Giải pháp đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH một thành viên xây lắp hóa chất

MỤC LỤC

Bậc 4 Bậc 5 Bậc 6 Bậc khá

Để thực hiện bất cứ một dự án đầu tư xây dựng nào công ty đều cần phải có vốn.Vốn đầu tư để mua sắm MMTB hiện đại với công nghệ tiên tiến, vốn để đào tạo nâng cao trình độ của chuyên môn của đội ngũ lao động, vốn để tiến hành tuyển chọn những nguồn lực kế toán, tài chính, nghiên cứu thị trường giỏi, những kiến trúc sư giỏi chuyên môn và có thâm niên làm việc trong lĩnh vực xây dựng, vốn để trả lương cho đội ngũ công nhân lao động, quản lý…để duy trì hoạt động của tổ chức…. Những thông tin của đối thủ cạnh tranh cần có là: Khả năng sản xuất, mặt mạnh, mặt yếu, địa bàn hoạt động uy tín của các đối thủ đó trên thị trường…, ước tính khả năng phát triển của họ trong tương lai.Trong trường hợp phải cạnh tranh với các nhà sản xuất nước ngoài, khi đó cần phải đánh giá sự gay gắt của việc cạnh tranh theo những yếu tố chi phí sản xuất, khả năng sản xuất, khả năng tài chính, khả năng quản lý và trình độ kĩ thuật.

Bảng 1.6: Cơ cấu nguồn vốn:
Bảng 1.6: Cơ cấu nguồn vốn:

Định hướng và một số giải pháp đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh

Định hướng phát triển công ty trong thời gian tới

Tập trung thu hồi vốn và công nợ, giải quyết các tồn đọng về tài chính, đối chiếu và xác định công nợ trong nội bộ tạo điều kiện cho tiến trình đổi mới doanh nghiệp, nâng cao trình độ chuyên môn khi hội nhập, nâng cao đời sống vật chất, văn hoá tinh thần cho người lao động. Để tận dụng hết khả năng hiện có cũng như trình độ tay nghề cao của công nhân, kinh nghiệm của cán bộ kĩ thuật, thương hiệu của doanh nghiệp, MMTB hiện có và khắc phục khả năng nguồn tài chính có hạn, doanh nghiệp phải có chiến lược thâm nhập thị trường một cạch có hiệu quả. Thế mạnh của doanh nghiệp nhà nước vừa được cổ phần hoá là: Có kinh nghiệm xây lắp nhiều công trình lớn, trọng điểm của nhà nước, là khách hàng truyền thống của nhiều tổng công ty lớn và của những doanh nghiệp nước ngoài ở Việt Nam.

Phân loại khách hàng để có những chính sách nhằm chăm sóc khách hàng đúng mức: Nâng cao chất lượng sản phẩm xây lắp, đảm bảo đúng tiến độ thi công, chính sách giảm giá sản phẩm, chính sách khuyến mãi khác, giữ vững thương hiệu và quyềng lãnh đạo thị trường. Đây là vấn đề hết sức quan trọng quyết định hướng đi của doanh nghiệp.Mỗi doanh nghiệp cần có hướng đi và tìm hiểu nhu cầu thị trường, cẩn thận để lựa chọn chiến lược sản phẩm vừa đáp ứng nhu cầu thị trường vừa phù hợp với điều kiện và năng lực của doanh nghiệp. Hiện nay, những mặt hàng thiết yếu của xã hội có tính hấp dẫn nhất là: Điện, nước, vật liệu xây dựng, nhà ở…Tuy nhiên để thực hiện chiến lược kinh doanh phát triển sản phẩm khó khăn của các doanh nghiệp xây lắp là vốn lớn, việc chuyển hướng sản xuất yêu cầu phải có chuyên gia kĩ thuật mới, tăng cường tổ chức tiếp thị, tiêu thụ sản phẩm.

Để khắc phục nhược điểm: Khả năng huy động vốn, khả năng cung cấp,khả năng sản xuất hoàn chỉnh sản phẩm, khả năng tiêu thụ…Công ty nên có chiến lược liên doanh, liên kết dưới cac hình thức như: Ký hợp đồng liên danh, hợp đồng liên doanh, hợp đồng thầu phụ…. Ngoài các chiến lược đã đề cập ở trên là những chiến lược cơ bản và quan trọng nhất, công ty cũng cần lưu ý thêm các chiến lược khác như: Chiến lược hội nhập, chiến lược đa rạng hoá, chiến lược suy giảm…để có thể kịp thời ứng phó với những khó khăn thách thức trong giai đoạn đầu của quá trình chuyển đổi sang công ty cổ phần.

Một số giải pháp đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty . 1.Giải pháp về vốn và huy động vốn

Thời gian qua phần phần lớn các công ty xây dựng tiến hành cổ phần hoá theo hình thức: bán toàn bộ hoặc bán một phần vốn hiện có của nhà nước trong doanh nghiệp; còn hình thức cổ phần hoá giữ nguyên phần vốn nhà nước, bán cổ phần để huy động vốn xã hội hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp còn thấp. Trong điều kiện hiện nay, nguồn vốn vay ngắn hạn và trung hạn chiếm tỷ trọng cao thì yêu cầu việc sản xuất kinh doanh của công ty cần phải đảm bảo có lãi và quay vòng vốn nhanh càng đặt ra cao hơn để đảm bảo thu nhập cho người lao động, thực hiện nghĩa vụ nhà nước, đồng thời trả lãi và nợ gốc đúng kì hạn. Cùng với việc xây dựng kế hoạch đầu tư, kế hoạch sử dụng vốn cụ thể, công ty cũng cần quỏn triệt cỏc kế hoạch đến từng bộ phận và cỏn bộ liờn quan quy định rừ quyền hạn và trách nhịêm của các bộ phận, các cá nhân trong việc thực hiện kế hoạch và nhiệm vụ được giao để đảm bảo các kế hoạch được thực hiện nghiêm túc,.

Thực hiện phân bổ vốn một cách hợp lý cho các hoạt động đầu tư vào công nghệ, máy móc thiết bị, đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm, đầu tư phát triển nhân lực, đầu tư cho hoạt động marketing, xây dựng hình ảnh doanh nghiệp, đầu tư cho hệ thống quản lý tổ chức để có thể phát huy những thế mạnh, hạn chế những điểm điểm yếu, có thể tận dụng những cơ hội từ bên ngoài để mang lại để nâng cao năng lực cạnh tranh cuả công ty trong nền kinh tế thị trường. Trong điều kiện đó, chỉ có các doanh nghiệp nhận thức được vai trò quan trọng của kĩ thuật, công nghệ, chủ động đầu tư nghiên cứu phát triển, áp dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật vào sản xuất kinh doanh, lựa chọn công nghệ phù hợp với điều kiện của mình thì doanh nghiệp đó mới có khả năng phát triển. + Bên cạnh việc tổ chức đào tạo thường xuyên, công ty cần phải chú ý thực hiện tốt chính sách đãi ngộ với người lao động như chính sách tiền lương, tiền thưởng, chế độ phụ cấp, bảo hiểm xã hội, chế độ nghỉ phép, công tác phí và quan tâm tới lợi ích vật chất tinh thần khác đối với người lao động.

Bên cạnh việc đảm bảo toàn diện, đầy đủ của thông tin Công ty cũng cần phải tăng cường đầu tư nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thông tin, đảm bảo thông tin nhanh nhạy, kịp thời, chính xác, hỗ trợ đắc lực cho việc ra quyết định trong quản lý sản xuất của đơn vị. Cần xây dựng các kế hoạch sử dụng vốn, kế hoạch huy động vốn và kế hoạch đầu tư theo dự án một cách cụ thể, tỷ mỷ, từ đó lên kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch trả nợ sao cho đơn vị hoàn thành các nghĩa vụ với nhà nước, vừa đảm bảo thu nhập của người lao động và trả nợ.

Một số kiến nghị

Như vậy mới tránh khỏi nạn giấy tờ, chồng chéo, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển. Cần tạo ra sự bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh giữa các loại hình doanh nghiệp, không phân biệt doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp ngoài quốc doanh; doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Có như thế mới có điều kiện khuyến khích các doanh nghiệp cùng cạnh tranh cùng phát triển.

* Hình thành và phát triển đồng bộ các loại thị trường, chú trọng các thị trường cơ bản và những thị trường mới sơ khai như thị trường lao động, thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản, thị trường khoa học công nghệ, thị trường tư vấn và hỗ trợ cho các doanh nghiệp. Nhà nước cần xúc tiến sớm việc xây dựng cơ chế giữa nhà nước, các trung tâm nghiên cứu khoa học và các doanh nghiệp. Điều này làm cho các doanh nghiệp có những sản phẩm mẫu mã mới, chất lượng cao, giá thành hạ, nâng cao khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp.

* Đẩy nhanh chương trình cải cách doanh nghiệp nhà nước theo hướng kiên quyết loại bỏ những doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả, cổ phần hoá, cho thuê, bán khoán để nhà nước có điều kiện tập trung vào một số doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, nâng cao tinh thần trách nhiệm của Giám đốc và lao động ở các doanh nghiệp. * Tiếp tục cải cách hệ thống Ngân hàng, cải cách thủ tục thẩm định tín dụng, cải tiến dịch vụ ngân hàng.