Hoàn thiện quản lý thuế giá trị gia tăng trên địa bàn huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La

MỤC LỤC

Phương pháp nghiên cứu

- Kiến nghị, đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý thuế GTGT trên địa bàn huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La. + Kết quả quản lý các doanh nghiệp, hộ kinh doanh so với tổng số doanh nghiệp, hộ kinh doanh có giấy chứng nhận đăng ký thành lập hoặc đăng ký kinh doanh, đã đăng ký cấp mã số thuế trên địa bàn toàn huyện.

Kết cấu của đề án

+ Lấy số liệu nợ tại thời điểm 31/12 hàng năm so sánh với tổng số thuế GTGT đã thu trong năm. + Lấy số liệu số tờ khai đã nộp trong năm so sánh với tổng số tờ khai đã nộp trong từng năm.

CƠ SỞ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG TRÊN ĐỊA BÀN CẤP HUYỆN

Khái quát về thuế giá trị gia tăng

- Thuế GTGT là một loại thuế gián thu đánh vào đối tượng tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT, là một yếu tố cấu thành trong giá cả hàng hóa và dịch vụ, là khoản thu được cộng thêm vào giá bán của người cung cấp, hay nói cách khác giá cả hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng mua có bao gồm cả thuế GTGT. - Phương pháp khấu trừ thuế áp dụng đối với cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hoá đơn, chứng từ và đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế, trừ các đối tượng áp dụng tính thuế theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT.

Quản lý thuế giá trị gia tăng trên địa bàn cấp huyện 1. Khái niệm, nguyên tắc quản lý thuế giá trị gia tăng

    + Quản lý việc kê khai thuế của người nộp thuế: Bộ phận Kê khai và kế toán thuế có nhiệm vụ quản lý tình trạng kê khai thuế của người nộp thuế, như quản lý người nộp thuế phải nộp hồ sơ khai thuế theo từng sắc thuế, từng mẫu hồ sơ khai thuế, thời hạn nộp hồ sơ khai thuế để xác định số lượng hồ sơ khai thuế phải nộp và theo dừi, đụn đốc tỡnh trạng kờ khai của người nộp thuế; quản lý người nộp thuế thay đổi về kờ khai thuế để theo dừi cập nhật về nghĩa vụ kờ khai thuế cú liờn quan;. Thông qua việc kiểm tra, giám sát giúp cơ quan quản lý thuế thực hiện tốt hơn chức năng, nhiệm vụ của mình ở từng khâu trong quá trình quản lý thu thuế như khâu lập dự toán thu, khâu triển khai thu, việc thực hiện các quy trình nghiệp vụ trong quản lý thu đồng thời qua đó phát hiện ra những bất cập trong hệ thống văn bản, chính sách, cơ chế quản lý thuế đặc biệt là thực trạng về số lượng và chất lượng của đội ngũ công chức quản lý thu thuế để kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét thay đổi, hoàn thiện, bổ sung.

    Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thuế giá trị gia tăng 1. Yếu tố khách quan

    Bốn là, tiếp tục tập trung chỉ đạo, điều hành, triển khai đồng bộ, quyết liệt các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra tại các Nghị quyết của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách hàng năm cũng như những giải pháp về tháo gỡ khó khăn cho các cơ sở SXKD, hỗ trợ thị trường và giải quyết nợ xấu nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, khôi phục và ổn định hoạt động SXKD, nuôi dưỡng nguồn thu cho NSNN. Mộc Châu là một huyện tương đối nhỏ, có điều kiện kinh tế - xã hội chưa thực sự phát triển; tuy nhiên, trong những năm gần đây do làm tốt công tác quản lý các khoản thu trên địa bàn nói chung và quản lý thuế GTGT nói riêng; công tác thu NSNN trên địa bàn huyện đã đạt được những kết quả tích cực góp phần tạo nguồn lực cho đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh.

    PHẦN 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MAI SƠN, TỈNH SƠN LA

    Phân tích thực trạng quản lý thuế giá trị gia tăng trên địa bàn huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La giai đoạn 2019-2023

    Nhưng xác định khoản thu từ thuế GTGT là khoản thu chiếm tỉ trọng lớn trong tổng số thu ngân sách trên địa bàn, đây cũng là khoản thu mà các doanh nghiệp thường có số nợ NSNN kéo dài do nhiều nguyên nhân nên ngay từ những ngày đầu năm cơ quan quản lý thu đã chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch và giao chỉ tiêu thu nợ cho các đơn vị trong ngành, tiến hành phân tích các khoản nợ, xử lý phạt nộp chậm và áp dụng các biện pháp cưỡng chế thu nợ thuế theo đúng quy trình. Trong năm 2023, ngành thuế nói chung và Chi cục thuế khu vực Mai Sơn - Yên Châu nói riêng đã có rất nhiều những biện pháp ngăn chặn trong việc các doanh nghiệp sử dụng hóa đơn không hợp pháp và sử dụng không hợp pháp hóa đơn chứng từ trong việc kê khai nộp thuế như: Kiểm tra thường xuyên tình trạng của các doah nghiệp trên địa bàn, ứng dụng các phần mềm, các bộ chỉ số để phân tích rủi ro của các doanh nghiệp từ đó đưa ra các thông báo phối hợp trong việc kiểm tra rà soát các doanh nghiệp có dấu hiệu rủi ro đến các cơ quan thuế trên cả nước.

    Bảng 2: Kết quả truyền thông, hỗ trợ NNT giai đoạn 2019 - 2023
    Bảng 2: Kết quả truyền thông, hỗ trợ NNT giai đoạn 2019 - 2023

    Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thuế giá trị gia tăng

    Từ ngày 1/7/2022 khi nghị định 123/2020 ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về hóa đơn chứng từ có hiệu lực thi hành thì tất cả các tổ chức, cá nhân bán hàng hóa dịch vụ phải sử dụng hóa đơn điện tử có mã hoặc không mã của cơ quan thuế thì việc quản lý và phát hiện những hành vi vi phạm của các tổ chức cá nhân bán hàng cũng được nhanh chóng và kịp thời hơn. Trên ứng dụng hóa đơn điện tử của cơ quan thuế có đầy đủ dữ liệu hóa đơn mua vào, bán ra của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn vì vậy việc xác định các tổ chức, cá nhân có doanh thu tăng đột biến hoặc có rủi ro trong việc kê khai thuế theo bộ tiêu chí phân tích đánh giá rủi ro được Tổng cục thuế ban hành có thể được kiểm soát nhanh chóng kịp thời.

    Đánh giá thực trạng quản lý thuế giá trị gia tăng trên địa bàn huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La

      - Về quản lý thu nợ và cưỡng chế nợ thuế: Chi cục Thuế đã triển khai thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý nợ thuế nhằm đôn đốc thu hồi kịp thời cho ngân sách và hạn chế thấp nhất số nợ mới phát sinh thông qua việc rà soát các khoản nợ, xác định số thuế nợ, thời gian của các khoản nợ và nguyên nhân nợ thuế của từng đơn vị kinh doanh để có biện pháp yêu cầu NNT nộp dứt điểm các khoản nợ đọng vào NSNN, tăng cường kiểm tra đôn đốc để xử lý nợ khó thu, điều chỉnh khoản nợ do nộp nhầm mục lục ngân sách, sai sót khác. Từ khi Luật Quản lý thuế trao quyền cho NNT tự khai, tự nộp, tự chịu trách nhiệm, NNT đã có thêm sự chủ động trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế, nhưng đi cùng với đó là việc phát sinh nhiều tình huống vi phạm pháp luật về thuế do NNT chưa hiểu đúng, đầy đủ về nghĩa vụ và quyền lợi từ khoản tiền thuế mà mỡnh đúng gúp, chưa hiểu rừ về nội dung chính sách và nghiệp vụ tính thuế, kê khai nộp thuế, chưa nhận thức đúng trách nhiệm pháp luật về nghĩa vụ phải kê khai nộp thuế của mình dẫn đến có hành vi vi phạm trốn thuế, gian lận thuế gây thất thu cho NSNN.

      PHẦN 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MAI SƠN,

      Định hướng phát triển kinh tế- xã hội và hoàn thiện quản lý thuế giá trị gia tăng trên địa bàn huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La đến năm 2025

      Theo dự báo, trong thời gian tới số lượng NNT nộp thuế GTGT sẽ tăng lên nhanh chóng, sự tăng trưởng này sẽ tạo lên áp lực rất lớn cho cơ quan thuế đòi hỏi cơ quan thuế phải có sự thay đổi cả về tư duy, nhận thức đặc biệt là việc cải tổ bộ máy quản lý thu thuế ngày càng hoàn thiện hơn nhằm hướng tới mục tiêu cụ thể là đảm bảo tốt nguồn thu cho NSNN. Ba là, đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra tại cơ quan thuế và trụ sở NNT trong đó tập trung vào một số nội dung trọng tâm như việc thực hiện chế độ hạch toán kế toán, hoá đơn chứng từ; đăng ký thuế, kê khai thực hiện nghĩa vụ thuế của các doanh nghiệp, hộ cá nhân kinh doanh nhằm kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm cỏc trường hợp vi phạm.

      Một số giải pháp hoàn thiện quản lý thuế giá trị gia tăng trên địa bàn huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La đến năm 2025

      - Đối với các doanh nghiệp: Trước hết, phải làm cho tất cả các đối tượng này hiểu nghĩa vụ và trách nhiệm của mình trong việc đăng ký thuế, bên cạnh đó cần tăng cường sự phối hợp, trao đổi thông tin giữa Phòng Đăng ký kinh doanh - thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư với cơ quan thuế trong công tác đăng ký doanh nghiệp và đẩy mạnh việc đăng ký thuế theo cơ chế “một cửa liên thông” để quản lý chặt chẽ các trường hợp mới phát sinh; những trường hợp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chia tách, sáp nhập.v.v.đồng thời ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực đăng ký thuế nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho NNT. Trong quá trình xây dựng dự toán thu, Ủy ban nhân dân huyện cần có văn bản chỉ đạo Phòng Tài chính- Kế hoạch, Chi cục Thống kê, Phòng Hạ tầng- Kinh tế và các phòng, ban liên quan khác phối hợp cùng cơ quan thuế đưa ra những nhận định về tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện như tốc độ tăng trưởng kinh tế, chủ trương đầu tư công của huyện, tỉ lệ tăng trưởng của các doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân kinh doanh; những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến công tác thu NSNN nói chung và thu thuế GTGT nói riêng.

      Kiến nghị với các cơ quan quản lý Nhà nước tỉnh Sơn La

      - Để thực hiện tốt công tác quản lý thuế nói chung và quản lý thuế GTGT nói riêng, cơ quan thuế cần tiếp tục thực hiện mục tiêu của chương trình cải cách và hiện đại hoá ngành thuế là ứng dụng công nghệ thông tin để tạo khả năng thích ứng cao và khả năng xử lý, phân tích khối lượng thông tin, kết nối thông tin để quản lý nghĩa vụ nộp thuế của NNT, đồng thời nâng cao chất lượng phục vụ, cung cấp thông tin về thuế cho NNT một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất. Tuy nhiên, đội ngũ công chức thuế hiện nay còn bộc lộ những tồn tại, hạn chế như năng lực chuyên môn của một bộ phận chưa đáp ứng được yêu cầu, nhất là về kinh nghiệm thực tiễn; một số thiếu nhiệt tình công tác, ý thức trách nhiệm chưa cao, không yên tâm công tác; việc tuyển dụng, chuẩn bị đội ngũ cán bộ kế cận chưa được thực hiện tốt; số cán bộ trẻ, cán bộ nữ giữ chức vụ lãnh đạo còn ít; cán bộ quản lý giỏi về chuyên môn, ngoại ngữ chưa nhiều.