MỤC LỤC
Thông qua các trò chơi các em sẽ lĩnh hội những tri thức về Tiếng Việt một cách dễ dàng, cũng cố, khắc sâu kiến thức một cách vững chắc, tạo cho các em tính say mê, hứng thú trong học tập. Khi mà giáo viên đưa ra được các trò chơi liên quan đến bộ môn Tiếng Việt một cách thường xuyên, khoa học thì chắc chắn chất lượng dạy học môn Tiếng Việt sẽ ngày càng nâng cao.
Yêu cầu của giáo dục hiện nay đòi hỏi phải đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Việt ở bậc Tiểu học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh. Vì vậy người giáo viên cần phải gây được sự chú ý hứng thú học tập cho các em bằng cách lôi cuốn cho các em tham gia vào các hoạt động học tập.
Vì thế, việc rèn luyện các kĩ năng giao tiếp ngôn ngữ nói trên gắn liền với các kĩ năng ở trường tiểu học như: kĩ năng đọc - hiểu, kĩ năng đọc thành tiếng, đọc thầm, đọc diễn cảm, kĩ năng viết chữ, kĩ năng viết các loại văn bản dạy ở tiểu học, kĩ năng nghe, kĩ năng nói….nhằm trang bị tốt cho học sinh một số kĩ năng nghe, nói, đọc, viết, giúp cho học sinh đạt hiệu quả tốt hơn. Trong quá trình phát triển của thời đại 4.0 thì nhu cầu vật chất và đời sống cũng sẽ tăng nhanh nhưng mức thu nhập của mọi người sẽ bị chĩnh chệ tại một mức có hạn vì vậy để có một cuộc sống đầy đủ có đủ cơm ăn áo mặc thì việc các bậc cha mẹ chú trọng đến công việc là rất cao nên dẫn đến trẻ em thiếu sự quan tâm của gia đình về mọi mặt và đáng nói ở đây là mặt tâm sinh lý của con em mình.
Qua quá trình cải cách và muốn thay đổi giúp cho các em phát triển tốt hơn mà nhà trường đã kêu gọi cũng như tìm kiếm những nhà hảo tâm ủng hộ thì hiện tại có một số phòng học đã được trang bị một số thiết bị dạy học hiện đại như: máy chiếu, màn máy chiếu, máy tính để bàn cố định, ti vi các thiết bị trên đều được lắp đặt kết nối các mạng internet để phục vụ cho việc dạy cũng như học của các em học sinh. Với thời kì đổi mới hiện nay thì việc đổi mới cũng như cải cách từ giáo viên đến học sinh được cải tiến mạnh mẽ và ngày càng vững mạnh, bản thân các nhà giáo đều có tinh thần trách nhiệm cao, tham gia đầy đủ cũng như là sáng tạo trong các hoạt động ở trường ở lớp để giúp các em có thể khơi gợi sự tò mò trong con người của các em. Đặc biệt ở đây để nói là đại đa số các em học sinh đều là dân tộc thiểu số với điều kiện gia đình chưa được phát triển thì các em còn rất nhiều khó khăn ngay trong từng bữa ăn chứ chưa kể đến là mỗi ngày phải đi bộ vài cây số để đến được điểm trường vì vậy các em vẫn chưa nhận được sự quan tâm nhiều từ gia đình vì bố mẹ còn phải bận kiếm từng bữa cơm ăn hằng ngày.
Để giúp các em có thói quen tự học, phát huy tính tích cực chủ động, tự tìm tòi khám phá để nắm được kiến thức đáp ứng với yêu cầu về chuẩn kiến thức kĩ năng, tôi đã tiến hành tìm hiểu nắm chắc số lượng học sinh về chuẩn kiến thức kĩ năng, tôi đã tiến hành tìm hiểu nắm chắc số lượng học sinh trong lớp về sở thích, về khả năng nhận thức. Qua bảng số liệu ta dễ dàng nhận thấy được rằng việc phát huy tính tích cực cho học sinh lớp 1 dân tộc thiểu số có 5 vai trò: Hình thành được ý thức và trách nhiệm; Phát triển ngôn ngữ Tiếng Việt, mở rộng phạm vi hiểu biết cho trẻ;Cải thiện kỹ năng tập trung cho trẻ; Cải thiện giao tiếp cho trẻ; Giúp trẻ biết cách xử lý các tình huống và vấn đề liên quan đến ngôn ngữ;. Sau khi khảo sát 54 giáo viên tại Trường Tiểu học Nam Trà My – Tỉnh Quảng Nam, tôi nhận thấy các giáo viên đã cân nhắc và sử dụng những biện pháp sau để phát huy tính tích cực cho học sinh lớp 1 dân tộc thiểu số thông qua môn Tiếng Việt: Phương pháp quan sát; Phương pháp đàm thoại; Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan; Phương pháp trò chơi.
Tại hội thảo góp ý dự thảo đề án “Tăng cường chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số” do Bộ GD&ĐT vừa tổ chức, nhiều ý kiến cho rằng, trẻ em dân tộc thiểu số khi bắt đầu đến trường gặp rất nhiều khó khăn, nếu không được chuẩn bị tiếng Việt. Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như buổi học, tính linh động của giáo viên, khả năng cảm nhận của trẻ, đồ dùng trực quan cho tiết dạy… Do đó, phải căn cứ vào đối tượng chúng ta đang dạy, tùy vào hoàn cảnh để giáo viên lựa chọn những bài dạy phù hợp với trẻ, được như thế, buổi học mới thành công, các em mới nắm bắt nhanh vấn đề mà cô giáo đưa ra. Từ thực tế qua các chuyến đi nhằm đẩy mạnh công tác khuyến học tại tỉnh vùng cao cũng như đã được đóng góp một chút gì đó cho các em vùng dân tộc thiểu số ở Nam Trà My cũng trong quá trình không quá dài và cũng không quá ngắn nhưng bản thân tôi tương lai sẽ trở thành một người giáo viên nhân dân tôi đã có thể nhận thấy và có thể linh động tổ chức dẫn dắt các em tham gia vào những buổi học, những trò chơi đóng vai, qua đó, trẻ học được ngôn ngữ tiếng Việt.
+ Ở phần đọc, tìm từ mới: Cho HS quan sát mô hình ô tô hoặc tranh ảnh để rút ra các từ, tiếng chứa âm mới học, kết hợp giải thích nghĩa của sự vật để HS hiểu nghĩa của từ: ô tô thường là loại xe có 4 bánh, sư tử là loại thú họ mèo duy nhất có bờm là lông đuôi. Trò chơi học tập không chỉ nhằm giải trí mà còn góp phần củng cố tri thức, kĩ năng học tập cho học sinh, có thêm sự sinh động, hấp dẫn, phát huy tính tự giác, tích cực của học sinh, rèn cho học sinh tính mạnh dạn, tính thi đua, tính kỉ luật. Giữa tiết hoặc chuyển tiết có thể tổ chức cho học sinh chơi trò chơi vận động nhẹ, hát và làm theo lời bài hát như: “Làm theo những gì tôi nói đừng làm theo những gì tôi làm”, “Muôn tâu bệ hạ”,… … để thay đổi không khí lớp học, tạo hứng thú và thu hút sự chú ý của HS vào bài học.
Số học sinh chưa hoàn thành về năng lực giảm dần, số học sinh hoàn thành về năng lực nâng cao dần theo thời gian, tạo điều kiện để học sinh phát huy tối đa những khả năng vốn có của mình trong học tập cũng như trong mọi hoạt động của lớp, của trường. Ở một trường tiểu học vùng cao thì đa số các em đều là dân tộc thiểu số vì vậy trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ thì luôn chú ý đến việc tăng cường tiếng việt cho trẻ trong tất cả mọi hoạt động đặc biệt là trong hoạt động phát triển ngôn ngữ ngoài ra môi.
Muốn dạy học có hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu đào tạo hiện nay của Đảng và Nhà nước đòi hỏi người giáo viên phải nỗ lực, sáng tạo, không ngừng cải tiến phương pháp để nâng cao hiệu quả giảng dạy. Để đạt được những mong muốn đó, bản thân tôi luôn xác định rằng trước hết mình phải có lòng yêu nghề, mến trẻ, lòng say mê nghề nghiệp và ý chí quyết tâm cao. Muốn nâng cao hiệu quả và tạo sự hứng thú học tập trong quá trình giảng dạy, đòi hỏi người giáo viên phải chuẩn bị: kế hoạch dạy học khoa học, hệ thống cõu hỏi ngắn gọn rừ ràng dễ hiểu, lựa chọn phương phỏp dạy học cú hiệu quả.
Học sinh không còn tâm lí nhút nhát trong học tập cũng như trong giao tiếp, tạo điều kiện để học sinh phát huy tối đa những khả năng vốn có của mình trong học tập cũng như trong mọi hoạt động của lớp, của trường. Tuy vẫn còn những hạn chế nhất định nhưng tôi hy vọng với kết quả đạt được ở trên sẽ góp phần nhỏ bé nâng dần chất lượng giáo dục của nhà trường ngày một tốt hơn. Rất mong được sự góp ý của các thầy cô giáo ở Khoa Sư Phạm để bài Luận Văn của tôi có thể đầy đủ và góp phần nào đó về các kế hoạch dự kiến dành cho các em nhỏ đồng bào.