MỤC LỤC
Nhận xét: Bệnh cúm mùa nặng xuất hiện từ tháng 11 rải rác đến tháng 6 trong năm, với đỉnh dịch thường vào tháng 11 đến tháng 3. Nhận xét: Thời gian bệnh nhân xuất hiện triệu chứng cúm đến khi nhập viện trên 72 giờ chiếm tỷ lệ cao nhất 42,3%. Nhận xét: Các triệu chứng lâm sàng của trẻ mắc cúm nặng gồm sốt, ho, chảy mũi, đau họng, đau đầu, nôn, tiêu chảy.
Triệu chứng đau họng, đau đầu thường gặp ở trẻ trên 24 tháng tuổi, đặc biệt là trẻ trên 60 tháng tuổi. Triệu chứng tiêu hóa gồm tiêu chảy và nôn thường gặp ở trẻ dưới 24 tháng tuổi, trong đó triệu chứng tiêu chảy chiếm 22,5% ở trẻ dưới 24 tháng. Các triệu chứng lâm sàng giữa nhóm cúm A và cúm B tương đối giống nhau, không có sự khác biệt đáng kể giữa hai nhóm này.
Trong đó, trẻ sốt cao chiếm tỷ lệ lớn hơn ở nhóm mắc cúm A, nhóm cúm B có tỷ lệ sốt vừa và sốt nhẹ cao hơn, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Viêm phế quản phổi Viêm phế quản Suy hô hấp Viêm tai giữa Viêm thanh quản Co giật do sốt Viêm não Nhiễm khuẩn huyết. Các biến chứng nhiễm khuẩn huyết, suy đa tạng ,viêm tai giữa, viêm thanh quản chủ yếu gặp ở trẻ nhỏ hơn 24 tháng tuổi.
Tỷ lệ biến chứng suy hô hấp, viêm phế quản phổi, nhiễm khuẩn huyết và suy đa tạng gặp ở nhóm cúm A nhiều hơn cúm B. Bệnh nhi 24-60 tháng có tỷ lệ biến chứng co giật do sốt cao nhất so với các nhóm tuổi khác. Dùng thuốc kháng virus sớm trong vòng 48 giờ đầu từ khi bệnh khởi phát làm giảm thời gian nằm viện.
Đặc điểm của sốt liên quan đến việc sử dụng thuốc kháng virus Oseltamivir (Tamiflu). Việc sử dụng thuốc kháng virus sớm trong 48 giờ khởi phát bệnh làm giảm thời gian sốt. Nhóm trẻ mắc cúm nặng có bệnh nền kèm theo có tỷ lệ tử vong cao hơn nhóm cúm nặng không có bệnh nền.
Mặt khác, hiện nay các bệnh viện ở tuyến tỉnh điều trị tốt các trường hợp cúm không biến chứng cũng như biến chứng nhẹ, chỉ có một số ca bệnh nặng và phức tạp đƣợc chuyển lên tuyến trung ƣơng điều trị. Trong nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận có 16,5% trẻ mắc cúm mùa nặng có bệnh nền mạn tính trong đó tỷ lệ cao nhất ở trẻ mắc các bệnh lý thần kinh trước đó như bại não, động kinh, bệnh tim bẩm sinh, bệnh hô hấp mạn tính chiếm 12% trong tổng số trẻ mắc cúm nặng. Theo kết quả của nghiên cứu trên, sốt cao là dấu hiệu nổi bật của cúm ở trẻ em, hầu hết trẻ có viêm mũi trong giai đoạn đầu của bệnh, điều đó làm cho việc chẩn đoán lâm sàng bệnh cúm mùa trở nên khó khăn hơn.
Các triệu chứng tiêu hóa gặp ở trẻ mắc cúm mùa nặng có thể do đồng nhiễm virus gây triệu chứng trên đường tiêu hóa hoặc nhiễm khuẩn thứ phát sau khi trẻ mắc cúm, cũng có thể trẻ gặp tác dụng phụ sau sử dụng thuốc kháng virus Tamiflu. Trên thực tế, triệu chứng lâm sàng của trẻ mắc cúm nặng rất đa dạng, có những trẻ chỉ có triệu chứng sốt và ho hay chảy mũi nhƣng sau chỉ một đến hai ngày trẻ đã có biến chứng suy hô hấp do viêm phế quản phổi. Trong nghiên cứu của chúng tôi, các biến chứng hay gặp ở trẻ mắc cúm gồm: viêm phế quản phổi, viêm phế quản, suy hô hấp, co giật do sốt, viêm tai giữa, viêm thanh quản, viêm não, suy đa tạng, nhiễm khuẩn huyết.
Nghiên cứu của chúng tôi cho kết quả biến chứng về hô hấp nhƣ suy hô hấp, viêm tai giữa và viêm thanh quản thường gặp ở nhóm tuổi dưới 24 tháng tuổi, trong đó biến chứng suy hô hấp gặp ở 81,9% trẻ dưới 24 tháng tuổi, sự khác biệt có ý nghĩa thông kê với p<0,05. Nghiên cứu của chúng tôi có tỷ lệ tương đối cao hơn so với các nghiên cứu khác có thể do tiêu chuẩn nhập viện và tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn. Mặc dù ngày càng có nhiều các báo cáo về biến chứng thần kinh ở trẻ mắc cúm, đặc biệt là các trường hợp viêm não, nhưng với các nghiên cứu về sốt cao co giật liên quan đến cúm ở trẻ em thì chƣa có nhiều thông tin.
Trong nghiên cứu của chúng tôi có 90 bệnh nhân được sử dụng thuốc kháng virus trước 48 giờ, thời gian sốt trung bình của nhóm này là 5,67±2,78 ngày, có 182 bệnh nhi dùng thuốc kháng virus sau 48 giờ, có thể do triệu chứng lâm sàng của trẻ không đặc hiệu và khó phân biệt với các triệu chứng lâm sàng của nhiễm virus đường hô hấp khác, thời gian sốt trung bình của nhóm trẻ này cao hơn 6,47±3,06 ngày. Trong khi với những bệnh nhân không suy hô hấp, điều trị sớm trong vòng 24 giờ kể từ khi nhập viện không làm giảm đáng kể kết quả tử vong nhƣng lại rút ngắn đáng kể thời gian nằm viện [96]. Trong một nghiên cứu đoàn hệ gần đây, việc điều trị sớm bằng oseltamivir trong vòng 48 giờ có liên quan đến tỷ lệ tử vong thấp hơn ở những bệnh nhân bị bệnh nặng cần nhập viện ICU.
Tỷ lệ tử vong do cúm ở trẻ em là một chủ đề đã đƣợc nghiên cứu rộng rãi, với nhiều nghiên cứu cho thấy nguy cơ mắc bệnh nặng và tử vong do cúm cao hơn ở trẻ nhỏ, đặc biệt là nhóm trẻ dưới 24 tháng tuổi. Trong đó có 4 trẻ mắc bệnh nền mạn tính và 4 trẻ khỏe mạnh trước đó, với 2 trẻ mắc cúm A có tình trạng giảm tri giác khi vào viện, đƣợc chẩn đoán viêm não, tình trạng tri giác xấu dần, trẻ hôn mê sâu, suy đa cơ quan và tử vong và 2 trẻ tử vong có tình trạng suy hô hấp kèm viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết. Thông tin không đồng bộ: Tất cả các bệnh nhân đƣợc lấy thông tin theo một mẫu bệnh án thiết kế sẵn, nhƣng khi xem xét hồ sơ bệnh án, có nhiều bệnh án không sẵn có những thông tin cần thiết nhƣ diễn biến của triệu chứng lâm sàng, tiền sử tiêm phòng của trẻ,.