cao giá trị, an toàn vệ sinh thực phẩm của sản phẩm…đẩy mạnh xuất khẩu tới các thị trường cao cấp và tiềm năng.

    Đánh giá sức cạnh tranh của xuất khẩu gạo Việt Nam thông qua một số chỉ tiêu định lượng

    Hệ số lợi thế so sánh hiển thị (RCA)

    Để xác định lợi thế so sánh hay lợi thế cạnh tranh của sản phẩm Việt Nam nói chung và của sản phẩm gạo nói riêng, Hệ số lợi thế so sánh hiển thị RCA đã được sử dụng như một thước đo để phản ánh vị trí lợi thế so sánh đạt được của sản phẩm trên thị trường quốc tế trong tương quan với tổng giá trị xuất khẩu của quốc gia. Xuất khẩu gạo của VN có vị trí tốt trên thị trường thế giới, giá trị XK ngày càng tăng cao, thậm chí là mặt hàng có kim ngạch cao nhất trong số các mặt hàng nông sản XK chủ lực hiện nay.Do vậy để giữ vững khả năng cạnh tranh của mặt hàng này, đồng thời mở rộng thị phần xuất khẩu gạo trên thế giới, Việt Nam cần tiếp tục nâng cao chất lượng gạo; nâng cao hiệu quả của các ngành công nghiệp hỗ trợ và.

    Hệ số chi phí tài nguyên nội địa (DRC)

    Hệ số này có xu hướng giảm dần từ năm 2003 đến 2006, chứng tỏ lợi thế cạnh tranh ngày càng tăng đối với xuất khẩu lúa gạo trong giai đoạn này về mặt nhân công giá rẻ, điều này là do mức độ cải thiện thu nhập của nông dân chưa cao trong khi giá trị ròng thông qua xuất khẩu lúa gạo ngày càng tăng mạnh. Như vậy nếu xem yếu tố chi phí lao động như là một chỉ số cạnh tranh quốc tế về chi phí, thì ngành sản xuất và xuất khẩu lúa gạo Việt Nam với mức chi phí cao hơn đã không còn duy trì được ưu thế cạnh tranh so với các nước Trung Quốc, Hàn Quốc, Indonexia và Malaysia kể từ năm 2007 (Bảng 2.3).

    Những vấn đề đặt ra đối với hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

    Nhà nông hàng ngàn năm với lối tư duy cung cầu khép kín thật khó một sớm một chiều để thích nghi với một lối nghĩ mới trước những thay đổi cũng như đòi hỏi chóng mặt xuất phát từ thị trường, bên cạnh còn là những khó khăn vốn có từ trước trong sản xuất nông nghiệp như công nghệ thấp, sản xuất manh mún, đất đai hẹp..Khó cạnh tranh với nông sản nước ngoài hoặc không có khả năng đầu tư máy móc trong một nền sản xuất nông nghiệp cơ giới hoá đều làm cho thu nhập của nông dân giảm hoặc tăng chậm so với cư dân đô thị và người lao động trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ. Lúa gạo xuất khẩu của ta theo đánh giá của các nhà nhập khẩu là chất lượng không ổn định, có độ ẩm và tỷ lệ gãy vỡ cao, hay bị biến màu, và đa phần có chất lượng thấp .Hơn nữa, vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm của Việt Nam luôn là vấn đề được quan tâm đặc biệt đối với các nhà nhập khẩu do lạm dụng phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích tăng trưởng, kháng sinh..Vì thế, khi tham gia hội nhập kinh tế quốc tế, nếu không tích cực có các biện pháp phòng tránh thì chắc chắn rằng các rào cản kỹ thuật sẽ.

    Phương hướng phát triển xuất khẩu gạo của Việt Nam trong thời gian tới 1. Dự báo xuất khẩu gạo của thị trường thế giới

    Mục tiêu, định hướng phát triển xuất khẩu gạo của Việt Nam tới năm 2020

    Đa dạng hoá nhiều loại với các chủng loại khác nhau để có thể đáp ứng được nhu cầu của thị trường thế giới, cơ cấu của chủng loại sản phẩm phải thay đổi theo chiều hướng tích cực ngày càng có nhiều chủng loại chất lượng cao, đặc sản phù hợp, giảm tỷ lệ các loại gạo phẩm cấp thấp. Đa phương hoá thị trường tiêu thụ gạo đồng thời xác định và có sự ưu tiên đối với thị trường xuất khẩu gạo chiến lược, lâu dài bằng ổn định số lượng và nâng cao chất lượng hàng hoá, khi có cơ hội phải chiếm lĩnh và biến những thị trường tiềm năng thành những thỉ trường quen thuộc và truyền thống của mình.

    Một số giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu gạo củaViệt Nam trong thời gian tới

      Đối với các viện, trường, các cơ quan nghiên cứu, quản lý ở trung cương về giống lúa cần thu thập, đánh giá và bảo quản quỳ gen ưu việt, có lợi thế so sánh để cung cấp nguyên liệu cho việc tạo giống có năng suất cao, chất lượng tốt kết hợp giữa chọn tạo giống ở trong nước với nhập nội giống mới cùng với phương tiện công nghệ hiện đại nhằm tranh thủ thời gian trong công tác tạo giống. Tạo cơ sở pháp lý (thương hiệu được đăng ký với các cơ quan quản lý trong nước và quốc tế, được chứng nhận của các tổ chức có uy tín về chất lượng, giá cả của sản phẩm), sau đó là quảng bá thương hiệu thông qua nhiều hình thức khác nhau để tạo dựng uy tín, trong đó quảng bá bằng cách kết hợp với phát triển du lịch là một cách thức vô cùng hữu hiệu và cần được lưu tâm trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.