MỤC LỤC
- Những tài sản đã hư hỏng không sử dụng được hoặc còn sử dụng được nhưng lạc hậu về mặt kỹ thuật đang chờ giải quyết, cách phân loại này giúp người quản lý tổng quát tình hình sử dụng tài sản và có biện pháp điều chỉnh để nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ. - TSCĐ tự có: Là những TSCĐ được mua sắm, đầu tư bằng nguồn vốn tự có (ngân sách cấp, coi như ngân sách cấp và trích quỹ đầu tư phát triển của doanh nghiệp) để phục vụ cho mục đích sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Trường hợp thời gian sử dụng hay nguyên giá của TSCĐ thay đổi, doanh nghiệp phải xác định lại mức trích khấu hao trung bình của TSCĐ bằng cách, lấy giá trị còn lại trên sổ kế toán chia cho thời gian sử dụng được xác định lại hoặc thời gian sử dụng còn lại của TSCĐ. Khấu hao luỹ kế đến năm cuối cùng sẽ không đủ bù đắp vốn đầu tư ban đầu của TSCĐ để khắc phục hạn chế này trong công tác quản lý và sử dụng cần chú ý mức trích khấu hao của hai năm cuối như đã trình bày ở trên.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, tiền khấu hao đối với TSCĐ trong doanh nghiệp nhà nước được hình thành từ nguồn vốn nhà nước hoặc từ nguồn vốn do doanh nghiệp tự bổ sung được để lại làm nguồn tái đầu tư TSCĐ cho doanh nghiệp. Do chưa có nhu cầu đầu tư, doanh nghiệp được sử dụng linh hoạt số tiền khấu hao để bổ sung vốn kinh doanh nhằm đạt mức sinh lời cao.
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ hao mòn của TSCĐ trong doanh nghiệp, nếu hệ số này cao chứng tỏ TSCĐ đã hao mòn nhiều, TSCĐ trở nên cũ kĩ, lạc hậu và ngược lại. Dùng để đánh giá mức độ trang bị kỹ thuật cho người lao động cao hay thấp, chỉ tiêu này càng lớn thì càng góp phần giải phóng lao động cho người lao động.
- Hạn mức tín dụng do Ngân hàng dành cho Doanh nghiệp: Khi ngân quỹ của doanh nghiệp không đủ đáp ứng cho nhu cầu chỉ tiêu không đủ để tài trợ cho một đơn vị dự án nào đó của doanh nghiệp thì một phương án hay được sử dụng là vay Ngân hàng theo hạn mức tín dụng. - Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp: Trong thực tế, do mỗi doanh nghiệp có một đặc điểm khác nhau (trong từng ngành, từng nghề và toàn bộ nền kinh tế) nên mỗi doanh nghiệp căn cứ vào những phương hướng biện pháp chung để đưa ra cho doanh nghiệp mình những phương hướng biện pháp cụ thể có tính khả thi nhằm đẩy mạnh công tác tổ chức và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại doanh nghiệp mình.
Hiện nay, Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Bình Minh là một trong những đại diện độc quyền tại Việt Nam và một số nước Châu á cho nhiều nhà sản xuất chế tạo máy nổi tiếng trên thế giới và có quan hệ trực tiếp với nhiều nhà sản xuất khác. Hiện nay tổng số cán bộ của công ty là 56 người, trong đó có 40 cán bộ kỹ thuật có trình độ đại học và cao đẳng kỹ thuật, đã công tác nhiều năm trong ngành cơ khí và đã được các chuyên gia kỹ thuật quản lý của các hãng nước ngoài trực tiếp đào tạo về kỹ năng quản lý, tư vấn, kỹ năng lắp đặt vận hành máy và sửa chữa bào hành thiết bị.
- Kế toán ngân hàng: Thực hiện các phần hành từ cơ sở gửi lên liên quan đến các nghiệp vụ ngân hàng, rút tiền, chuyển tiền, vay vốn tín dụng ở ngân hàng kiêm công tác thanh toán với người tạm ứng, viết phiếu thu chi hàng ngày, theo dừi doanh thu bỏn hàng. - Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương: Tính toán tiền lương phải trả cho cán bộ công nhân viên, trích BHYT, BHXH, KPCĐ, tính phần trăm bảo hiểm cho cụng nhõn, theo dừi tỡnh hỡnh tăng giảm người đúng BHXH, hàng tháng lập bảng phân bố số 1.
- Kế toán tổng hợp và tính giá thành: Có nhiệm vụ tính toán chi phí tổng hợp và tính giá thành, làm các báo cáo cần thiết theo yêu cầu của cục thuế, theo các chế độ tài chính ban hành. - Kế toán xí nghiệp: Có nhiệm vụ thu thập số liệu chứng từ chuyển lên phòng kế toán của Công ty, làm công tác hạch toán ban đầu.
+ Khách hàng tiềm năng trung bình: Các khu chế xuất, viện bảo tàng, khách sạn lớn.
+ Xây dựng Website: Có đăng ký trên tất cả các phương tiện tìm kiếm toàn cầu, xây dựng phát triển hệ thống thư điện tử. Ngoài ra các sản phẩm do công ty sản xuất được đăng ký bản quyền và được in Logo trên áo của công nhân trong công ty.
+ Tham dự các cuộc họp của các phái đoàn thương mại của các nước sang thăm và làm việc với các khách hàng Việt Nam.
Bên cạnh đó công ty cũng đã liên kết, hợp tác với các công ty thương mại khác, các trường đại học, các cá nhân để tư vấn hoặc hợp tác cung cấp thiết bị. Bên cạnh đó công ty luôn tiến hành hoạt động kinh doanh không trái với các quy định của pháp luật, luôn bám sát các định hướng phát triển của nhà nước, tôn trọng khách hàng và luôn chú ý đến uy tín của mình trên thị trường.
Đây là các đại lý trực tiếp của công ty và được quyền dùng tên, biểu tượng của công ty phía trên biểu tượng của họ. Chính nhờ các hoạt động Marketting kể trên công ty đã từng bước thành công và khẳng định vị trí của mình trên thị trường.
- BENIGN(Đài Loan): Các loại máy gia công kim loại( tiện, phay, bào…) - CHINA JIANGSU (Trung Quốc): Các loại máy móc và thiết bị gia công. Hàng năm công ty đều cử cán bộ tham gia các hội trợ triển lãm lắp đặt, sữa chữa, phục hồi thiết bị hỏng cũng không ngừng được nâng cao.
Để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của công ty có hiệu quả và tăng khả năng cạnh tranh thì việc đổi mới TSCĐ đòi hỏi phải đúng lúc, đúng hướng sẽ có ý nghĩa quan trọng đối với công ty. Đặc biệt là máy móc thiết bị đã tạo điều kiện cho công ty nâng cao năng lực sản xuất, đẩy nhanh tiến độ thi công công trình sớm được nghiệm thu và thanh toán đúng tiến độ, đúng kế hoạch.
Từ khi xoá bỏ cơ chế bao cấp chuyển sang hạch toán kinh doanh theo cơ chế thị trường, các doanh nghiệp được Nhà nước giao quyền chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tự chủ trong việc tổ chức huy động và sử dụng vốn, tự tìm kiếm thị trường tiêu thụ, lời ăn lỗ chịu và phải có nghĩa vụ đóng góp cho ngân sách Nhà nước. Việc mua bảo hiểm là một trong những biện pháp bảo toàn cho nguồn vốn cố định, nhưng trong thực tế công ty vẫn chưa áp dụng hình thức mua bảo hiểm cho TSCĐ .Đặc là những máy móc thiết bị có giá trị lớn, đây là những thiếu sót lớn của công ty trong việc quản lý TSCĐ.
Trong Đại hội cụng ty vừa qua, lónh đạo cụng ty đó nờu rừ mục tiờu hoạt động của công ty là: Trong những năm tới, công ty cần tập trung đầu tư theo chiều sâu để phát triển kinh doanh. Để hoạt động của công ty ngày càng tốt hơn, căn cứ vào tình hình thực tế, Ban lãnh đạo công ty đã xây dựng một số chỉ tiêu, kế hoạch hoạt động trong thời gian tới.
Phấn đấu đạt mức tăng trưởng hàng năm từ 10% - 20% đối với các chỉ tiêu cơ bản như: Doanh thu, sản lượng, nộp ngân sách, lợi nhuận và thu nhập của người lao động. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công ty còn bộc lộ một số tồn tại cần khắc phục trong quá trình sản xuất kinh doanh, tổ chức và sử dụng vốn kinh doanh nói chung vốn cố định nói riêng.
Trong những năm vừa qua số vốn vay Ngân hàng của công ty chiếm tỷ trọng tương đối cao, khi sử dụng nguồn vốn này công ty phải trả một khoản lãi suất nhất định do đó tất cả các khoản vốn mà công ty huy động được cần phải đưa vào sử dụng ngay, sử dụng có hiệu quả nếu không tình hình tài chính của công ty sẽ không gặp phải không ít khó khăn. Kế hoạch huy động và sử dụng VCĐ là một bộ phận quan trọng của kế hoạch sản xuất kinh doanh cũng như đối với các kế hoạch khác, do đó việc lập các kế hoạch này nhất thiết phải dựa vào sự phân tích tính toán và các chỉ tiêu kinh tế tài chính của các kỳ trước làm cơ sở, kế hoạch phải được lập sát, đúng, toàn diện và đồng bộ làm cơ sở tin cậy cho việc tổ chức và sử dụng VCĐ mang lại hiệu quả cao nhất cho công ty.
Muốn đạt được điều đó, công tác điều hành quản lý kinh doanh, hạn chế tối đa thời gian ngừng hoạt động của máy móc, đảm bảo cung cấp đầy đủ và kịp thời nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất, hạn chế tối đa các sản phẩm sai quy cách, dự trữ hàng tồn kho hợp lý, tránh lãng phí các yếu tố sản xuất, làm chậm tốc độ luân chuyển vốn. Nếu xác định nhu cầu VCĐ quá thấp dẫn tới thiếu vốn để kinh doanh, công ty sẽ gặp nhiều khó khăn, khả năng thanh toán giảm, sản xuất kinh doanh bị ngừng trệ, thiệt hại do ngừng sản xuất, không thực hiện đúng được các hợp đồng đã ký với khách hàng, uy tín công ty sẽ bị giảm sút.
Theo em để định ra một tỷ lệ chiết khấu này, công ty cần phải dựa vào lãi suất ngân hàng về vốn vay, vì thực tế cho thấy trong thời gian vốn bị khách hàng chiếm dụng quá nhiều đã buộc công ty phải đi vay vốn Ngân hàng cho sản xuất kinh doanh và tất nhiên công ty phải trả một khoản lãi nhất định, hơn nữa khi vay vốn ngân hàng lại đòi hỏi các thủ tục phức tạp. Trong điều kiện Nhà nước còn nhiều khó khăn về tài chính, chưa có điều kiện cấp bổ sung vốn cho các doanh nghiệp Nhà nước để giúp các doanh nghiệp có thể làm tốt vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nhiều thành phần như hiện nay thì Nhà nước cần phải tạo môi trường, hành lang pháp lý an toàn hiệu quả để doanh nghiệp chủ động bổ sung vốn cho mình bằng nhiều hình thức.