MỤC LỤC
+ Về phạm vi không gian: Luận án tập trung phân tích chất lượng TTĐN của Việt Nam qua hoạt động NGNN đối với một số địa bàn được Đảng, Nhà nước xác định là trọng điểm ở khu vực Mỹ Latinh, đã mở Đại sứ quán Việt Nam, gồm Argentina, Brazil, Cuba, Chile, Mexico, Venezuela. Khách thể được hỏi là các cán bộ lãnh đạo, quản lý các cơ quan Đảng, cơ quan quản lý nhà nước; các cán bộ làm các nhiệm vụ nghiên cứu, giảng dạy liên quan đến thông tin đối ngoại; các cán bộ trực tiếp triển khai công tác TTĐN ở trong và ngoài nước để làm căn cứ đánh giá chất lượng thông tin đối ngoại qua hoạt động NGNN đối với khu vực Mỹ Latinh.
- Phương pháp nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn: Bắt đầu từ nghiên cứu thực tiễn TTĐN làm cơ sở kết hợp nghiên cứu lý luận chung có liên quan đến đề tài nghiên cứu để xây dựng khung lý thuyết, đánh giá thực trạng, từ đó đề ra quan điểm và giải pháp của luận án. - Luận án đã đề xuất quan điểm theo quan điểm đối ngoại của Đảng, chính sách ngoại giao của Nhà nước, xác định và phân tích cơ sở khoa học của các giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng TTĐN của Việt Nam qua hoạt động NGNN đối với khu vực Mỹ Latinh trong thời kỳ mới.
- Luận án khái quát, phân tích, đánh giá thực trạng và khái quát những vấn đề đặt ra trong việc nâng cao chất lượng TTĐN qua hoạt động NGNN đối với khu vực Mỹ Latinh, có so sánh với một số khu vực để làm nổi bật tính đặc thù đối tượng nghiên cứu.
Đề tài khoa học cấp Nhà nước Đổi mới thông tin đối ngoại trong thời kỳ hội nhập quốc tế ở Việt Nam [22] của Nguyễn Hữu Cát (2015) thuộc Chương trình nghiên cứu khoa học - công nghệ trọng điểm cấp nhà nước “Nghiên cứu khoa học phát triển văn hóa, con người và nguồn nhân lực”, mó số KX.03/11-15 đó làm rừ nội hàm những khỏi niệm, nghiờn cứu cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc đổi mới TTĐN, chỉ rừ mục tiờu, quan điểm chỉ đạo, nội dung, phương thức, đối tượng thực hiện, phương châm hoạt động, lực lượng tiến hành..; Quá trình đổi mới các mô hình tổ chức, quản lý về TTĐN; Quá trình tổ chức các kênh hoạt động TTĐN; Đào tạo nguồn nhân lực TTĐN; Một số bài học kinh nghiệm TTĐN. Đề tài cấp cơ sở Công tác thông tin báo chí tại các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài của Nguyễn Đức Lợi, Vụ Thông tin Báo chí, Bộ Ngoại giao (2009) đã tổng kết, đánh giá tình hình thực tiễn, những thành tựu, hạn chế công tác thông tin báo chí tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài trong việc cung cấp thông tin kinh tế - xã hội Việt Nam ra nước ngoài để họ tiếp nhận đúng được những kiến thức về đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam; trên cơ sở đó, đề tài nêu đề xuất, kiến nghị nhằm đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác này nhằm nâng cao hơn nữa thông tin đầy đủ, đúng đắn hình ảnh, thúc đẩy phát triển các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, con người Việt Nam hiện tại.
Các thông tin chính thống từ Đảng, Nhà nước Việt Nam đến với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài và bạn bè quốc tế phát triển nhanh chóng, đa dạng về nội dung và hình thức, góp phần quan trọng vào quá trình hội nhập quốc tế, nâng cao hình ảnh vị thế Việt Nam trên trường quốc tế, từng bước làm thất bại âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch, giữ vững ổn định chính trị, bảo vệ vững chắc chủ quyền, lãnh thổ, củng cố và mở rộng quan hệ với các nước và tổ chức quốc tế, đẩy mạnh hợp tác kinh tế, thu hút đầu tư và khách du lịch nước ngoài; khuyến khích, động viên người Việt Nam ở nước ngoài gắn bó với quê hương, đóng góp vào sự nghiệp đổi mới đất nước. - Khái quát về khu vực Mỹ Latinh; những tác động khách quan từ yếu tố thời đại, tình hình chính trị, kinh tế thế giới, liên hệ với đường lối, chính sách đối ngoại của Việt Nam; đánh giá thực trạng chất lượng TTĐN của Việt Nam đối với khu vực Mỹ Latinh giai đoạn 2016 đến nay, chỉ ra một số kết quả nổi bật, những hạn chế và những yêu cầu đặt ra trong việc nâng cao chất lượng TTĐN của Việt Nam qua hoạt động NGNN đối với khu vực Mỹ Latinh trong thời gian tới (tới năm 2030, tầm nhìn 2045).
Trong cuốn sách Đối ngoại công chúng - mô hình hoạt động của một số nước lớn trên thế giới và đề xuất đối với Việt Nam, tác giả Phạm Minh Sơn đề cập khái niệm thông tin đối ngoại từ cách hiểu về “thông tin” và “đối ngoại”: “Thông tin đối ngoại là một bộ phận quan trọng trong cụng tỏc tư tưởng và đối ngoại của Đảng, Nhà nước và nhõn dõn ta nhằm làm cho thế giới hiểu rừ đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, những thành tựu trong công cuộc đổi mới của Việt Nam, đất nước, con người, lịch sử, văn hóa, những giá trị vật chất và tinh thần của dân tộc Việt Nam; đấu tranh chống lại những luận điệu xuyên tạc, chống phá Việt Nam; làm cho nhân dân ta hiểu rừ về thế giới; đồng thời tranh thủ sự đồng tỡnh, ủng hộ, hợp tỏc, giỳp đỡ của bạn bố quốc tế, sự đồng thuận và đóng góp của đồng bào ta ở nước ngoài đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [85]. Bốn là, mục đích chuyển tải thông tin, thông điệp qua hoạt động NGNN là để góp phần nâng cao hiểu biết, nhận thức tích cực về đất nước, văn hóa, con người Việt Nam; về đường lối, chủ trương, chính sách và thành tựu đổi mới của Việt Nam; định hướng cho các tầng lớp nhân dân trong nước hiểu đúng những diễn biến trên thế giới, nhất là những vấn đề có liên quan, thu hút sự quan tâm chú ý của dư luận trong nước; tranh thủ sự hiểu biết, hợp tác và ủng hộ của thế giới, sự đóng góp của các tầng lớp nhân dân trong và ngoài nước cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đồng thời, góp phần nâng cao hình ảnh, vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.
Chất lượng thông tin đối ngoại qua hoạt động NGNN là chất lượng thông tin, thông điệp được thực hiện, truyền tải qua hoạt động của lãnh đạo cấp cao nhà nước; hoạt động của các cơ quan đại diện NGNN; tổ chức các sự kiện đối ngoại trong nước và quốc tế; tổ chức các sự kiện xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch; phát hành ấn phẩm, ấn bản và văn hóa phẩm; và qua các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội và hoạt động của phóng viên nước ngoài. Chất lượng gắn liền với hiệu quả, thước đo chất lượng cần dựa vào các tiêu chí, song điều quan trọng nhất của chất lượng, hiệu quả của thông tin đối ngoại qua hoạt động NGNN là làm cho thế giới hiểu rừ đường lối, chớnh sỏch của Đảng, Nhà nước, những thành tựu trong cụng cuộc đổi mới của Việt Nam, đất nước, con người, lịch sử, văn hóa, những giá trị vật chất và tinh thần của dân tộc Việt Nam; thúc đẩy hội nhập quốc tế, giao lưu văn hóa góp phần hình thành nhận thức, thái độ, hành vi tớch cực về Việt Nam; làm cho nhõn dõn ta hiểu rừ về thế giới; đồng thời tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ, hợp tác, giúp đỡ của bạn bè quốc tế, sự đồng thuận và đóng góp của đồng bào ta ở nước ngoài đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, làm thất bại âm mưu chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc của các thế lực thù địch; nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.
Nhân tố chủ quan tác động mạnh mẽ nhất đến chất lượng TTĐN qua hoạt động NGNN là sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các cấp ủy đảng trong việc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng về đối ngoại, giải quyết kịp thời, có kết quả nhiều vấn đề mới phát sinh; sự đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Quốc hội và các cơ quan dân cử; sự quản lý, điều hành năng động, quyết liệt trên nhiều lĩnh vực của Chính phủ, chính quyền các cấp; sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, sự nỗ lực phấn đấu, sáng tạo của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta; hội nhập quốc tế sâu rộng đã đem lại nhiều cơ hội, điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, hội nhập quốc tế. Có vai trò tham gia quan trọng đến chất lượng hoạt động TTĐN còn bao gồm các địa phương, ngành thể dục thể thao, ngành du lịch, hàng không, bưu chính viễn thông, tài chính, công an, hải quan và công an cửa khẩu; các hội nghề nghiệp, các cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài (cơ quan ngoại giao, cơ quan báo chí, đại diện các doanh nghiệp, các thiết chế văn hóa thông tin Việt Nam..); các ban đối ngoại, vụ, cục, phòng thuộc các cơ quan Đảng, Chính phủ, địa phương và các đơn vị cơ sở, doanh nghiệp v.v… Chất lượng TTĐN còn được đánh giá thông qua hoạt động của các cơ quan quản lý hoạt động TTĐN tại địa phương như Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Sở Thông tin và Truyền thông.
Qua các phương tiện thông tin đại chúng và phóng viên nước ngoài: Với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, trong những năm vừa qua, TTĐN của Việt Nam qua các phương tiện thông tin đại chúng và phóng viên nước ngoài đối với khu vực Mỹ Latinh đã khẳng định được vị thế quan trọng, giúp cho người dân Mỹ Latinh có được thông tin kịp thời, toàn diện hơn, xác thực hơn, nhận thức đúng đắn hơn về tình hình Việt Nam, từ đó tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân Mỹ Latinh đối với sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta cũng như công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay. Thông tin đối ngoại được chuyển tải chủ yếu qua 03 cơ quan thường trú tại Argentina, Cuba và Mexico và trang Vietnamplus, bản tiếng Tây Ban Nha, tiếng Anh hàng ngày của Thông tấn xã Việt Nam; qua Hệ Phát thanh đối ngoại VOV5 của Đài Tiếng nói Việt Nam, Trang thông tin điện tử đối ngoại vovworld.vn bằng tiếng Tây Ban Nha và được treo trong vòng 7 ngày của Đài Tiếng nói Việt Nam; được phát sóng hằng ngày qua Kênh truyền hình đối ngoại (VTV4) của Đài Truyền hình Việt Nam bằng tiếng Anh và Tây Ban Nha của Đài Truyền hình Việt Nam đã cung cấp thông tin, chuyển tải thông điệp chính xác, chân thực, đúng định hướng, sinh động và thuyết phục hơn về đất nước, văn hóa, con người, những nét đặc sắc của Việt Nam, làm cho nhân Mỹ Latinh thêm hiểu, yêu mến và quý trọng dân tộc Việt Nam.
Thông tin quảng bá văn hóa, đất nước, con người, tiềm năng và thế mạnh của Việt Nam còn được các cơ quan đại diện Việt Nam ở khu vực Mỹ Latinh triển khai qua nhiều hoạt động như Tuần Việt Nam, ngày Việt Nam với quy mô lớn tại các địa bàn trọng điểm như Cuba, Venezuela, Brazil, Mexico, Argentina; các chương trình giao lưu – biểu diễn nghệ thuật truyền thống dân tộc và hiện đại, các triển lãm ảnh kết hợp với không gian quảng bá cho du lịch Việt Nam, tuần phim Việt Nam trình chiếu các bộ phim đặc sắc của Việt Nam (có phụ đề tiếng Tây Ban Nha) giới thiệu về đất nước và con người Việt Nam… Nhiều hoạt động như hội thảo, triển lãm, giới thiệu phim ảnh, tờ rơi, các hoạt động tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh ở các nước Mỹ Latinh khẳng định truyền thống uống nước nhớ nguồn tốt đẹp của dân tộc, góp phần thiết thực, làm cộng đồng người Việt Nam cũng như bạn bè trong khu vực hiểu biết hơn về văn hóa, trí tuệ, giá trị nhân văn của dân tộc Việt Nam qua hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Thông tin của Việt Nam về việc tham gia các cơ chế, đối thoại diễn đàn quốc tế về nhân quyền; những nỗ lực và thành tựu bảo đảm quyền con người, được quốc tế công nhận; cập nhật những nỗ lực cải thiện luật pháp, chính sách về bảo đảm quyền con người; sẵn sàng đối thoại, chia sẻ quan điểm và mở rộng hợp tác để giải quyết các vấn đề về dân chủ, nhân quyền trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, bình đẳng cùng có lợi được cung cấp chính xác, kịp thời đến các đối tác khu vực Mỹ Latinh giúp tăng cường hiểu biết, cập nhật thông tin, huy động tối đa sự ủng hộ của cộng đồng Mỹ Latinh đối với quan điểm, chính sách và những nỗ lực, thành tựu nâng cao chất lượng cuộc sống, bảo đảm quyền con người của Việt Nam.
Để thực hiện được các mục tiêu phát triển đất nước bền vững, tranh thủ tối đa sức mạnh đoàn kết dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại, nâng cao vị thế và uy tín quốc tế của đất nước, TTĐN của Việt Nam, trong đó có TTĐN đối với khu vực Mỹ Latinh phải bám sát những yêu cầu, nội dung của công tác đối ngoại, công tác tư tưởng và công tác TTĐN cũng như những định hướng phát triển quan hệ hợp tác Việt Nam với các nước khu vực Mỹ Latinh của Đảng và Nhà nước theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII. Như đã đề cập ở trên, mục tiêu của TTĐN trong thời kỳ mới theo Kết luận số 57-KL/TW của Bộ Chính trị là tuyên truyền, quảng bá về đất nước Việt Nam hoà bình, hữu nghị, hợp tác, phát triển, là bạn, là đối tác tin cậy, là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, góp phần nâng cao vị thế, uy tín của đất nước và Đảng Cộng sản Việt Nam trên trường quốc tế; triển khai có hiệu quả đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước; tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của cộng đồng quốc tế, tạo thuận lợi cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng và các mục tiêu phát triển đất nước đến năm 2045.
Đồng thời, tạo thuận lợi để các loại hình truyền thông số, trong đó có mạng xã hội phát triển bùng nổ, mang đến cho mặt trận thông tin tuyên truyền nói chung và thông tin đối ngoại nói riêng nhiều cơ hội để đổi mới, nâng cao chất lượng thông tin đối ngoại; truyền tải các thông điệp của Việt Nam đến với đông đảo nhân dân quốc tế nhanh nhất, đầy dủ nhất. Chiến tranh truyền thông ngày càng được nhiều quốc gia sử dụng song song với chiến tranh trên thực địa và cho thấy tác động sâu rộng không thua kém chiến tranh quân sự truyền thống, trở thành một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với an ninh mọi quốc gia trên thế giới; tác động của nó đối với an ninh tư tưởng, an ninh quốc gia ngày càng lớn.
Thứ ba, nâng cao chất lượng TTĐN qua đổi mới, nâng cao chất lượng các hoạt động đối ngoại của lãnh đạo cấp cao hai bên đi vào chiều sâu, thực chất và hiệu quả; đổi mới, cải tiến, nâng cao chất lượng hoạt động, phát huy vai trò là cầu nối trực tiếp của các cơ quan đại diện Việt Nam ở các nước Mỹ Latinh, với nhân dân khu vực này; đổi mới, nâng cao chất lượng tổ chức các sự kiện đối ngoại trong nước và quốc tế, các sự kiện xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch đối với khu vực Mỹ Latinh, đáp ứng nhu cầu thông tin của các nhóm đối tượng; và đổi mới, nâng cao chất lượng các ấn phẩm, ấn bản, văn hóa phẩm và qua các phương tiện thông tin đại chúng và phóng viên nước ngoài, sử dụng hiệu quả các phương tiện truyền thông mới, mạng xã hội cũng như các KOLs, các phóng viên có uy tín của các cơ quan thông tấn báo chí lớn trong khu vực để quảng bá cho Việt Nam. Thứ năm, quan tâm, chú trọng đổi mới nội dung, hình thức, phương TTĐN; nâng cao chất lượng, tính hấp dẫn của các sản phẩm TTĐN tới các đối tượng ở khu vực Mỹ Latinh; tăng cường ấn phẩm bằng tiếng nước ngoài (đặc biệt là tiếng Tây Ban Nha, tiếng Bồ Đào Nha) phù hợp với từng nhóm đối tượng, từng giai đoạn và thời điểm; nâng cao chất lượng hệ thống báo điện tử, các kênh truyền hình, phát thanh đối ngoại, báo, tạp chí bằng tiếng Tây Ban Nha; xây dựng chương trình truyền hình đối ngoại dành cho người dân và cho người Việt Nam sống ở các địa bàn trọng điểm khu vực Mỹ Latinh.
Bám sát những yêu cầu, nội dung của công tác đối ngoại, công tác tư tưởng và công tác TTĐN của Đảng, Nhà nước, Kết luận số 57-KL/TW ngày 15/6/2023 của Bộ Chính trị về tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thông tin đối ngoại trong tình hình mới cũng như những định hướng phát triển quan hệ hợp tác Việt Nam với các nước khu vực Mỹ Latinh để định hướng, quản lý và triển khai các hoạt động TTĐN với các nước khu vực này. Chú trọng công tác giáo dục, nâng cao nhận thức cho lực lượng làm công tác TTĐN nói chung và cán bộ chuyên trách, tham gia hoạt động TTĐN với địa bàn này về vị trí, vai trò của công tác TTĐN trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, coi đó là một hoạt động không thể thiếu trong công tác đối ngoại, công tác tư tưởng của Đảng, Nhà nước; cần tận dụng tối đa lợi thế của công tác TTĐN để mở rộng hợp tác với các nước Mỹ Latinh trên các lĩnh vực như, kinh tế, du lịch, thương mại, văn hóa, giáo dục, giao lưu nhân dân,.