MỤC LỤC
Các khỏan thu của Nhà nước dưới dạng thuế, lợi nhuận hoặc các khoản thu khỏc được gửi vào tài khoản.NHTW cú trỏch nhiệm theo dừi, chi trả lói, thực hiện thanh toán và cấp vốn theo yêu cầu của kho bạc và sử dụng số dư đó khi nhan rỗi tương tự tài khoản của khách hàng tại NHTM. NHTW hoạt đọng với tư cách là ngân hàng của chính phủ không chỉ bởi nó có lợi ích kinh tế để hoàn thành chức năng này mà còn bởi mối liên hệ giữa các vấn đề tài chính công cộng với các vấn đề tiền tệ .Nhà nước ở bất cứ quốc gia nào cũng là chủ thể có khoản thu nhập lớn nhất và đồng thời cũng là chủ thể có nhu cầu vay lớn nhất.
Để ổn định sức mua của đồng tiền quốc gia, một mặt NHTW góp phần cân đối tổng cấu và tổng cung của toàn xã hội thông qua việc ổn định sức mua đối nội của đồng tiền quốc gia.<sức mua đối nội của đồng tiền quốc gia là số lượng hàng hóa mua được bằng một đơn vị nội tệ ở trong nước, nó thay đổi từ thời gian này sang thời gian khác và phụ thuộc vào tỉ lệ lạm phát của nội tệ>. Sức mua đối nội cũng như sức mua đối ngoại của đồng tiền có thể biến động lên, xuống trong một thời kì nào đó, song sự biến động đó cần được kiểm soát và duy trì ở mức độ hợp lí cho phép.
Nhờ đó vừa đẩy mạnh xuất khẩu, vừa tăng cường nhập khẩu phục vụ cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Sự biến động ấy phải được sử dụng để điều chỉnh có lợi cho nền kinh tế quốc dân.
Theo mô hình này, NHTW là cơ quan của chính phủ chịu sự điều hành trực tiếp của chính phủ.Hầu như các quyết định về việc hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ, về việc quản lí và điều khiển mức cung ứng tiền cho nền kinh tế, kể cả việc quyết định bổ nhiệm hay miễn nhiệm lãnh đạo của NHTW cũng được đặt dưới sự kiểm soát và chuẩn y của chính phủ.Theo đó, chình phủ có thể dễ dàng sử dụng ngân hàng trung ương như là công cụ phục vụ cho các mục tiêu cấp bách trứơc mắt của quốc gia, đồng thời chính sách tỉền tệ cũng dược kiểm soát với mục đích với mục đích sử dụng phối hợp đồng bộ với các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm đảm bảo mức độ và liều lượng tác động hiệu quả của tổng thể các chính sách với mục tiêu vĩ mô trong từng thời kì. Mô hình này được áp dụng phổ biến ở các nước xã hội chủ nghĩa trước đây và các nước á đông: Liên xô cũ, Việt Nam, Inđônêsia… và sự thành công của các con rồng châu á là một minh chứng cho việc áp dụng mô hình này phù hợp từ những năm 1960-1990.
Nhưng mô hình này lại có hạn chế đó là: NHTW sẽ mất đi sự chủ động trong việc thực hiện chính sách tiền tệ và có thể làm cho NHTW xa rời mục tiêu dài hạn là ổn định giá trị tiền tệ, góp phần tăng trưởng kinh tế. Theo mô hình này NHTW có quyền quyết định đến việc xây dựng và thực hiện chính sách tiền tệmà không bị ảnh hưởng bởi các áp lực chi tiêu của ngân sách hay áp lực chính trị.
Tuy nhiên không phải tất cả các NHTW được tổ chức theo mô hình này đều đảm bảo được sự độc lập hoàn toàn. Mức độ độc lập của mỗi NHTW phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của nước đó.
-Nghiệp vụ thị trường mở: Ngày 12/7/2000, NHNN khai trương nghiệp vụ thị trường mở- đây là một bước tiến mới trong dổi mới điều hành CSTT theo hướng chuyển từ công cụ trực tiếp sang công cụ gián tiếp phù hợp với thông lệ quốc tế và xu hướng phát triển của nền kinh tế.Và bước đầu haọt động với định kỳ 10 ngày/lần với sự tham gia của 1-5 thành viên trong 20 thành viên TCTDcũng góp phần điều chỉnh vốn khả dụng của các TCTD, thu hút khi thừa và bơm thêm khi thiếu hụt vốn khả dụng. Trong năm 2000, NHNN đã triển khai xây dựng Nghị định về hoạt động thanh toán qua ngânhàng với các mục tiêu: tạo ra một hành lang pháp lí đầy đủ và đồng bộ cho hoạt động thanh toán qua ngân hàng, khuyến khích thanh toán không dùng tiền mặt và giảm thanh toán bằng tiền mặt trong dân cư, tạo tiền đề cho tiến trình hiện đại hóa hệ thống thanh toán và dịch vụ thanh tóan.
- Dự trữ bắt buộc: Tháng 5/2001, NHNN đã nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với ngoại tệ len 15% để buộc các NHTM phải giảm lãi suất huy động ngoại tệ và giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với VND xuống 3%.Việc điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc với xu thế giảm lãi suất trên thị trường quốc tế đã làm cân bằng dần lãi suất nội tệ và lãi suất ngoại tệ và đến thời điểm cuối năm lãi suất nội tệ gần tương đương. -Lãi suất tín dụng: để nhằm mục tiêu mở rộng tín dụng kích thích tăng trưởng kinh tế:Đối với VND, NHNN đã 4 lần điều chỉnh hạ lãi suất cơ bản từ mức 0,75%/tháng xuống 0,6%/tháng áp dụng từ tháng 10/2001.Còn đối với USD, từ tháng 6/2001, NHNN đã thay đổi cơ chế điều hành lãi suất cho vay từ lãi suất thị trường có quản lí sang cơ chế lãi suất thị trường.Theo đó các TCTD được ấn định lãi suất cho vay USD dựa trên cơ sở lãi suất thị trường quốc tếvà cung- cầu vốn tín dụng ngoại tệ ở trong nước.
Một điều đáng ghi nhận là trong năm 2001, NHNN đã làm tốt vai trò cơ quan đại diện cho chính phủ tại các tổ chức tài chính quốc tế và cơ quan đầu mối trong quan hệ với các tổ chức này.Bên cạnh đó, NHNN dã đàm phán thành công nhiều thỏa thuận song phương với các nước, đặc biệt là về lĩnh vực ngân hàng. Đáng chú ý là trong năm 2002, NHNN đã hợp tác cùng các bộ, ngành hữu quan hoàn tất việc ký kết nhận 4 khoản đồng tài trợ với trị giá 46 triệu USD và tiếp tục giải ngân đợt II trị giá 150 triệu USD theo chương trình Tín dụng hỗ trợ giảm nghèo vay vốn WB, hoàn tất điều kiện cam kết và giải ngân đợt IIItheo thể thức tăng truởng và xóa đói giảm nghèo vay vốn IMF.
Nâng cao hiệu quả điều hành các công cụ gián tiếp như nghiệp vụ thị trường mở , tái cấp vốn, dự trữ bắt buộc, hinh thành dần khung lãi suất điều hành để NHNN có thể thay thế lãi suất cơ bản nhằm điều tiết cung cầu vốn trên thị trường tiền tệ kịp thời và định hướng được lãi suất. NHNN tiếp tục thúc đẩy việc thực hiện các cam kết, đàm phán với IMF, WB, ADB, và các tổ chức tài chính khác để tăng thêm nguồn vốn cho đất nước.NHNN tiến hành thực hiện hiệp định thương mại Việt- Mĩ trong lĩnh vực ngân hàng và hoàn thiện nội dung đàm phán gia nhập WTO, mở rộng các quan hệ hợp tác đa phương và song phương với các tổ chức tài chính quốc tế nhằm tranh thủ sự viện trợ về vốn,kỹ thuật., đẩy nhanh tiến độ các dự án đã ký kết để tranh thủ nguồn vốn cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Ở trong nước, dịch cúm gia cầm xảy ra ở hầu hết các tỉnh thành phố, hạn hán, rét đậm kéo dài ở một số tỉnh tác động đẩy giá lương thực, thực phẩm tăng cao; giá cả trong nước và giá nhập khẩu một số mặt hàng nguyên nhiên liệu chủ yếu như sắt thép, phân bón, nhựa đều có xu hướng gia tăng khiến chỉ số giá tiêu dùng tăng 9,5%, mức cao nhất kể từ năm 1995 trở lại đây. Vì vậy, từ tháng 3/2004 Ngân hàng Nhà nước đã kịp thời điều chỉnh mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ theo hướng thận trọng hơn nhằm ổn định tiền tệ, ổn định lãi suất, ổn định tỷ giá góp phần kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.Để đạt các mục tiêu trên, Ngân hàng Nhà nước đã điều hành linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ.
Vì cung ngoại tệ lớn hơn cầu ngoại tệ nên NHNN điều hành tỷ giá gắn với quan hệ cung-cầu.Việc ổn định tỷ giá đã góp phần ổn định thị trường tiền tệ, tạo lòng tin của người dân đối với VND tránh được sự chuyển từ VND sang gửi ngoại tệ trong bối cảnh lạm phát cao.Đồng thời, tạo tâm lí, hướng nhìn nhận tốt về môi trường đầu tư ở Việt Nam đối với các nhà đầu tư nnước ngoài. Đồng thời cũng đã ký kết nhiều hiệp định hợp tác song phương về lĩnh vực ngân hàng: Hiệp định thanh toán với Ngân hàng quốc gia Campuchia,, xây dựng dự thảo phụ lục hiệp định khung về kết nối kinh té Việt Nam- Xingapo,…NHNN tiếp tục tham gai vào quá trình đàm phán song phương và đa phương về lĩnh vực ngân hàng với 21 nước thành viên trong đó có đối tác lớn như Hoa Kỳ.
Mục tiờu điều hành CSTT: thực hiện một cỏch chủ động, linh hoạt,theo dừi và dự báo kịp thời những biến động của tình hình kinh tế, tiền tệ trong nước và quốc tế, vừa điều hành vừa tìm tòi và tham khảo những kinh nghiệm quốc tế, kiên định theo kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhằm đảm bảo thực hiện CSTT có hiệu quả. Bên cạnh đó để giảm áp lực tăng tổng phương tiện thanh toán, điều tiết linh hoạt vốn khả dụng cho các TCTD và thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, NHNN đã thực hiện: 130 phiên chào bán hẳn giấy tờ có gái với thời hạn ngắn, 29 phiên chào mua kì hạn , 3 phiên chào bán kỳ hạn với tổng doanh số khoảng 36,832 tỷ, bán ra khoảng 87,402 tỷ đồng.
Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế chưa vững chắc, việc kiềm chế lạm phát và kiểm soát nhập siêu không đạt chỉ tiêu Quốc hội đề ra, giá tiêu dùng tăng 12,63% so với năm 2006, vượt xa tốc độ tăng trưởng kinh tế, nổi bật là nhóm hàng lương thực thực phẩm, nhà ở và vật liệu xây dựng. Yếu tố tác động đến lạm phát năm 2007 đã được các cơ quan phân tích đánh giá là do giá cả thị trường thế giới tăng đã kéo theo giá hàng hóa trong nước tăng theo; thu nhập của người dân gia tăng đã thúc đẩy tăng nhu cầu, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng dự báo cả năm tăng 23%, cao nhất từ trước đến nay; thiên tai, dịch bệnh bùng phát làm giảm nguồn cung lương thực, thực phẩm và tạo tâm lý tăng giá; Nhà nước thực hiện việc cơ chế điều chỉnh giá cả một số mặt hàng vật tư đầu vào theo giá thị trường thế giới trong khi trình độ quản lý trong nước chưa theo kịp yêu cầu mở cửa và hội nhập quốc tế; công nghệ sản xuất trong nước còn lạc hậu, năng suất lao động thấp, giá thành sản phẩm còn cao; tổng phương tiện thanh toán tăng ở mức cao so với cùng kỳ năm trước do vốn đầu tư nước ngoài gián tiếp tăng đột biến đạt 6,5 tỷ USD (so với năm 2006 tăng 5,19 tỷ USD) và tín dụng tăng cao theo yêu cầu tăng trưởng kinh tế; yếu tố tâm lý trước việc Nhà nước thực hiện điều chỉnh theo giá thị trường và tình trạng độc quyền ở một số ngành, hàng cùng với tác động của việc tăng giá một số mặt hàng đầu vào thiết yếu cho sản xuất từ những năm trước.
-Với trách nhiệm là cơ quan đại diện của chính phủ Việt Nam tại các tổ chức tài chính quốc tế, NHNN đã tích cực phối hợp với các Bộ ngành hữu quan đã ký kết thành công nhiều chương trình, dự án đem về cho nước ta những khoản vốn lớn. Trước tinh thần trách nhiệm với đất nước cùng trọng trách được giao, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã và đang kế thừa truyền thống vẻ vang của các thế hệ đi trước và trong công cuộc đổi mới hôm nay, đã tiếp tục lập nên những kỳ tích mới.
- Trong khi chính phủ của các quốc gia trên thế giới có xu hướng tăng cường tính độc lập cho NHTW của mình thì tính độc lập về hoạt động của NHTW nước ta còn hạn chế, còn chịu sự can thiệp của nhiều cơ quan chức năng trong quá trình điều hành CSTT.Luật NHNN qui định chỉ quốc hội mới có thẩm quyền quyết định CSTT và NHNN chỉ xây dựng dự thảo CSTT để trình chính phủ thì NHNN sẽ rất bị động khi điều hành CSTT. Việc qui định lượng tiền cung ứng cũng do chính phủ quyết định để sử dụng cho mục tiêu cụ thể làm cho NHNN không thể sử dụng công cụ tái cấp vốn để thay đổi lượng tiền cung ứng theo nhu cầu tiền tệ.Như vậy là làm giảm thấp năng lực của NHNN trong hoạch định và tổ chức CSTT.
Những khuyết điểm, bất cập trên đã làm giảm tính hiệu quản lí và điều hành của NHNN khi thực hiện các chức năng nhiệm vụ của mình với tư cách là NHTW và một cơ quan quản lí Nhà nước về mặt tiền tệ- ngân hàng , do đó cũng làm giảm vai trò của NHNN. -Năng lực, trình độ cán bộ của NHNN còn non yếu về quản lí vĩ mô, thiếu chính sách hợp lí trong việc bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực.Khả năng nghiên cứu, phân tích và dự báo tình hình kinh tế trong nước và thế giới còn chưa sát, chưa kịp thời.
- Xây dựng hệ thống giám sát ngân hàng hiện đại và hiệu quả, cả về thể chế, mô hình tổ chức, nguồn nhân lực và phương pháp thanh tra giám sát nhằm đáp ứng yêu cầu thực tế về phát triển hệ thống ngân hàng, thực hiện đúng các nguyên tắc và chuẩn mực quốc tế về giám sát ngân hàng. Thành lập cơ quan giám sát an toàn hoạt động ngân hàng thuộc NHNN trên cơ sở Thanh tra NHNN hiện nay, đảm bảo sau năm 2010 sẽ xây dựng được cơ quan giám sát tài chính tổng hợp, đồng thời hoàn thiện các điều kiện cho một hệ thống giám sát có hiệu quả, đổi mới và nâng cao hiệu quả của các phương pháp giám sát ngân hàng.
Trong đó tập trung nâng cao khả năng nghiên cứu, dự báo điều hành chính sách tiền tệ; nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra, giám sát hệ thống các TCTD; xây dựng và hoàn thiện thể chế cho hoạt động ngân hàng; đào tạo nguồn nhân lực cho hệ thống ngân hàng đảm bảo đủ cả về chất lượng và số lượng; hoàn thiện chức năng nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước để trở thành Ngân hàng Trung ương thực sự và tạo điều kiện cho các TCTD kinh doanh đúng pháp luật. Thứ hai: tập trung nghiên cứu xác định các đề án, chiến lược phát triển NHNN theo định hướng trên, xây dựng lộ trình tiến hành cải cách NHNN với những bước đi cụ thể, thích hợp tùy theo từng nội dung cụ thể mà có thể tiến hành đồng thời hoặc tuần tự từng công việc trên cơ sở vận dụng những cơ hội và bài học của những lớp người đi trước.