MỤC LỤC
• Công ty trách nhiệm hữu hạn là doanh nghiệp mà các thành viên trong công ty (có thể là một tổ chức hay một cá nhân đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên) chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty. • Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài thành lập để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam hoặc doanh nghiệp Việt Nam do nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại.
Sau khi được thành lập, DNNN là chủ thể kinh doanh nhưng chủ thể kinh doanh này không có quyền sở hữu đối với tài sản mà chỉ là người quản lí và kinh doanh trên cơ sở sở hữu của Nhà nước. Doanh nghiệp có tài sản riêng (tài sản của DNNN là tài sản của Nhà nước nhưng được tách biệt với số tài sản của nhà nước), doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm độc lập về số tài sản này và cũng chỉ chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh trong phạm vi số vốn do doanh nghiệp quản lí (trách nhiệm hữu hạn).
Có thể nói, quan niệm về cổ phần hóa DNNN đã được thể hiện chính thức, đầu tiên trong văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng “Đổi mới tổ chức quản lý DNNN, phát huy cao độ quyền tự chủ của DN trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao. Thực hiện tốt chủ chương cổ phần hóa 1 bộ phận DNNN để huy động thêm vốn, tạo động lực thúc đẩy Doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, làm cho tài sản thuộc sở hữu Nhà nước ngày càng tăng lên”.
Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước chính là việc chuyển các doanh nghiệp nhà nước từ một chủ sở hữu sang nhiều cổ đông nắm giữ.các cổ đông đồng thời cùng nắm giữ cổ phiếu. Người có quyền sở hữu sẽ nắm quyền chi phối giá trị, nhằm mục đích tìm kiếm một giá trị cao hơn còn người có quyền sử dụng là người trực tiếp thực hiện một hoạt động kinh tế cụ thể nào đó để tạo ra giá trị, đó là phương tiện để tăng giá trị.
Việc vạch ra tính chất của sở hữu là một việc vô cùng quan trọng để hiểu được sự vận động của nó trong nền kinh tế thị trường. Sự tách biệt giữa hai mặt của sở hữu là một quá trình lịch sử góp phần cho sự ra đời, sự phát triển của thị trường chứng khoán và của công ty Cổ phần.
Đến tháng 10 năm 2011 cả nước còn 1309 doanh nghiệp, trong đó có 452 doanh nghiệp an ninh quốc phòng và tham gia hoạt động công ích, 857 doanh nghiệp kinh doanh; tập trung hơn vào những ngành, lĩnh vực then chốt, địa bàn quan trọng mà nhà nước nước cần nắm giữ và một số lĩnh vực khác ít hoặc chưa có sự tham gia. - Nhiều tập đoàn, tổng công ty nhà nước đã xây dựng được đội ngũ lao động kỹ thuật với trình độ tay nghề cao, góp phần xây dựng các kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội, các dự án trọng điểm của nhà nước phục vụ chiến lược phát triển kinh tế xã hội dài hạn của đất nước, những dự án lớn hoặc có ý nghĩa chính trị và hiệu quả xã hội mà các doanh nghiệp thộc các thành phần kinh tế khac không àm hoặc không có đủ khả năng làm, đặc biệt là các dự án có ý nghĩa thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng miêng theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đât nước.
- Sự phối hợp công tác giữa bộ phận chuyên trách về sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả DNNN với các bộ phận chuyên môn có liên quan chưa chặt chẽ và có hiệu quả, nhất là trong việc giải quyết những khó khăn vướng mắc của doanh nghiệp trong quá trình sắp xếp, đổi mới. Như vậy, đứng trước thực trạng hoạt động yếu kém của hệ thống DNNN, cũng như để khắc phục hạn chế của quá trình đổi mới sắp xếp doanh nghiệp nhà nước trên ta thấy cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước với những ưu điểm và mục tiêu của mình đã chứng tỏ đó là một chủ trương đúng đắn, phù hợp với quá trình đổi mới, phù hợp với giai đoạn quá độ đi lên CHXH ở nước ta.
Những vấn đề đặt ra cần phải có sự can thiệp của chính sách cổ phần.
Thêm vào đó, qua quá trình thực hiện sắp xếp đổi mới doanh nghiệp nhà nước cũng như quá trình cổ phần hóa thời gian qua, Chính phủ và nhà nước ta cũng nhận thức được những hạn chế của nghị định 44/1998/NĐ-CP, chính phủ Việt Nam đã xem xét, sửa đổi, bổ sung nghị định 44/1998/NĐ-CP, và tới ngày 19/6/2002 chính phủ nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành nghị định 64/2002/NĐ- CP quy định về việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. - Cú thể thấy rừ cỏc nghị định 44/1998/NĐ-CP và nghị định 64/2002/NĐ- CP đều có mục tiêu chủ yếu là nhằm khuyến khích động viên các doanh nghiệp cổ phần hóa nên việc xác định giá trị doanh nghiệp gắn với đất đai là hết sức sơ khai, đơn giản, cơ chế thị trường chưa được phát huy đầy đủ; các lợi thế về đất đai, vị trí đắc địa có giá trị cao… được xác đinh còn mang tính chủ quan của các cơ quan quản lý, thiếu tính chuyên nghiệp, thiếu sự dỗ trợ của các ddunhj chế trung gian như các cơ quan kiểm toán, tư vấn.
- Cũng chính nhờ cổ phần hóa mà vấn đề đất đai trong các DNNN được rà soát,sắp xếp,thu hồi,xử lý các loại đất không sử dụng đúng mục đích,kém hiệu quả (Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã chỉ đạo thu hổi 145,7 m2 cửa hàng bán lẻ Cảng mới để tổ chức bán đấu giá,thu hổi 235 m2 cửa hàng Cái Dăm-Bãi Cháy để tính giá trị lợi thế thương mại,thu hồi 514.295 m2 đất thuộc xí nghiệp giống cây trồng Quảng Hà vì sử dụng sai mục đích,sai quy hoạch… Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre cũng thu hồi 20.200,8 m2 đất do sử dụng không đúng mục đích, kém hiệu quả, Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình đã thu hồi 19.862,7 m2 đất sử dụng kém hiệu quả để tổ chứ đấu giá hoặc giao đất có thu tiền thời hạn 50 năm v.v…). Qua giám sát cho thấy, nhiều doanh nghiệp đã tận dụng tối đa diện thích đất hiện có để phục vụ mục đích sản xuất kinh doanh đa ngành. Hiện nay,ở các doanh nghiệp thị phần diện tịch đất dành để xây dựng cơ sở sản xuất kinh doanh vẫn chiếm tỷ lệ lớn ,cả về số tuyệt đối và tương đối,phát huy khả năng sinh lời của đất trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Công tác quản lý đất đai ở các địa phương đã dần đi vào nề nếp; ủy ban nhân dân các tỉnh đều ban hành giá đất cụ thể tại các địa phương có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01 hàng năm để áp dụng chung cho các thành phần kinh tế kinh tế. Về vấn đề mua bán cổ phần hóa trong doanh nghiệp. Việc mua bán cổ phần và xử lý vốn thu được tư việc bán cổ phần mới được nhà nước quan tâm và thúc đẩy theo hướng thị trường hóa nên việc thực hiện còn nhiều hạn chế và kết quả chưa đạt được như mục tiêu mong muốn. Cụ thế như sau:. - Đối với người lao động. Trong quá trình cổ phần hóa người lao động đã được mua cổ phần với mức giá ưu đãi phù hợp với từng thời kỳ với số lượng cổ phần tương đương thâm niên làm việc tại doanh nghiệp. Theo báo cáo của tổng liên đoàn lao động tổng hợp tại 53 tỉnh và 3 công đoàn ngành, với số doanh nghiệp địa phương được cổ phân fhoas là 1.340 doanh nghiệp, số lao động có mặt đến thời điểm cổ phần hóa là 428 nghìn người thì đã có 356 nghìn người được mua cổ phần ưu đãi, chiếm 63,8% tổng số lao. động; với mức bình quân được mua là 1.247 cổ phần/người lao động. Qua kết quả giám sát ở các tập đoàn, tổng công ty và các doanh nghiệp cổ phần hóa ở địa phương cho thấy việc xác định sổ cổ phần được mua của người lao động và các chính sách đối với người lao động và các chính sách với người lao động như: hỗ trợ giải quyết lao động dôi dư, hỗ trợ đào tạo việc làm… đã được các địa phương, tập đoàn, tổng công ty thực hiện khá tốt đảm bảo công khai, minh bạch không xảy ra các vụ khiếu kiện lớn. Đó là kết quả khá tích cực trong thực hiện chính sách với người lao động. Sau cổ phần hóa, phần lớn các doanh nghiệp đã thu hút được thêm lao động, nhờ làm ăn có hiệu quả, người lao động được tăng thêm thu nhập, chưa kể thu nhập từ cổ tức. Việc xác định bán cổ phần cho các nhà đầu tư chiến lược là hết sức quan trọng và có ý nghĩa đến sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai sau cổ phần hóa. Vì các cổ đông chiến lược là các tổ chức kinh tế có tiềm lực về tài chính, có trình độ quản lý và công nghệ mới, có uy tín và thương hiệu, vì vậy trong thực tế các doanh nghiệp cổ phần hóa rất ít quan tâm xác định đến các cổ đông chiến lược và dành tỷ lệ cổ phiếu ở mức cao nhất theo quy định của pháp luật để bán cho các cổ đông chiến lược, nhiều doanh nghiệp đã có được các cổ đông chiến lược quan trọng từ đó giúp doanh nghiệp có điều kiện đổi mới phát triển. Qua kết quả giám sát cho thấy:. Việc xác định cổ đông chiến lược cũng chưa sát với thực tế, có nhiều đơn vị khụng đưa ra được cỏc tiờu chớ cụ thể, rừ ràng; cú doanh nghiệp lựa chọn khụng chính xác các cổ đông chiến lược ) ví dụ: một số doanh nghiệp trên địa bàn Tây Ninh lựa chọn công ty xổ số kiến thiết làm cổ đông chiến lược,…). Quá trình cổ phần hóa vừa qua thu hút được rất ít nhà đầu tư chiến lược nước ngoài, tình trạng này có nguyên nhần thuộc về cơ chế chính sách nhưng cũng có nguyên nhân phần lớn các doanh nghiệp cổ phần hóa vừa qua chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ ( ví dụ: trong số 30 doanh nghiệp cổ phần hóa của tập đoàn điện lực Việt Nam, cổ đông chiến lược chỉ chiếm 0,04% số vốn điều lệ, nhưng không có cổ đông chiến lược nước ngoài; trong 334 đơn vị cổ phần hóa của Bộ Xây dựng, cổ phần của các nhà đầu tư ngoài doanh nghiệp chiếm 22,1% nhưng không có cổ đông chiến lược nước ngoài. Đánh giá thực hiện chính sách cổ phần hóa. Có thể thấy,cổ phần hóa DNNN trong những năm qua là một quá trình đổi mới về tư duy,nhận thức,quan điểm và tổ chức chỉ đạo thực hiện,trong đó giai đoạn 2001-2010 được xác định là giai đoạn đẩy mạnh sắp xếp,cổ phần hóa DNNN. Cổ phần hóa DNNN đã được triển khai theo đúng thinh thần các nghị quyết của đảng,các kết luận của Bộ chính trị về săp xếp,đổi mới DNNN,trở thành giải pháp quan trọng để tạo chuyển biến cơ bản trong việc nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của các DNNN,hình thành được các pháp nhân đa sở hữu,tạo điều kiện để các doanh nghiệp đổi mới phương thức quản lý,huy động vốn. Điều đó cũng chính là mục tiêu của quá trình cổ phần hóa DNNN. a) Cổ phần hóa là giải pháp quan trọng để thực hiện tái cấu trúc hệ thống DNNN góp phần thúc đẩy quá trình cơ cấu lại nền kinh cả về ngành, lĩnh vực hoạt động lẫn đối tượng tham gia. lĩnh vực then chốt,đảm bảo cân đối vĩ mô,công ích và an ninh quốc phòng. b) Về mục tiêu huy động vốn: Cổ phần hóa đã huy động được nguồn vốn lớn cho doanh nghiệp và nhà nước. Thông qua cổ phần hóa các doanh nghiệp trong giai đoạn này đã huy động được hơn 47 nghìn tỷ đồng để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tính đến 31/12/2011, quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp đã thu được 55 nghìn tỷ đồng,trong đó nguồn thu từ việc bán doanh phần vốn nhà nước đạt gần 36 nghìn tỷ đồng và hơn 12 nghìn tỷ đồng thu được từ việc bán phần vốn nhà nước tại các doanh nghiệp đã cổ phần hóa. Nguồn thu này đã được nhà nước sử dụng để tái đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất cũng như nâng cao chất lượng sản phẩm của các doanh nghiệp và đầu tư thêm nhiều dự án trọng điểm quốc giai, xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho sự phát triển của nền kinh tế. c) Cổ phần hóa đã góp phần tái nguồn nhân lực cho doanh nghiệp và xã hội. Các doanh nghiệp đã tự tái cơ cấu lại cho toàn bộ nguồn nhân lực của mình thông qua phương án sắp xếp lao động khi cổ phần hóa,người lao động nào chưa đủ năng lực sẽ được cử đi học, đào tạo lại, nâng cao thêm chuyên môn và tay nghề. Lao động dôi dư ở các đơn vị sắp xếp, cổ phần hóa tiếp tục được hưởng chính sách trợ cấp, được hỗ trợ đào tạo lại nghề. Có thể nói, với quá trình cổ phần hóa, nguồn nhân lực của xã hội ngày càng được cơ cấu lại để sử dụng một cách hợp lý và có hiệu quả hơn, đồng thời duy trì và đảm bảo ổn định an sinh xã hội. d) Cổ phần hóa đã góp phần thúc đẩy phát triển thị trường vốn,thị trường chứng khoán. Hiện nay, đại đa số các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán là các công ty cổ phần được chuyển đổi từ DNNN. Cùng với phương thức quản lý, quản trị tại doanh nghiệp đã được tái cấu trúc qua quá trình cổ phần hóa, việc niêm yết trên thị trường chứng khoán đã nâng cao tính công khai, minh bạch, tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các doanh nghiệp, tăng cường sự giám sát của xã hội đối với hoạt động của doanh nghiệp,do đó đã tạo được niềm tin đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Trên thị trường vốn,thị trường chứng khoán phát triển đã làm tăng khả năng huy động vốn của doanh nghiệp,mở rộng thị trường,thay đổiphương thức quản lý,tổ chức sản xuất,công nghệ,giúp đỡ các doanh nghiệp tiếp tục mở rộng phát triển sản xuất,kinh doanh. e) Cổ phần hóa đã góp phần quan trọng trong việc đổi mới sắp xếp doanh nghiệp,hình thành các doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu,từ đó góp phần thay đổi.
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH CỔ PHẦN HểA. Thực hiện công bằng, đặt các DNNN trong môi trường cạnh tranh công bằng với các doanh nghiệp khác, thực hiện nguyên tắc thị trường trong hoạt động của doanh nghiệp nhà nước,. Tăng cường năng lực tài chính, thực hiện cơ cấu tài chính hợp lý, đảm bảo sự phát triển lành mạnh của DNNN đặc biệt là các tập đoàn kinh tế, tổng công ty. - Mục tiêu cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước:. o Tiếp tục thực hiện mục tiêu của nghị quyết trung ương đảng. o Chuyển đổi những doanh nghiệp mà nhà nước không cần giữ 100% vốn sang loại hình có nhiều chủ sở hữu, huy động vốn của các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước để nâng cao năng lực tài chính, đổi mới công nghệ, đổi mới phương thức quản lý nhằm nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. o Đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp, nhà đầu tư và người lao động trong doanh nghiệp. o Thực hiện công khai, minh bạch theo nguyên tắc thị trường; khắc phục tình trạng cổ phần hóa khép kín trong nội bộ doanh nghiệp; gắn với phát triển thị trường vốn và thị trường chứng khoán. Tiếp tục thực hiện mục tiêu trung ương Đảng đề ra. Trên quan điểm về mục tiêu tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước nhằm hỗ trợ những mục tiêu trên. Đồng thời cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước còn cần thực hiên mục tiêu được ban hành tại nghị định 59/2011/NĐ-CP, cụ thể:. 3) Định hướng và giải pháp đẩy mạnh cổ phần hóa 3.1 Định hướng nhiệm vụ. - Tiếp tục công tác cổ phần hóa DNNN theo mục tiêu và yêu cầu do nghị quyết TW 3, TW9 (Khóa IX) và nghị quyết đại hội X đề ra. Giải pháp đẩy mạnh quá trình cổ phần hóa DNNN. a) Nhà nước phải có chính sách tài chính, tiền tệ hợp lý để hỗ trợ doanh nghiệp tồn tại và phát triển trong giai đoạn khó khăn, củng cố niềm tin và thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư đối với thị trường vốn, thị trường chứng khoán. b) Hoàn thiện cơ chế quản lý vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp, bổ sung những chế tài, quy định xử phạt đối với người đứng đầu và người đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp, chuyển quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại các doanh nghiệp cổ phần hóa và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là nhà nước từ cơ quan hành chính sang tập đoàn, tổng công ty nhà nước và tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) quản lý nhằm tách biệt chức năng thực hiện các quyền chủ sở hữu với chức năng quản lý hành chính nhà nước. c) Nhà nước phải tổ chức xem xét sửa đổi bổ sung quy định những hướng dẫn cụ thể thúc đẩy quả trình cổ phần hóa. - Xem xét ban hành những thông tư cụ thể hướng dẫn thực hiện nghị định 59/2011/NĐ-CP, đảm bảo tiến trình cổ phần hóa, hạn chế tình trạng làm chậm tiến trình cổ phần hóa của các DNNN, cụ thể:. Hướng dẫn làm rừ những quy định liờn quan tới vấn đề xỏc định giỏ trị thương hiệu trong quá trình xác định giá trị doanh nghiệp theo phương pháp tài sản, định giá trị tài sản vô hình. Việc quy định kiểm toán nhà nước tham gia xác định giá trị doanh nghiệp cần tiếp tục rà soỏt, hướng dẫn làm rừ theo nghuyờn tắc trành làm chậm tiến độ cổ phần hóa. Về xử lý vồn góp liên doanh việc xác định giá trị quyền sử dụng đất, tiền thuê mặt bằng và giá trị lợi thế doanh nghiệp vào giá trị doanh nghiệp cần phải được ban hành những hướng dẫn cụ thể. Đồng thời chính sách bán cổ phần ưu đãi cho người lao động và tổ chức tại doanh nghiệp cổ phần hóa, những chính sách liên quan tới việc giải quyết lao động dôi dư cũng cần phải được hướng dẫn cụ thể. Nhà nước cần đưa ra những công thức tính toán cụ thể việc đối chiếu và xác nhận công nợ với những tài sản của doanh nghiệp. Hướng dẫn cụ thể công tác quản lý và sử dụng tiền thu từ cổ phần hóa thúc đẩy việc sử dụng hiệu quả các khoản tiền của doanh nghiệp. Cần phải quy định chặt chẽ hơn cơ chế chuyển tiền từ tài khoản phong tỏa về tài khoản của doanh nghiệp. sau khi xác định được số tiền để lại doanh nghiệp. - Bổ sung hoàn thiện chính sách khuyến khích thúc đẩy cổ phần hóa. Về cơ cấu cổ phần bán ra cần phải được điều chỉnh theo hướng tăng tỷ lệ bán ra ngoài doanh nghiệp tạo tiếng nói của công đông, người lao động và tạo cơ hội cho các nhà đầu tư chiến lược tham gia vào các DNNN, thúc đẩy thu hút công nghệ, kỹ năng quản lý, tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Đồng thời cũng phải thực hiện những cơ chế khuyến khích sự giám sát của các cổ đông bên ngoài đối với DNNN sau cổ phần hóa,. Về giá cổ phiếu khởi điểm cần được điều chỉnh sao cho phù hợp với tình hình kinh tế của doanh nghiệp cũng như của nền kinh tế, hạn chế tình trạng giá cổ phần khởi điểm quá cao so với giá trị doanh nghiệp đã xác định được. Khuyến khích việc sử dụng phương thức phát hành bảo lãnh và thỏa thuận mua bán. d) Thu hút nhà đầu tư chiến lược. - Xem xét ưu đãi đối với nhà đầu tư nước ngoài có tiền lực tài chính mạnh, có năng lực quản lý tốt, có uy tín trên thế giới. Nhằm thu hút nhà đầu tư vào doanh nghiệp, đồng thời cũng với mong muốn tiếp cần với những công nghệ hiện đại, phương thức quản lý tốt. - Quy định cụ thể các nhà đầu tư chiến lược, xem xét phê duyệt nhà đầu tư chiến lược, tránh tình trạng chính những tập đoàn, tổng công ty chính là nhà đầu tư chiến lược của các công ty con, công ty thành viên. Đảm bảo việc thực hiện xác định nhà đầu tư chiến lược là hợp lý. - Xem xét ưu tiên, khuyến khích người lao động tham gia mua cổ phần tại doanh nghiệp, tạo điều kiện làm chủ thực sự cho người lao động. - Khen thưởng với những nhà quản trị, quản lý kể cả các cán bộ quản lý nhà nước giỏi có thành tích tốt trong quản lý, quản trị điều hành, giám sát doanh nghiệp nhà nước. e) Hướng dẫn quản lý tài chính, sử dụng khoản thu từ việc bán cổ phần. - Xem xét các điều khoản quy định về các quỹ liên quan tới việc quản lý tiền thu từ việc bán cổ phần như quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp. - Điều chỉnh các khoản thu, chi của quỹ một cách hợp lý. - Do xu hướng lạm phát tăng nên yêu cầu phải có hình thức xử lý phù hợp với việc chậm nộp tiền. f) Khuyến khích phát triển thị trường tài chính, thị trường chứng khoán, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cần nguồn vốn và huy động vốn một cách hiệu quả, thúc đẩy cổ phần hóa DNNN. - Tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách thúc đẩy phát triển thị trường chứng khoán, thị trường tài chính, đảm bảo thu hút nhà đầu tư tới doanh nghiệp, bằng cách đa dạng hóa các loại hình mua bán cổ phiếu, đa dạng hóa các loại trái phiếu của doanh nghiệp. Kính thích phát triển theo hướng giảm thiểu hình thức đấu giá, tăng hình thức bảo lãnh phát hành và thỏa thuận trực tiếp trong việc mua bán cổ phần. g) Xem xét điều chỉnh hoạt động của tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (CSIC): nâng cao năng lực quản lý tài chính của tổng công ty SCIC, đồng thời quy định rừ chức năng nhiệm vụ và phạm vi dầu tư của cụng ty. h) Hướng dẫn việc mua bán, sáp nhập doanh nghiệp theo phương thức thị trường. - Quy định rừ việc mua bỏn cỏc khoản nợ, việc mua bỏn doanh nghiệp và việc sáp nhập doanh nghiệp, đảm bảo tính công khai minh bạch. i) Hướng dẫn việc công bố công khai thông tin về DNNN như các doanh nghiệp trên sở giao dịch chứ khoán, đảm bảo tính công khai minh bạch. j) Nghiên cứu, phát triển các quỹ đầu tư, có các chính sách hạn chế, không khuyến khích cách nhà đầu tư “ lướt sóng”, hướng tới đàu tư lâu dài tại các doanh nghiệp. k) Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của DNNN. Tăng cường kiểm tra giám sát của nhà nước với quá trình đổi mới tái cơ cấu lại DNNN cũng như quá trình cổ phần hóa DNNN. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống tiêu chí giám sát, đánh giá hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp có vốn nhà nước, đồng thời sớn hình thành một tổ chức làm đầu mối tổng hợp, kiểm tra, giám sát tình hình tài chính của các doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả, hiệu lực trong công tác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp. Nâng cao năng lực quản trị và hiệu quả hoạt động của cac doanh nghiệp sau khi thực hiện sắp xếp, chuyển đổi. Xây dựng thiết lập hệ thống thông tin về doanh nghiệp nói chung trong đó có DNNN nhằm công khai, minh bạch hóa tình hình doanh nghiệp để kiểm tra giám sát quá trình hoạt động của doanh nghiệp, góp phân fnaang cao hiệu quả công tác. quản lý nhà nước, phù hợp với thông lệ quốc tế và cam kết hội nhập. l) Rà soát phân bổ nguồn lực một cách hợp lý.