Giải pháp tăng cường khả năng huy động vốn của ngân hàng

MỤC LỤC

Công tác huy động vốn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại

Với chức năng tập trung và phân phối cho các nhu cầu của nền kinh tế, một nguồn vốn huy động dồi dào sẽ tạo cho ngân hàng điều kiện để mở rộng hoạt động kinh doanh, đa dạng hoá các loại hình dịch vụ, không bỏ lỡ cơ hội đầu tư, giảm thiểu rủi ro, tạo dựng được uy tín cho ngân hàng. Vì vậy, khả năng huy động vốn tốt sẽ là điều kiện thuận lợi đối với ngân hàng trong việc mở rộng quan hệ tín dụng với các thành phần kinh tế cả về qui mô, khối lượng tín dụng, chủ động về thời gian, thời hạn cho vay, thậm chí quyết định mức lãi suất vừa phải cho khách hàng.

Huy động vốn qua tài khoản tiền gửi thanh toán

Tuy nhiên, do tài khoản tiền gửi là loại tài khoản không kỳ hạn, khách hàng có thể rút tiền bất cứ lúc nào mà không cần báo trước cho ngân hàng nên ngân hàng rất khó lên kế hoạch hoá việc sử dụng loại tiền gửi này.Chính vì vậy, đối với loại tiền gửi này thường ngân hàng trả lãi không cao hoặc không trả lãi. Do vậy nên khách hàng thường duy trì số dư tài khoản tiền gửi thanh toán không nhiều, chỉ vừa đủ đáp ứng nhu cầu chi trả hàng ngày của họ.Mặc dù số dư tài khoản tiền gửi thanh toán của từng khách hàng thường không lớn, nhưng do là trung tâm tập trung tiền tệ và cung cấp dịch vụ thanh toán nên ngân hàng thương mại có số lượng khách hàng rất đông khiến cho tổng vốn huy động qua tiền gửi thanh toán của tất cả khách hàng trở nên lớn đáng kể.

Huy động vốn qua tài khoản tiền gửi cá nhân

+ Đặc điểm : Khách hàng không phải lúc nào cũng sử dụng số dư tài khoản tiền gửi thanh toán của họ. Những lúc tạm thời nhàn rỗi số dư này trở thành nguồn vốn của ngân hàng, ngân hàng có thể sử dụng chúng cho hoạt động của mình.

Huy động vốn qua tài khoản tiền gửi tiết kiệm : a) Tiết kiệm không kỳ hạn

Về thủ tục mở sổ, thoe dừi hoạt động và tớnh lói cũng tiến hành tương tự như tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, chỉ khác ở chỗ khách hàng chỉ được rút tiền gửi theo đúng kỳ hạn đã cam kết, không được phép rút tiền gửi theo đúng kỳ hạn đã cam kết, không được phép rút tiền trước hạn. Tuy nhiên, để khuyến khích và thu hút khách hàng gửi tiền đôi khi ngân hàng cho phép khách hàng được rút tiền gửi trước hạn nếu có nhu cầu, nhưng khi đó khách hàng bị mất tiền lãi hoặc chỉ được trả lãi theo lãi suât tiền gửi không kỳ hạn.

Tạo vốn qua phát hành công cụ nợ

Khi các NHTM có nguồn vốn tài chính dồi dào để tài trợ cho các nguồn vốn có qui mô lớn, nhằm phát triển kinh tế địa phương, chuyển dịch cơ cấu kinh tế hoặc liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế mà các nguồn vốn tự có chưa đáp ứng được, NHTM trình ngân hàng Nhà nước xin phép phát hành kỳ phiếu để tạo nguồn vốn tín dụng tương đối lâu dài cho các hoạt động này. Kỳ phiếu ngân hàng được phát hành nhằm huy động vốn trong dân cư một cách linh hoạt có tác dụng thu hút cá nguồn tiền nhàn rỗi vào ngân hàng, góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định giá trị của đồng tiền, tạo nguồn vốn trung dài hạn để đầu tư cho các dự án phát triển kinh tế.

Vốn vay từ các tổ chức tín dụng khác và ngân hàng Trung ương

Huy động vốn thông qua việc phát hành các công cụ nợ của các NHTM như kỳ phiếu, trái phiếu là một hình thức mới trong công tác huy động vốn của NHTM ở cá nước đang phát triển. Nhưng cho đến nay khối lượng vốn huy động của NHTM qua hình thức này vẫn còn thấp so với các hình thức huy động vốn truyền thống khác. Để phát huy được thế mạnh của công cụ huy động vốn này đòi hỏi phải có thị trưòng vốn hoàn chỉnh (thị trưòng chứng khoán).

Khi các NHTM đã hết khả năng vay mượn của nhau mà vẫn thiếu vốn hoặc mất khả năng thanh toán, các NHTM thực hiện vay vốn tại ngân hàng Trung ưng để tạo thêm nguồn vốn bổ sung cho hoạt động kinh doanh của mình. Nguồn vốn của ngân hàng Trung ương là nguồn vốn cuối cùng, làm cho khả năng thanh toán của nền kinh tế được bình thường. Các nguồn vốn đi vay từ các tổ chức tín dụng khác, từ ngân hàng Trung ương để đảm bảo khả năng thanh toán trong những trường hợp cần thiết.

Tạo vốn từ nguồn vốn khác

Nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động huy động vốn 1. Các nhân tố khách quan

Có những Bộ Luật tác động gián tiếp đến hoạt động ngân hàng như Luật đầu tư nước ngoài hoặc các NHTM không được nhận tiền gửi hoặc cho vay bằng cách tăng giảm lãi suất, mà phải dựa vào lãi suất do NHNN đưa ra và chỉ được xê dịch trong biên độ nhất định mà NHNN cho phép. Nó được thể hiện ở mục tiêu của chính sách tiền tệ, chẳng hạn khi nền kinh tế lạm phát tăng, Nhà nước có chính sách thắt chặt tiền tệ bằng cách tăng lãi suất tiền gửi để thu hút tiền ngoài xã hội thì lúc đó NHTM huy động vốn dễ dàng hơn. Tâm lý tin tưởng vào tương lai của khách hàng có tác dụng làm ổn định lượng tiền gửi vào, rút ra và ngược lại nếu niềm tin của khách hàng về đồng tiền trong tương lai sẽ mất giá gây ra hiện tượng rút tiền hàng loạt vốn là mối lo ngại lớn của mọi ngân hàng.

Các ngân hàng cạnh tranh giành vốn không chỉ với các ngân hàng khác mà còn với các tổ chức tiết kiệm khác, các thị trường tiền tệ và với những người phát hành các công cụ tài chính khác nhau trong thị trường tiền tệ.Khi lãi suất tối đa bị loại bỏ trong quá trình nới lỏng các quy định, việc duy trì mức lãi suất cạnh tranh càng trở nên gay gắt. Đặc biệt trong giai đoạn khan hiếm tiền tệ, đủ cho những khác biệt tương đối nhỏ về lãi suất cũng sẽ thúc đẩy người gửi tiền tiết kiệm và nhà đầu tư chuyển vốn từ ngân hàng này sang ngân hàng khác hay từ công cụ này sang công cụ khác. Trong điều kiện thành phố thiếu bãi đậu xe, ngân hàng có bãi đậu xe rộng rãi cũng là một lợi thế hoặc ngân hàng có giao dịch mặt đường trên các phố chính, có hệ thống rút tiền tự động làm việc ngày đêm, có cán bộ giao dịch niềm nở, có trách nhiệm, tạo được niềm tin cho khách hàng cũng là lợi thế đáng quan tâm của các NHTM.

Thực trạng Công tác huy động vốn tại NGân hàng nông nghiệp và ptnt chi nhánh nga sơn

Khái quát về Ngân hàng nông nghiệp và PTNT chi nhánh Nga sơn

+ Các mặt hoạt động chủ yếu : Kinh doanh tiền tệ tín dụng, làm dịch vụ thanh toán và dịch vụ cho vay hộ nghèo thiếu vốn sản xuất trong huyện. Ngân hàng nông nghiệp Nga Sơn là tiền thân của chi nhánh ngân hàng nhà nước Nga Sơn thành lập từ đầu năm 1960 : Được tách ra từ ngân hàng cụm của tỉnh. Từ những năm đầu thành lập đến năm 1965 nhiện vụ chủ yếu của ngân hàng Nga Sơn là huy động vốn, cho vay các hộ tư nhân cá thể và HTX để mua sắm tư liệu sản xuất và tổ chức sản xuất kinh doanh, dịch vụ.

Từ năm 1965 đến năm 1975 : Đế quốc Mỹ leo thang ném bom ra miền Bắc giai đoạn cả nước thực hiện cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, ngân hàng Nga Sơn đã cùng chung với toàn ngành thực hiện nhiệm vụ chính trị của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân là : “ Xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đấu tranh giải phóng miền Nam tiến tới thống nhất Tổ quốc”. Với chức năng chính của ngành là quản lý nhà nước thông qua đồng tiền và làm trung tâm thanh toán, tiền mặt, tín dụng.Từ đầu tín dụng cá thể nhỏ lẻ sang đầu tư cho vay các loại hình kinh tế tập thể ( hợp tác xã ) và kinh tế quốc doanh nhằm xây dựng chế độ sở hữu về tư liệu sản xuất và củng cố QHSX- XHCN.Ngoài chức năng nhiệm vụ chính của ngành, chi nhánh ngân hàng nhà nước Nga Sơn đã thực hiện tốt vai trò của một cơ quan kinh tế tổng hợp đóng trên địa bàn huyện, thường xuyên tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền trong những định hướng kinh tế – xã hội trên địa bàn huyện – tích cực phục vụ đầu tư vốn cho các thành phần kinh tế trong huyện xây dựng, phát triển để làm hậu phương vững mạnh chi viện cho miền Nam về sức người, sức của góp phần vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc.