Phân tích và nâng cao hiệu quả kinh tế hoạt động nhập khẩu tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu hàng không AIRIMEX

MỤC LỤC

Lịch sử hình thành và nhiệm vụ của Công ty

AIRIMEX tiền thân là Công ty xuất nhập khẩu chuyên ngành dịch vụ Hàng không đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam thành lập theo Quyết định số 197/TCHK ngày 21/3/1989 của Tổng cục Hàng Không dân dụng Việt Nam, trước đó là phòng vật tư kỹ thuật của Tổng Cục Hàng Không dân dụng Việt Nam trực thuộc Bộ quốc phòng. Sản xuất, sửa chữa, lắp đặt, bảo hành, mua bán trang thiết bị, phuơng tiện, vật tư và phụ tùng thay thế thuộc các nghành công nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng, nông nghiệp, dầu khí, điện, than, khoáng sản (trừ các loại khoáng sản Nhà nước cấm), xi măng, hoá chất (trừ hoá chất Nhà nước cấm), bưu chính viễn thông, thể thao và các ngành công nghiệp giải trí khác;.

Hệ thống tổ chức của Công ty 1. Tổ chức bộ máy của Công ty

Phòng Kế hoạch đầu tư – Lao động tiền lương là đơn vị cố vấn và đảm nhiệm các công việc liên quan đến công tác kế hoạch sản xuất kinh doanh, đầu tư phát triển sản xuất, công tác lao động, tiền lương và tổ chức cán bộ. Phòng Xuất nhập khẩu I, II, III có chức năng cố vấn giám đốc và thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh mua bán, xuất nhập khẩu các mặt hàng trang thiết bị nhà ga, sân đỗ máy bay, phụ tùng vật tư động cơ máy bay… cũng như các mặt hàng kinh doanh dân dụng công nghiệp, quân sự….

Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty

Cụm cảng Hàng Không miền Bắc cũng là khách hàng thường xuyên của Công ty, đặt hàng các thiết bị như máy soi hành lý, xe thang hành khách, xe kéo đẩy hành lý, thiết bị hạ cánh, dây đèn đêm, thiết bị dẫn đường, hệ thống ngắt mạch, vật tư PCCC, hệ thống thu thời tiết, dây băng tải hành lý,…. Bên cạnh đó, một khối lượng lớn nguồn hàng của Công ty phải kể đến các công ty cạnh tranh của nhiều nước khác nhau trên thế giới như Mỹ, Nhật, Singapore… Các công ty này chủ yếu kinh doanh và sản xuất các loại phụ tùng, trang thiết bị phục vụ Hàng Không mang những đặc trưng riêng của từng nơi sản xuất.

Bảng 1.1: Một số nhà cung cấp chính của Công ty
Bảng 1.1: Một số nhà cung cấp chính của Công ty

Tình hình kinh doanh của Công ty những năm gần đây 1. Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty

Có thể giải thích yếu tố làm nên sự tăng trưởng đáng kể này của Công ty là do năm 2007 là năm hội nhập quan trọng của đất nước khi chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy thương mại quốc tế giữa Việt Nam và các nước thành viên. Nguồn:Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu I,II,III của Công ty Nhìn vào bảng 1.3 có thể thấy được trong cơ cấu xuất nhập khẩu, hoạt động nhập khẩu đóng một vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển của Công ty. Công ty CP XNK Hàng Không AIRIMEX chuyên nhập khẩu những mặt hàng trang thiết bị phục vụ cho ngành Hàng Không, mà chủ yếu là: Linh kiện, phụ tùng máy bay; thiết bị trong sân bay; thiết bị mặt đất; thiết bị giao tiếp hàng không và thiết bị điều khiển máy bay.

Những năm qua, Công ty không ngừng mở rộng cơ cấu mặt hàng cũng như thị trường, thiết lập các mối quan hệ kinh tế với các hãng Hàng Không cũng như các nhà sản xuất máy bay và thiết bị máy bay trên toàn thế giới.

Bảng 1.3: Doanh thu XNK 2006 – 2009
Bảng 1.3: Doanh thu XNK 2006 – 2009

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ HOẠT ĐỘNG

Đây là thị trường rất tiềm năng và có xu hướng tăng cao hơn nữa khối lượng giao dịch với Công ty do chất lượng đảm bảo và lợi dụng vị trí địa lý thuận lợi, cắt giảm chi phí vận chuyển đáng kể. Tỷ trọng nhập khẩu hàng hóa từ hai thị trường này đều có xu hướng tăng lên và hứa hẹn sự hợp tác lâu dài và bền chặt giữa Công ty và các đối tác tại các nước này. Như vậy, nhìn chung thị trường nhập khẩu của Công ty CP XNK Hàng không AIRIMEX đã và đang phát triển với xu hướng rất ổn định.

Điều cần làm lúc này là tiếp tục tăng cường các mối quan hệ hợp tác kinh doanh để mở rộng hơn nữa các cơ hội thông thương với nước ngoài, thu về nhiều lợi nhuận hơn cho Công ty.

NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG KHÔNG AIRIMEX

Thực trạng hiệu quả kinh tế hoạt động nhập khẩu tại Công ty

-Nhập khẩu ủy thác: là hình thức nhập khẩu mà theo đó bên được ủy thác nhập khẩu thực hiện việc nhập khẩu hàng hóa theo danh nghĩa của mình với những điều kiện như đã thỏa thuận với bên ủy thác và thu phí nhập khẩu ủy thác. Từ việc phân tích tình hình nhập khẩu của Công ty qua một số năm, với tỷ trọng của hình thức nhập khẩu ủy thác vượt trội so với hình thức nhập khẩu trực tiếp, có thể kết luận đây là hình thức nhập khẩu mang lại nguồn thu nhập lớn cho Công ty. Sự suy giảm về hiệu quả nhập khẩu trong giai đoạn này là kết quả của sự gia nhập thị trường của các công ty xuất nhập khẩu Hàng Không trong và ngoài nước đã thu hẹp thị phần của Công ty, số lượng đơn đặt hàng giảm kéo theo doanh thu giảm và hiệu quả thấp dần.

Cũng giống như tỷ suất lợi nhuận trên tổng giá trị kinh doanh, chỉ tiêu này cũng giảm nhiều so với mức ban đầu là do thị trường các nhà cung cấp dịch vụ xuất nhập khẩu Hàng Không được mở rộng tương đối, chi phí sản xuất ngày càng tăng trong khi lợi nhuận bị cạnh tranh gay gắt. Nó thể hiện khả năng hoàn vốn và sinh lời của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, khả năng mở rộng sản xuất phát huy các tiềm năng thế mạnh; đồng thời thể hiện phần đóng góp cho ngân sách nhà nước dưới các hình thức như thuế, tiền lương và tiền thưởng cho người lao động. Tỷ suất giá trị gia tăng trên tổng chi phí là chỉ tiêu phản ánh mức độ hiệu quả của chi phí doanh nghiệp bỏ ra, cụ thể nó thể hiện một phần chi phí đầu tư sẽ mang lại bao nhiêu phần giá trị gia tăng cho doanh nghiệp và xã hội.

Bảng 2.1: Kim ngạch nhập khẩu năm 2006 – 2009
Bảng 2.1: Kim ngạch nhập khẩu năm 2006 – 2009

Đánh giá về hiệu quả hoạt động nhập khẩu tại Công ty 1. Những thành công

Tuy nhiờn xột về mặt lợi nhuận, do tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không ổn định nên tỷ suất lợi nhuận trên vốn không cao và lên xuống thất thường. Ngoài ra, có thể đo lường hiệu quả thông qua số vòng chu chuyển của vốn lưu động trong năm hay là số ngày bình quân vốn chu chuyển. Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của tổng tài sản lưu động của doanh nghiệp, do đó nó cũng mang tính chất không ổn định của tài sản lưu động.

Vốn lưu động luôn thay đổi hình thái biểu hiện trong kỳ sản xuất kinh doanh, có thể luân chuyển toàn bộ giá trị một lần hay nhiều lần khi kết thúc kỳ.

Biểu đồ 2.5: Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động nhập khẩu tại Công ty

Nhìn chung, biểu hiện trong những năm gần đây của Công ty đều rất đáng khích lệ, hiệu quả nhập khẩu qua những chỉ tiêu tiêu biểu thể hiện Công ty đã có phương hướng, chiến lược phát triển đúng đắn, nâng cao đáng kể uy tín của Công ty trên thị trường cạnh tranh hiện nay. Như đã phân tích, hiệu quả kinh tế hoạt động nhập khẩu phụ thuộc chủ yếu vào các chỉ tiêu phản ánh tổng hợp kết quả kinh doanh của Công ty, cho nên hiệu quả thấp là do doanh thu, lợi nhuận, giá trị gia tăng thu được không cao, các yếu tố sản xuất chưa được sử dụng và khai thác hết tiềm năng của nó. Mặc dù mạng lưới kết nối của Công ty đã ngày càng tăng cường với nhiều đối tác tại nhiều quốc gia trên thế giới, sự chủ động trong việc sáng tạo mặt hàng và các hình thức nhập khẩu cũng như tìm kiếm đối tác sẽ mang lại cho Công ty nhiều lợi nhuận hơn.

Cho đến năm 2009, đội ngũ cán bộ nhân viên của Công ty dừng ở mức 130 người, trong số đó mặc dù 60% đạt trình độ đại học song vẫn có nhiều nhân viên còn chưa theo kịp được sự phát triển của nền kinh tế thị trường, không đáp ứng được nhu cầu phát triển của Công ty.

NHẬP KHẨU HÀNG KHÔNG AIRIMEX

    Hơn nữa, khi nền kinh tế ngày càng mở cửa, khuyến khích mọi đối tượng, cá nhân tổ chức tham gia thì thâm niên trong ngành đã khiến Công ty có được một đội ngũ khách hàng trung thành lớn để duy trì hoạt động của mình song song với việc tìm kiếm các khách hàng mới. Trước những thành công cũng như hạn chế còn tồn tại trong hoạt động nhập khẩu của mình, Công ty đã xây dựng phương hướng hoạt động sao cho phát huy được năng lực sản xuất kinh doanh của mình hiệu quả nhất đồng thời xóa bỏ được những hạn chế đến mức tối thiểu. Đầu tư nghiên cứu thị trường không chỉ giúp doanh nghiệp nắm bắt được những thay đổi trên thị trường, có thêm nhiều cơ hội trên thương trường, mà còn giúp cho khách hàng đạt được sự thỏa mãn cao nhất với hàng hóa và dịch vụ được cung cấp.

    Khi lao động được bồi dưỡng và đào tạo để thực hiện nghiệp vụ một cách dễ dàng và không sai sót, Công ty sẽ không vướng phải những khó khăn và tốn kém do lỗi của họ gây ra, đồng thời doanh thu cũng sẽ tăng do năng suất và hiệu quả công việc họ tạo ra tăng. Vì thế, để ngành Hàng Không trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn của đất nước, nhà nước cần quan tâm đến những vấn đề như thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động nhập khẩu mặt hàng máy móc thiết bị Hàng Không; quy định tiến trình nhập khẩu và sự linh động của các cơ quan Hải Quan. Bằng hoạt động của mình, không chỉ những mặt hàng phục vụ cho ngành Hàng Không được nhập khẩu cung cấp cho thị trường, Công ty đã sử dụng những lợi thế của mình để ngày càng đa dạng hóa hơn những mặt hàng khác phục vụ tốt cho nền kinh tế.

    Bảng 3.2: Kim ngạch nhập khẩu giai đoạn 2003 – 2009
    Bảng 3.2: Kim ngạch nhập khẩu giai đoạn 2003 – 2009