MỤC LỤC
Phương thức tín dụng chứng từ (Letter of credit – L/C) là một sự thỏa thuận, trong đó, theo yều cầu của khách hàng (người yêu cầu mở L/C), một ngân hàng (ngân hàng phát hành L/C) phát hành một tín dụng thư, theo đó Ngân hàng phát hành cam kết trả tiền hoặc chấp nhận hối phiếu cho người thụ hưởng khi xuất trình được bộ chứng từ phù hợp với các điều kiện và điều khoản quy định trong thư tín dụng. Đồng thời, giúp ngân hàng đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ, nâng cao chất lượng phục vụ ngân hàng thông qua các mối quan hệ, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm và đặc biệt thông qua cạnh tranh để hệ thống ngân hàng trên toàn thế giới không ngừng hoàn thiện để theo kịp sự phát triển chung, nâng cao uy tín và tầm quan trọng trên thị trường tài chính Tín dụng quốc tế.
Ngoài các tỷ số nói trên, để đánh giá sự phát triển của thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ ta có một số tỷ số nữa như:tỷ lệ giữa doanh thu của hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ so với doanh thu dịch vụ của NH, tỷ số lợi nhuận (doanh thu) thanh toán TDCT trên vốn tự có, tỷ số lợi nhuận TTQT trên phần tăng thêm (đầu tư) công nghệ mới, tỷ số doanh thu TTQT trên tổng số cán bộ TTQT, tỷ số giữa lợi nhuận TTQT và tổng số cán bộ TTQT. Khi ngân hàng cho vay thu mua hàng xuất khẩu, hoặc cho vay trên cơ sở đảm bảo bằng bộ chứng từ xuất khẩu theo L/C, NH sẽ thu lãi trên khoản vốn đã đầu tư tín dụng này, nếu nghiệp vụ thanh toán TDCT được thực hiện an toàn thì vốn đầu tư tín dụng sẽ thu hồi được cả gốc lẫn lãi, sẽ làm tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh cho ngân hàng. Ngoài ra khi phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán quốc tế cần đề cập đến các nhân tố về môi trường kinh tế, môi trường chính trị; môi trường pháp lý liên quan đến các đạo luật và tập quán quốc tế, và những hạn chế và kẽ hở cảu chúng cũng như các mâu thuẫn giữa luật quốc gia và luật pháp, tập quán quốc tế; hay các nhân tố chủ quan của ngân hàng như qui mô hoạt động, chiến lược kinh doanh, nhân tố con người, nền tảng công nghệ thông tin, chính sách khách hàng, giá trị truyền thống, các nghiệp vụ hỗ trợ khác.
Tuy năm 2020 nền kinh tế bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi dịch bênh Covid 19 trên toàn cầu nhưng bằng sự hỗ trợ của các chính sách của nhà nước về lãi suất, các chiến lược kinh doanh của đơn vị ACB vẫn duy trì mức tăng thu nhập hằng năm. Sự biến động này là do sự tác động của dịch bệnh, khiến tất cả các ngành kinh tế trong nền kinh tế bị tác động theo chiều hướng xấu, từ đó các hoạt động kinh doanh, đầu tư khác của ngân hàng bị ảnh hưởng. Nguồn chi phí hoạt động chủ yếu là cho các hoạt động như thẩm định tài sản, thẩm định dự án, nghiên cứu thị trường, trích hoa hồng… Có thể thấy năm 2020 do ảnh hưởng của dịch covid nên các hoạt động của ngân hàng cũng bị ảnh hưởng từ đó giảm chi phí cho các hoạt động.
Bên cạnh đó, doanh số L/C xuất khẩu của ACB – Hà Thành tăng là do sự nỗ lực của các cán bộ thanh toán quốc tế trong công tác phục vụ, công tác marketing, từ đó đem lại hiệu qủa kinh doanh tốt cho ngân hàng ACB – Hà Thành ngay cả trong tình hình nền kinh tế khó khăn. Kết quả đó thể hiện hoạt động TTQT xuất khẩu của ngân hàng ACB – Hà Thành tương đối ổn định, tạo được niềm tin đối với khách hàng, đặc biệt là trong bối cảnh dịch bệnh Covid mà doanh số và tỷ trọng xuất khẩu vẫn tăng là một tín hiệu đáng mừng đối với Ngân hàng ACB – Hà Thành. Như vậy, từ thực trạng nghiệp vụ thanh toán hàng hóa xuất nhập khẩu tại ACB - Hà Thành đã nêu ở trên ta thấy nghiệp vụ thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ vẫn có xu hướng phát triển, tuy nhiên phương thức thanh toán tín dụng chứng từ vẫn chỉ đứng thứ hai, còn thanh toán theo phương thức chuyển tiền vẫn là chủ yếu.
Trong suốt thời gian bắt đầu hoạt động cho đến nay, chi nhánh đã liên tục cải tiến, nâng cấp công nghệ thanh toán, trang bị máy móc thiết bị hiện đại hỗ trợ nghiệp vụ đầy đủ, vậy nên công tác thanh toán quốc tế nói chung và thanh toán bằng thư tín dụng nói riêng luôn đảm bảo nhanh chóng, chính xác, an toàn, hiệu quả. Tại chi nhánh Hà Thành, dù doanh thu từ hoạt động TTQT nói chung và TTQT bằng phương thức tín dụng chứng từ nói riêng có xu hướng tăng trong các năm qua nhưng vẫn con số này vẫn chưa xứng tầm với hoạt động của chi nhánh, đặc biệt là doanh thu từ TTQT bằng phương thức tín dụng chứng từ trong tổng doanh thu TTQT là khá thấp, doanh thu bằng phương thức chuyển tiền vẫn là chủ yếu. Tuy đã có cố gắng trong việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ quản lý cũng như đội ngũ cán bộ trực tiếp thực hiện công tác thanh toán L/C, song có thể dễ dàng nhận thấy tư duy kinh tế thị trường, nghiệp vụ của chi nhánh chưa tiến kịp so với đòi hỏi của thực tế và còn có khoảng cách khá xa so với thế giới.
Ngân hàng Á Châu tiếp tục hoạt động và phát triển để xây dựng thành ngân hàng kinh doanh đa lĩnh vực, hoạt động theo thông lệ quốc tế, chất lượng ngang tầm với các ngân hàng tiên tiến trong khu vực Đông Nam Á và trở thành ngân hàng chất lượng uy tín hàng đầu tại Việt Nam. Đồng thời các sản phẩm này phải có tính mở, tức là tại chi nhánh có thể linh hoạt vận dụng và thay đổi một số chi tiết nhỏ cảu sản phẩm cho phù hợp với yêu cầu của từng loại đối tượng trên từng địa bàn khác nhau, tuy nhiên vẫn đảm bảo tính thống nhất theo một khung chung. - Thứ nhất, một mặt củng cố và mở rộng nghiệp vụ TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ, mặt khác phát triển đồng bộ các phương thức thanh toán khác nhau như: phương thức nhờ thu, phương thức chuyển tiền..nhằm đáp ứng nhanh chóng, chính xác các nhu cầu giao dịch thanh toán của khách hàng.
- Đối với các L/C xuất khẩu, chi nhánh sẽ tiến hành giúp nhà xuất khẩu thu hồi vốn nhanh chóng và cũng thực hiện ở các giai đoạn: cấp tín dụng cho nhà xuất khẩu căn cứ vào hợp đồng thương mại mà khách hàng đã kí hoặc căn cứ vào L/C đã được thông báo, chi nhánh cáp tín dụng để nhà xuất khẩu thực hiện sản xuất hàng hoá xuất khẩu, chiết khấu bộ chứng từ hoàn hảo và chiết khấu hối phiếu. Chi nhánh cũng có thể thực hiện cấp tín dụng cho khách hàng bằng cách chiết khấu các hối phiếu chưa đến hạn thanh toán; thục hiện ứng trước tiền hàng ( thực chất đây là nghiệp vụ mà ngân hàng cho vay dựa trên tài sản đảm bảo là bộ chứng từ hoàn hảo,nghiệp vụ này gần giống với nghiệp vụ chiết khấu bộ chứng từ hoàn hảo).Viêc tài trợ qua nghiệp vụ chiết khấu bộ chứng từ hoàn hảo, nghiệp vụ chiết khấu hối phiếu và nghiệp vụ ứng trước tiền hàng không những đem lại lợi nhuận cho ngân hàng mà còn giúp cho nhà xuất khẩu quay vòng vốn nhanh hơn và tạo đông lực cho nhà xuất khẩu thiết lập bộ chứng từ hoàn hảo. Bên cạnh đó, từng bước hoạch định, tiêu chuẩn hóa và rà soát, sắp xếp lại cán bộ làm công tác thanh toán quốc tế nhằm đảm bảo cán bộ quản lý đến cán bộ chuyên môn nghiệp vụ phải có đủ các tiêu chuẩn bằng cấp và trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, vận hành và sử dụng thành thạo máy vi tính, được đào tạo, bồi dưỡng các nghiệp vụ về xuất nhập khẩu, TTQT và luật, thông lệ quốc tế.
Để đảm bảo hoạt động Thanh toán quốc tế đặc biệt là hoạt động thanh toán hàng hoá XNK theo phương thức tín dụng chứng từ đi đúng định hướng phát triển và theo đúng hành lang pháp lý của Nhà nước, của ngân hàng ACB, chi nhánh cần tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát. Hiện nay, hoạt động của các trung tâm như thế đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, cung cấp cho các tổ chức tín dụng về tình hình dư nợ, khả năng thanh toán của các doanh nghiệp, tình hình biến động trên thị trường… tuy nhiên, số lượng và chất lượng thông tin chưa đáp ứng được nhu cầu hiện nay. Việt Nam đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, và lĩnh vực NH cũng đang được mở rộng đồng loạt, vì thế hơn bao giờ hết chính phủ cần ban hành một hệ thống luật pháp thống nhất và thông thoáng trong hoạt động của NHTM nói chung và hoạt động thanh toán quốc tế nói riêng.