MỤC LỤC
Vận dụng quan điểm hệ thống đã giúp tác giả nhìn nhận vai trò, ưu nhược điểm cũng như quy trình và các kỹ thuật thảo luận nhóm của PPDH hợp tác nhóm trong hệ thống các PPDH và quá trình DH, thông qua đó tìm ra quy trình hợp lý để tổ chức các hoạt động nhận thức nhằm phát huy tính tích cực của HS và đạt được các mục tiêu đào tạo của GD. - Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Phỏng vấn và đưa ra phiếu lấy ý kiến về việc vận dụng PPDH hợp tác theo nhóm và các kĩ thuật thảo luận trong quá trình giảng dạy với các chuyên gia GD, các thầy cô giáo để thu thập ý kiến của các nhà khoa học, các GV có nhiều kinh nghiệm DH ở trường DBĐHDT nhằm tìm ra hướng nghiên cứu tối ưu.
Báo cáo chính trị Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, khẳng định:“Ðổi mới chwơng trình, n i dung, phwơng pháp dạy và hoc, phwơng pháp thi, kiem tra theo hwớng hi n kại; nâng cao chat lwợng toàn di n, kặc bi t coi trong giáo dnc lý twởng, giáo dnc truyen thong lịch sử cách mạng, kạo kúc, loi song, năng lnc sáng tạo, kỹ năng thnc hành, tác phong công nghi p, ý thúc trách nhi m xã h i”.[Trích Báo cáo Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng]. Trước khi chuyển sang chương trình GD theo năng lực, thì việc áp dụng các PPDH tích cực, trong đó có PPDH hợp tác theo nhóm trong chương trình GD định hướng nội dung như hiện nay sẽ góp phần vàođổi mới PPDH và từng bước hình thành và phát triển các năng lực cho HS như năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác..Đây là vấn đề thực sự có ý nghĩa thiết thực trong quá trình GD cho HS nói chung cũng như GD cho đối tượng HS dân tộc nói riêng ở hệ thống các trường DBĐHDT hiện nay.
Theo Bandura (1977), điểm chính của lí thuyết học tập mang tính xã hội là người học có thể nâng cao kiến thức của học và sự ghi nhớ tri thức bằng cách quan sát và mô phỏng những hành vi tích cực, thái độ và sự phản ứng của những người khác. Sự phát triển nhân cách là kết quả của sự tương tác hỗ tương liên tục giữa ba thành tố: môi trường, hành vi và tiến trình tâm lí của con người. Lí thuyết học tập xã hội kết nối với thuyết hành vi và nhận thức, vì nó nhấn mạnh đến vai trò trung tâm của học tập xã hội. Sự tương tác tương hỗ giữa các nhân tố: cá nhân HS, môi trường và hành vi là những thành tố được nhận thấy trong thực tiễn của học tập hợp tác. Bởi vì, lí thuyết này cho rằng, con người học nhiều hơn thông qua quan sát và bắt chước những hành vi, khát khao của người khác nên một mối tương quan có ý nghĩa được tìm thấy giữa thuyết này và thực tiễn của học tập hợp tác.[Dẫn theo 20]. Vì vậy, khi tổ chức cho HS học tập làm việc theo nhóm, GV cần phải đặc biệt quan tâm tư tưởng chính của mô hình này là khi cá nhân làm việc cùng nhau hướng tới mục tiêu chung thì sự phụ thuộc lẫn nhau thúc đẩy họ hoạt động tích cực hơn để đạt đến sự thành công. Các thành viên trong nhóm có xu hướng giúp đỡ lẫn nhau để có thể vươn tới sự thống nhất. Đó cũng là tư tưởng, tính tích cực của dạy học HTTN. 2) Thuyết Piagie “sn giải quyết mâu thuan”. Jean Piaget (1896 – 1980) cho rằng: trong khi tương tác cùng nhau, mâu thuẫn nhận thức xã hội xuất hiện đã tạo ra sự mất cân bằng về nhận thức giữa mọi người. Các cuộc tranh luận diễn ra liên tục và được giải quyết. Trong quá trình đó, những lí lẽ, những lập luận chưa đầy đủ sẽ được bổ sung và đều chỉnh. Như vậy, học là một quá trình xã hội, trong đó con người liên tục đấu tranh giải quyết các mâu thuẫn nhận thức.[ Dẫn theo 44]. Xuất phát từ thực tiễn trên, Piaget đã đề ra thuyết Sự giải quyết mâu thuẫn để thúc đẩy sự phát triển trí tuệ cho HS, GV sắp đặt từng đôi HS thành một nhóm,. trong đó mỗi em có quan điểm đối lập với em kia về câu trả lời cho nội dung học tập. GV yêu cầu từng cặp hai em này hoạt động cùng nhau cho đến khi nhất trí hoặc có câu trả lời chung thì đi đến kết luận của bài học. Mỗi lần các em đồng ý GV kiểm tra riêng từng em và luôn thấy rằng những em lúc đầu không nắm vững vấn đề thì bây giờ có thể tự mình giải quyết một cách đúng đắn, không khác với cách giải quyết của bạn mình. Đôi khi GV cũng dạy trẻ theo từng đôi một nhằm giúp trẻ bắt chước cách giải quyết vấn đề đúng, hoặc cũng có thể dạy một trẻ với sự chứng kiến của những trẻ khác để chúng tìm ra những nguyên nhân và con đường phát triển. Có nghĩa là GV đưa trẻ vào các tình huống xã hội làm xuất hiện các quan điểm mâu thuẫn với nhau và tìm cách giải quyết. 3) Thuyết Vwgụtxky “sn hợp tỏc tắp the”.
- Nhóm kĩ năng hoàn thiện nhóm: Đặc biệt nhấn mạnh đến các kĩ năng như trình bày vấn đề logic; lập kế hoạch hoạt động; phê bình, bình luận ý kiến chứ không bình luận cá nhân; xử lí bất đồng trong nhóm hợp lí, tế nhị; tổng hợp các ý kiến; lồng ghép các ý kiến vào một điểm cụ thể; thăm dò bằng cách đưa ra nhiều câu hỏi khác nhau; lí giải theo nhiều cách khác nhau; tìm hiểu thực chất vấn đề bằng cách kiểm tra công việc của nhóm. Để hoàn thành được các mục tiêu trên và đặc biệt để hình thành cho HS dân tộc năng lực tự học, năng lực của người lao động trong xã hội hiện đại như năng lực hợp tác, giao tiếp, sử dụng CNTT, làm việc theo nhóm cũng như các năng lực chuyên biệt của môn Địa lí thì việc tổ chức vận dụng PPDH hợp tác theo nhóm trong quá trình DH Địa lí ở trường DBĐHDT là biện pháp giúp hiện thực hóa các mục tiêu đã đề ra.
- Nhóm 2: Dựa vào giáo trình và Atlat Địa lí Việt Nam để chứng minh tính nhiệt đới ẩm gió mùa thể hiện trong địa hình của nước ta. - Nhóm 3: Dựa vào giáo trình và Atlat Địa lí Việt Nam để chứng minh tính nhiệt đới ẩm gió mùa thể hiện trong sông ngòi của nước ta.
- Giải thích được tại sao những vấn đề như bùng nổ dân số, dân số già, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu toàn cầu và suy giảm tầng ôdôn, suy giảm đa dạng sinh học lại là những vấn đề của toàn cầu. Góp phần phát triển năng lực: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực trình bày các thông tin Địa lí, năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ,….
- Trình bày được một số vấn đề mang tính toàn cầu hiện nay như bùng nổ dân số, dân số già, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu toàn cầu và suy giảm tầng ôdôn, suy giảm đa dạng sinh học. - Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường sống, có hành động tích cực bảo vệ môi trường ở chính nơi mình sống, học tập với khẩu hiệu “Tư duy toàn cầu, hành động cá nhân”.
Khi vận dụng PPDH này thì cần phải đảm bảo các nguyên tắc như: mối quan hệ biện chứng giữa vai trò chủ đạo trong tổ chức, điều khiển, hướng dẫn của GV với tính tích cực, chủ động và sáng tạo của HS, sự hài hòa giữa hình thức học cá nhân, học nhóm và học tập thể, tính hệ thống, tính thực tiễn, tính toàn diện, tính phân hóa trong vận dụng PPDH hợp tác theo nhóm cũng như các yêu cầu đó là phải hiểu được bản chất của PPDH hợp tác theo nhóm, phải nhận thức và thực hiện tốt được vai trò của người dạy trong quá trình tổ chức hoạt động DH hợp tác theo nhóm.Và nhất là phải thực hiện theo quy trình gồm 5 bước thống nhất. Qua phân tích kết quả thực sư phạm, chúng tôi nhận thấy việc sử dụng PPDH hợp tác theo nhóm trong môn Địa ở trường DBĐHDT là có khả thi, thông qua PPDH này HS không chỉ phát huy tính tích cực, tự giác, khả năng chủ động sáng tạo trong hoạt động nhận thức của HS, tạo điều kiện HS cùng tham gia, chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau chuẩn bị cho lao động phân công hợp tác trong cộng đồng mà qua cách học này rất nhiều kĩ năng xã hội được hình thành và phát triển như ký năng giao tiếp xã hội, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng báo cáo, kỹ năng tập hợp và ghi chép dữ liệu, kỹ năng nói và diễn đạt.
Từ đó, mỗi GV trên cơ sở năng lực chuyên môn của mình, cũng như trình độ năng lực và khả năng nhận thức của HS, cùng với nội dung, mục tiêu của từng bài học Địa lí và điều kiện cơ sở vật chất lớp học sẽ lựa chọn hoặc kết hợp các biện pháp một cách thích hợp nhất trong quá trình tổ chức học tập HTTN cho HS. Đặc biệt, đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo và trực tiếp là Vụ giáo dục Dân tộc cũng cần phải có kế hoạch bồi dưỡng, tập huấn thường xuyên cho đội ngũ GV ở hệ thống các trường DBĐHDT về đổi mới PPDH nói chung trong đó có PPDH hợp tác theo nhóm để họ hiểu được sâu sắc và toàn diện vai trò, bản chất của dạy học HTTN cùng các kĩ thuật DH tích cực và biết cách tổ chức hiệu quả học tập HTTN trong bộ môn của mình.