MỤC LỤC
Nhằm đáp ứng tốt việc quản lý nhà trường, nâng cao chất lượng dạy học nói chung, môn Âm nhạc trường THCS nói riêng, rất cần các đề tài nghiên cứu để tìm biện pháp quản lý hiệu quả hơn, để việc triển khai thực hiện chương trình Giáo dục phổ thông 2018 được đảm bảo tốt nội dung chương trình và mục tiêu đã đề ra. “Quản lý hoạt động dạy học môn Âm nhạc ở các trường trung học cơ sở quận Đống Đa - thành phố Hà Nội trong bối cảnh đổi mới giáo dục”.
Đa, thành phố Hà Nội trong bối cảnh đổi mới giáo dục. trưởng, Tổ trưởng chuyên môn, giáo viên Âm nhạc) ở 08 trường Trung học cơ sở trên địa bàn quận Đống Đa thành phố Hà Nội.
Mục đích: Xử lý kết quả khảo sát thu được và xây dựng các bảng số liệu, biểu đồ liên quan đến kết quả nghiên cứu của đề tài. Cách tiến hành: Sau khi có kết quả điều tra bằng bảng hỏi, sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý các số liệu nghiên cứu.
Từ những quan điểm trên có thể hiểu rằng, dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 chính là dạy học theo hướng phát triển phẩm chất năng lực học sinh: Dạy học phát triển phẩm, chất năng lực là quá trình trong đó dưới sự tác động chỉ đạo của giáo viên (thiết kế, tổ chức, hướng dẫn các hoạt động học của học sinh,) học sinh tích cực, chủ động, sáng tạo thực hiện nhiệm vụ học tập, nhằm đạt được mục tiêu dạy học đề ra theo chương trình giáo dục phổ thông 2018. Quản lý hoạt động dạy học môn Âm nhạc theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 là một quá trình nhà quản lý thực hiện các chức năng quản lý tác động đến đội ngũ giáo viên Âm nhạc, học sinh và các lực lượng giáo dục khác để triển khai thực hiện hoạt động dạy học của giáo viên (thực hiện mục tiêu, nội dung chương trình, sử dụng phương pháp, hình thức dạy học, kiểm tra đánh giá. kết quả dạy học) và hoạt động học môn Âm nhạc của học sinh nhằm thực hiện chức năng môn học, để đạt mục tiêu phát triển những phẩm chất chủ yếu, các năng lực chung và năng lực đặc thù của môn Âm nhạc cho học sinh.
- Năng lực sử dụng phương pháp dạy học môn Âm nhạc theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh; Giáo viên cần chủ động, cập nhật vận dụng linh hoạt và hiệu quả các phương pháp dạy học tích cực vào việc dạy học theo từng chủ đề, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, đối tượng học sinh nhằm phát triển tối ưu phẩm chất năng lực học sinh, hướng dẫn, hỗ trợ chia sẻ với đồng nghiệp về kiến thức và kỹ năng, kinh nghiệm đề việc vận dụng các phương pháp dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh đạt hiệu quả. - Đánh giá thường xuyên (quá trình): bao gồm đánh giá chính thức (thông qua các hoạt động thực hành, luyện tập, biểu diễn hoặc sáng tạo âm nhạc; có thể bằng các bài kiểm tra giấy kết hợp âm thanh, câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tiểu luận hoặc báo cáo..) Và đánh giá không chính thức (bao gồm tìm hiểu hồ sơ học tập của học sinh, quan sát trên lớp, đối thoại, học sinh tự đánh giá hoặc đánh giá đồng đẳng..) nhằm giúp giáo viên thu thập những thông tin về quá trình hình thành, phát triển năng lực âm nhạc của từng học sinh.
- Là phòng học được trang bị đầy đủ các thiết bị dạy học bao gồm các thiết bị đi biểu diễn chứng minh, các thiết bị dùng để thực hành có tích hợp hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu dạy học như máy tính, mày chiếu, màn hình, bảng viết, tủ đựng dụng cụ thực hành, nội quy phòng thực hành và các phương tiện phòng chống cháy nổ, phòng cháy chữa cháy. - Hiệu trưởng chỉ đạo cán bộ phụ trách thư viện tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất đề giáo viên và học sinh được mượn sách, tra cứu các tài liệu tham khảo tài liệu khoa học trong kho học liệu của nhà trường (thư viện, thư viện điện tử..) nhằm khai thác tối đa cơ sở vật chất qua đó giúp các em học sinh phát triển phần chất năng lực.
Dựa trên nền tảng tổng quan vấn đề nghiên cứu về hoạt động dạy học, quản lý hoạt động dạy học của các tác giả, các nhà nghiên cứu khoa học đã làm sáng tỏ các khái niệm, các phạm trù liên quan đến đề tài như khái niệm về: phẩm chất, năng lực, dạy học phát triển phẩm chất , năng lực học sinh, quản lý, quản lý hoạt động dạy học, quản lý hoạt động dạy học môn Âm nhạc theo chương trình giáo dục phổ thông 2018. Trong trong chương 1 đã xác định được những nội dung cơ bản của quản lý hoạt động dạy học môn Âm nhạc ở trường THCS theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh bao gồm: Quản lý thực hiện mục tiêu dạy học môn Âm nhạc; Quản lý thực hiện chương trình nội dung môn Âm nhạc; Quản lý sử dụng phương pháp dạy học, hình thức dậy học môn Âm nhạc; Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả dậy học môn Âm nhạc; Quản lý các điều kiện thực hiện hoạt động dạy học (cơ sở vật chất, thiết bị dạy học..) môn Âm nhạc theo chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Đội ngũ giáo viên Âm nhạc THCS trong địa bàn quận Đống Đa có phẩm chất đạo đức nhà giáo, nhiệt tình trong công việc, tác phong làm việc khoa học, có năng lực chuyên môn, có ý thức học tập để nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, phương pháp dạy học đáp ứng những yêu cầu dạy học môn Âm nhạc trong bối cảnh đổi mới giáo dục, theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. Khảo sát thực trạng quản lý các thiết bị phục vụ hoạt động dạy học (cơ sở vật chất, thiết bị dạy học..) môn Âm nhạc nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh ở 08 trường THCS quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.
Kết quả cho thấy, giáo viên Âm nhạc ở các trường THCS quận Đống Đa, thành phố Hà Nội đã chuẩn bị Kế hoạch bài dạy (giáo án), thiết bị dạy học và học liệu cho mỗi chuyên đề/bài trước khi lên lớp đầy đủ; Kế hoạch bài dạy được ký duyệt trước khi lên lớp. Tuy nhiên, nội dung yêu cầu về “Giáo viên chuẩn bị kế hoạch bài dạy, thiết bị dạy học và học liệu để thực hiện dạy học. chương trình GDPT hiện hành nhằm đạt được mục tiêu, chủ đề/bài theo kế hoạch môn học đã xây dựng”; “Giáo viên lựa chọn và phát triển nội dung dạy học môn Âm nhạc phù hợp với thực tiễn địa phương” được đánh giá ở mức bình thường. Để hiểu rừ hơn về nội dung này, tỏc giả đó trao đổi với cụ giỏo N.T.P trường THCS Khương Thượng quận Đống Đa, thành phố Hà Nội, tác giả được biết: “Nhà trường đã chỉ đạo các tổ/nhóm chuyên môn thực hiện rà soát chương trình GDPT hiện hành, có thay đổi và điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn địa phương. Thời gian đầu cho kết quả chưa như mong muốn, đây là cơ sở để giáo viên và nhà trường cần nghiên cứu để từ đó tìm ra nguyên nhân và có hướng điều chỉnh trong tương lai. 2.3.4.Thực trạng việc sử dụng phương pháp dạy học môn Âm nhạc ở các trường THCS quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Khảo sát thực trạng việc sử dụng phương pháp dạy học nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh ở các trường THCS quận Đống Đa, thành phố Hà Nội, sử dụng câu hỏi 4 cho kết quả như sau:. Thực hiện sử dụng phương pháp dạy học môn Âm nhạc ở các trường THCS quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Mức 1:Không bao giờ). Căn cứ kết quả thu được từ bảng số liệu trên tác giả nhận định, việc đổi mới phương pháp dạy học chương trình môn Âm nhạc theo định hướng phát triển phẩm chất đạt mức khá, giáo viên tập trung sử dụng các phương pháp dạy học như phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề ; phương pháp dạy học trực quan và phương pháp thực hành được thực hiện thường xuyên (ĐTB từ 2,5 đến 2,6).
Công tác “Hiệu trưởng/PHT xếp TKB phù hợp với việc tổ chức thực hiện kế hoạch môn học/hoạt động giáo dục của tổ/nhóm chuyên môn và giáo viên môn Âm nhạc” chỉ ở mức độ đạt với ĐTB: 2,3, Bên cạnh đó, các nội dung quản lý cũng được đánh giá khá khá đó là:“ Chỉ đạo tổ/nhóm Âm nhạc tổ chức SHCM triển khai thực hiện kế hoạch môn học/hoạt động giáo dục, nhằm đạt được mục tiêu đề ra”; “Hiệu trưởng thu thập thông tin phản hồi, phân tích, điều chỉnh kịp thời những hạn chế, thiếu sót (nếu có) của GV khi thực hiện chương trình, nội dung dạy học môn Âm nhạc theo hướng phát triển phẩm chất, NLHS”. Thực tế qua nghiên cứu hồ sơ lưu của các nhà trường THCS trên địa bàn quận Đống Đa, thành phố Hà Nội như: Kế hoạch môn học, sổ đầu bài, nghị quyết sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn, biên bản kiểm tra việc thực hiện chương trình, báo cáo tổng kết năm học..) cho thấy, các nhà trường đã làm tương đối tốt công tác chỉ đạo giáo viên thực hiện đúng, đủ chương trình môn học; Hiệu trưởng quan tâm chỉ đạo các tổ/nhóm chuyên môn triển khai rà soát nội dung, chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, kế hoạch xây dựng phù hợp với đặc điểm, điều kiện của mỗi nhà trường. Vì vậy, để đáp ứng yêu cầu của việc thực hiện chương trình GDPT 2018 thì mỗi nhà trường cần tìm giải pháp phát triển các điều kiện phục vụ dạy học (đặc biệt là cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, thiết bị công nghệ) cho các môn học nói chung và môn Âm nhạc nói riêng. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quản lý hoạt động dạy học môn Âm nhạc ở các trường THCS quận Đống Đa, thành phố Hà Nội theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. Để tìm hiểu mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quản lý hoạt động dạy học môn Âm nhạc theo hướng phát triển phẩm chất, NLHS ở các trường THCS quận Đống Đa, thành phố Hà Nội, chúng tôi tiến hành khảo sát, kết quả thu được như sau:. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quản lý hoạt động dạy học môn Âm nhạc ở các trường THCS quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Không ảnh hưởng).