Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam năm 2023

MỤC LỤC

TểM TẮT CHƯƠNG 1

NGÂN HÀNG

  • Khái niệm về thanh khoản và rủi ro thanh khoản 1. Khái niệm về thanh khoản
    • Cơ sở lý thuyết
      • Các phương pháp đo lường rủi ro thanh khoản

        Đã có rất nhiều nghiên cứu ở cả trong nước và nước ngoài được thực hiện về vấn đề thanh khoản và rủi ro thanh khoản, trong đó có những nghiên cứu tiếp cận theo hướng nhận diện nguyên nhân gây ra rủi ro thanh khoản, tiếp cận từ góc độ quản trị rủi ro thanh khoản hay nghiên cứu về mối quan hệ giữa rủi ro thanh khoản và sức mạnh thị trường và cấu trúc vốn ngân hàng. Trong phạm vi nghiên cứu đề tài này, tác giả sẽ tập trung phân tích ảnh hưởng của các nhân tố bên trong ngân hàng bao gồm: Quy mô ngân hàng, Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu, Tỷ lệ vốn chủ sở hữu, Tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản, Tỷ lệ nợ xấu, Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng và các nhân tố vĩ mô của nền kinh tế bao gồm: Tốc độ tăng trưởng kinh tế, Tỷ lệ lạm phát.

        TểM TẮT CHƯƠNG 2

        PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

        • Mô hình nghiên cứu

          Trong bài nghiên cứu này, tác giả lựa chọn chỉ số Khe hở tài trợ (FGAP) để đo lường rủi ro thanh khoản vì chỉ số này đại diện cho khả năng thanh khoản của ngân hàng, đồng thời chỉ số này có thể phản ánh được một cách cơ bản nhất về khả năng thanh khoản của ngân hàng (Đặng Văn Dân, 2015). Nhóm tác giả Chung và cộng sự (2009) chỉ ra điểm mạnh của việc sử dụng khe hở tài trợ trong việc đo lường rủi ro thanh khoản đó là khe hở tài trợ được tính bằng chênh lệch giữa tài sản và nguồn vốn trong cả thời điểm hiện tại và tương lai. Trong công thức trên, các yếu tố được lấy từ báo cáo tài chính của ngân hàng, trong đó Tổng dư nợ tín dụng là khoản mục Cho vay khách hàng (chưa trừ đi dự phòng rủi ro) và Tổng nguồn vốn huy động là khoản mục Tiền gửi của khách hàng.

          Trên cơ sở kế thừa những nghiên cứu trước và để phù hợp với điều kiện thực tế tại Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu, tác giả lựa chọn mô hình nghiên cứu của tác giả Trương Quang Thông (2013) làm mô hình gốc để xây dựng mô hình cho nghiên cứu này, đồng thời dựa trên cách tiếp cận của những nghiên cứu trong nước và nước ngoài liên quan đến đề tài như nghiên cứu của Lucchetta (2007), Shen và cộng sự (2009), Vodova (2011), Đặng Văn Dân (2015), Phan Thị Mỹ Hạnh và cộng sự (2019) để sử dụng các biến độc lập phù hợp với hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam và phù hợp với môi trường kinh tế xã hội Việt Nam. Quan điểm truyền thống thì cho rằng quy mô của ngân hàng có mối quan hệ cùng chiều với rủi ro thanh khoản của ngân hàng vì việc mở rộng quy mô có thể làm cho ngân hàng gặp phải rủi ro lớn hơn nếu hoạt động kinh doanh không hiệu quả. Đồng thời, nhóm đối tượng khách hàng của ngân hàng quy mô lớn phần nhiều là khách hàng có tiềm lực tài chính ổn định, các dự án tài trợ vốn cũng thường có hiệu quả tốt, dòng tiền trả nợ ổn định nên rủi ro thanh khoản của ngân hàng giảm xuống.

          Thực tế hiện nay trong môi trường hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng tại Việt Nam thì các ngân hàng quy mô nhỏ đa phần thường tập trung vào hoạt động tín dụng bởi ngân hàng với quy mô nhỏ không có lợi thế về nguồn vốn huy động so với ngân hàng có quy mô lớn.

          Bảng 3.1: Mô tả và cách tính các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu đề xuất S
          Bảng 3.1: Mô tả và cách tính các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu đề xuất S

          TểM TẮT CHƯƠNG 3

          KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

          • Kết quả mô hình hồi quy
            • Kiểm định các giả thuyết hồi quy, khuyết tật mô hình và khắc phục khuyết tật

              Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) và Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank) là nhóm 3 ngân hàng thương mại có vốn nhà nước và luôn dẫn đầu về quy mô tài sản trong hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Để phân tích xu hướng và mức độ tác động của các yếu tố nội tại của ngân hàng và các yếu tố vĩ mô của nền kinh tế đến rủi ro thanh khoản của ngân hàng, bài nghiên cứu này tiếp cận hai cách ước lượng mô hình gồm: Mô hình hồi quy tác động cố định (FEM - Fixed Effects Model) và mô hình hồi quy tác động ngẫu nhiên (REM - Random Effects Model). Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu từ phần mềm Stata Sau khi thực hiện kiểm định Hausman cho việc lựa chọn giữa mô hình FEM và REM, kết quả cho thấy giá trị Prob>chi2 = 0.0000 < 0,05 nên kết luận bác bỏ giả thuyết H0, chấp nhận giả thuyết H1.

              Kết quả hồi quy của mô hình FEM và REM cho dữ liệu bảng của 24 ngân hàng thương mại tại Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2012 - 2021 thì cả hai mô hình đều tồn tại hiện tượng phương sai thay đổi và hiện tượng tự tương quan. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng rủi ro thanh khoản của ngân hàng chịu tác động cùng chiều với các nhân tố quy mô tổng tài sản, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu, tỷ lệ vốn chủ sở hữu, tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản và tỷ lệ lạm phát. So với kỳ vọng ban đầu của các giả thuyết nghiên cứu thì kết quả hồi quy mô hình cho thấy chiều hướng tương quan giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc khá tương đồng với chiều hướng tác động kỳ vọng, ngoại trừ biến độc lập SIZE cho kết quả ảnh hưởng trái ngược với kỳ vọng ban đầu.

              Khi ngân hàng gia tăng vốn chủ sở hữu để nâng cao năng lực tài chính sẽ tạo ra áp lực đối với chính ngân hàng khi phải có kế hoạch gia tăng lợi nhuận từ hoạt động tín dụng, đầu tư sao cho tốc độ gia tăng lợi nhuận tương ứng với tốc độ gia tăng vốn chủ sở hữu để không làm giảm đi tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu. Với áp lực phải gia tăng lợi nhuận trong khi hệ số an toàn vốn phải tăng đã buộc ngân hàng phải gia tăng tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản thông qua việc mở rộng đầu tư vào các tài sản thanh khoản thấp và đẩy mạnh tín dụng. Xét về hoạt động tín dụng, trong thời kỳ lạm phát tăng thì lãi suất cho vay tăng, khả năng trả nợ của người vay bị suy giảm do áp lực về khoản nợ lớn hơn, từ đó rủi ro thanh khoản của ngân hàng cũng có nguy cơ gia tăng.

              Hình 4.1. Khe hở tài trợ của các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2012 - 2021
              Hình 4.1. Khe hở tài trợ của các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2012 - 2021

              THANH KHOẢN

                Vì vậy, việc xây dựng và tuân thủ các chỉ số an toàn hoạt động là việc làm cấp thiết của mỗi ngân hàng để hạn chế tối đa rủi ro trong hoạt động kinh doanh, song song đó các chính sách kiểm soát tài sản rủi ro cao và phân bổ hợp lý các tài sản của mình cũng là việc làm cần được các ngân hàng chú trọng. Kết quả của bài nghiờn cứu cũng đó cú những đúng gúp như làm rừ cỏc khỏi niệm về thanh khoản, rủi ro thanh khoản và hệ thống lại cơ sở lý thuyết từ các lý thuyết cho vay thương mại và thanh khoản, lý thuyết khả năng thay đổi, lý thuyết thu nhập dự tính đến các phương pháp đo lường rủi ro thanh khoản đã được áp dụng trong các nghiên cứu trước. Từ đó, luận văn này đã lựa chọn phương pháp đo lường rủi ro thanh khoản và tiến hành phân tích trên cơ sở dữ liệu thu thập của các ngân hàng tại Việt Nam, đưa ra hàm ý chính sách đối với từng nhóm nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản nhằm giúp các ngân hàng trong việc quản trị rủi ro thanh khoản.

                Vì vậy, khi ngân hàng tăng cường mảng cho vay thì cần quan tâm sát sao đến công tác quản trị và công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ, đặc biệt là trong quy trình thẩm định quyết định cho vay để đảm bảo việc tăng trưởng cho vay có hiệu quả, đạt mục tiêu kế hoạch lợi nhuận mà vẫn đảm bảo không làm gia tăng rủi ro thanh khoản. Bên cạnh việc tăng trưởng tín dụng, các ngân hàng cần phải xây dựng hệ thống các biện pháp nhằm hạn chế nợ xấu và xử lý quyết liệt vấn đề nợ xấu, đồng thời không ngừng nâng cao, hoàn thiện quy trình và chính sách cho vay sao cho phù hợp với thực tế mà vẫn đảm bảo tính chặt chẽ và nhất quán trong quá trình thực hiện. Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước nên thiết lập và thực thi các chính sách điều hành, quản lý cẩn trọng và hiệu quả, phù hợp với thực trạng hoạt động trong từng thời kỳ của hệ thống ngân hàng và phù hợp với từng giai đoạn phát triền của nền kinh tế, từ đó tạo niềm tin cho người dân và dẫn dắt hệ thống tài chính phát triển an toàn, bền vững.

                Các nghiên cứu tiếp theo có thể tiến hành phân tích theo nhóm các ngân hàng thương mại có cùng quy mô hoặc theo hình thức như nhóm các ngân hàng thương mại cổ phần với nhau, nhóm các ngân hàng nước nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam, nhóm ngân hàng liên doanh hay nhóm các ngân hàng đặc thù gồm ngân hàng chính sách xã hội và ngân hàng hợp tác xã.