Quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở tỉnh Hà Nam: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện

MỤC LỤC

Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề án

Mục tiêu nghiên cứu: Phân tích, đánh giá và đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh Hà Nam. + Phân tích và đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh Hà Nam giai đoạn 2019 - 2023, qua đó chỉ ra những thành công, tồn tại và nguyên nhân sinh ra tồn tại.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề án

+ Đề xuất các mục tiêu, định hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh Hà Nam. Các nội dung nghiên cứu gồm: ban hành các văn bản, tổ chức bộ máy quản lý, thực hiện trách nhiệm và thanh tra, kiểm tra hoạt động quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh Hà Nam.

Kết cấu đề án

Đối với cá nhân học viên, đề án còn có ý nghĩa thực tiễn vô cùng quan trọng, đề án giúp học viên có cơ hội học tập, rèn luyện, trau dồi thêm kĩ năng nghiên cứu khoa học, củng cố, tổng hợp và phát triển những kiến thức lý thuyết chuyên ngành đã được học.

CƠ SỞ LÝ LUẬN CƠ BẢN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG TRÊN ĐỊA BÀN CẤP TỈNH

Cơ sở lý luận về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn cấp tỉnh

Từ các khái niệm nêu trên và khái niệm quản lý nhà nước nói chung, “QLNN về BVQLNTD là hoạt động thực thi quyền hành pháp của Nhà nước, đó là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của các tổ chức, cá nhân, do các cơ quan trong hệ thống hành pháp từ Trung ương đến cơ sở tiến hành để thực hiện mục tiêu, chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước” (khái niệm của Hoàng Phê (2003)) có thể hiểu QLNN về BVQLNTD như sau: “QLNN về BVQLNTD là việc cơ quan QLNN sử dụng các công cụ quản lý như pháp luật và hệ thống bộ máy, tổ chức QLNN nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NTD”. - Thực hiện việc kiểm soát hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung theo quy định của pháp luật: Theo quy định của Luật BVQLNTD và Nghị định số 99/2011/NĐ-CP của Chính phủ, trước khi áp dụng HĐTM, ĐKGDC thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ phải đăng ký theo quy định của Thủ tướng Chính phủ, tổ chức, cá nhân kinh doanh phải thực hiện việc đăng ký HĐTM, ĐKGDC với Sở Công Thương (trong trường hợp HĐTM, ĐKGDC áp dụng trong phạm vi một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đó).

Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn cấp tỉnh

Các Hiệp hội ngành nghề kinh doanh giữ vai trò là tổ chức đại diện cho lợi ích của DN nhưng cũng chính là giám sát hoạt động của các DN thành viên; hỗ trợ pháp lý; đảm bảo cho các thành viên của mình thực hiện đúng quy định pháp luật (trong đó có pháp luật BVQLNTD); đảm bảo hoạt động kinh doanh lành mạnh, có trách nhiệm với xã hội và người tiêu dùng; thúc đẩy và giữ vững sự phát triển ổn định của các thành viên. Khi tình hình phát triển về kinh tế xã hội và xu hướng phát triển sản xuất kinh doanh thương mại, NTD sẽ có nhiều cơ hội được lựa chọn, tiêu dùng đa dạng sản phẩm, phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của cá nhân cũng như với giá cả cạnh tranh hơn, nhưng mặt trái của nó là vì mục tiêu lợi nhuận nên nhiều doanh nghiệp sẵn sàng cung cấp sản phẩm không đảm bảo chất lượng, không an toàn, lừa dối NTD trong cung cấp thông tin, quảng cáo… Do vậy, QLNN về BVQLNTD dần được quan tâm trong bối cảnh kinh tế - xã hội này, tuy nhiên, trong thời kỳ đầu thì mức độ quan tâm mới chỉ ở mức vừa phải vì Nhà nước và xã hội đang cần phải dành cho nhiều ưu tiên phát triển khác.

Kinh nghiệm quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn cấp tỉnh

- Về tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về BVQLNTD; tư vấn, hỗ trợ và nâng cao nhận thức về BVQLNTD tại địa phương: Sở Công Thương tỉnh Nam Định đã phối hợp với UBND các huyện, thành phố để chỉ đạo Phòng Công Thương, Phòng Kinh tế, Ban Quản lý chợ tại các huyện, thành phố tổ chức tuyên truyền những quyền cơ bản của NTD khi tham gia các giao dịch thương mại; những nguyên tắc vàng khi mua sắm và nghĩa vụ thông tin với cơ quan chức năng về những đối tượng có hành vi gian lận thương mại; treo băng rôn tại các chợ, các nơi công cộng trên địa bàn để người dân nhận thức toàn diện và sâu rộng hơn về Luật BVQLNTD và các quy định có liên quan đến BVQLNTD. Luật BVQLNTD có hiệu lực từ ngày 01/7/2011 quy định rừ về quyền và nghĩa vụ của NTD; trỏch nhiệm của tổ chức, cỏ nhõn kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đối với NTD; trách nhiệm của tổ chức xã hội và QLNN trong việc bảo vệ quyền lợi NTD; giải quyết tranh chấp giữa NTD và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ… Sau gần 12 năm ra đời, nhận thức của người dân và chủ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh hàng húa đó thay đổi rừ rệt.

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ NAM

Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh Hà Nam giai đoạn 2019 - 2023

Theo quy định tại Quyết định số 02/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 13 tháng 01 năm 2012 về danh mục hàng hóa, dịch vụ phải đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung, Sở Công Thương có trách nhiệm kiểm soát 09 loại hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung sau: Cung cấp điện sinh hoạt; Cung cấp nước sinh hoạt; Truyền hình trả tiền; Dịch vụ điện thoại cố định mặt đất; Dịch vụ thông tin di động mặt đất (hình thức thanh toán: trả sau); Dịch vụ thông tin di động mặt đất (hình thức thanh toán: trả trước); Dịch vụ truy nhập internet; Vận chuyển hành khách đường hàng không; Vận chuyển hành khách đường sắt; Mua bán căn hộ chung cư, các dịch vụ sinh hoạt do đơn vị quản lý khu chung cư cung cấp. Bên cạnh đó, để nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, đồng thời giúp doanh nghiệp, tổ chức thực hiện đúng các quy định của pháp luật, Sở Công Thương đã ban hành văn bản số 341/SCT- QLTM ngày 16/3/2023 đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố quan tâm phối hợp rà soát, báo cáo về thực trạng các doanh nghiệp, tổ chức phải đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung (các đơn vị đã thực hiện thủ tục đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung; các đơn vị chưa thực hiện thủ tục hành chính đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung).

Sơ đồ 2.1. Sơ đồ bộ máy quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng  trên địa bàn tỉnh Hà Nam
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ bộ máy quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh Hà Nam

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh Hà Nam

Với một hệ thống văn bản pháp luật về BVQLNTD đầy đủ, công tác BVQLNTD trên địa bàn tỉnh Hà Nam đã và đang có nhiều thuận lợi, góp phần cải thiện, hạn chế và ngăn chặn một số hành vi, lĩnh vực có nguy cơ xâm hại quyền lợi NTD; kêu gọi và huy động sự tham gia của nhiều chủ thể, từ đó, góp phần đáng kể trong việc nâng cao hiệu quả, thúc đẩy hoạt động BVQLNTD cũng như đưa Luật BVQLNTD nhanh chóng đi vào thực tiễn, đảm bảo tính hiệu quả và hiệu lực. Điều này thể hiện ở việc trong thời gian vừa qua, Sở Công Thương tỉnh Hà Nam tham mưu UBND tỉnh ban hành các kế hoạch triển khai chương trình ngày Quyền người tiêu dùng Việt Nam và cũng nhờ nhận thức được vai trò quan trọng của công tác BVQLNTD nên trong thời gian qua, UBND tỉnh Hà Nam đã triển khai mạnh mẽ các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức về chính sách, pháp luật BVQLNTD cho NTD, cộng đồng doanh nghiệp cũng như các cơ quan, tổ chức có liên quan trên địa bàn tỉnh.

Đánh giá chung 1. Kết quả đạt được

Đối với công tác hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ để cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyển lợi người tiêu dùng cấp huyện thực hiện các nội dung có liên quan vẫn còn hạn chế như chưa bố trí nhân lực chuyên trách thực hiện công tác bảo vệ quyển lợi người tiêu dùng, nhân lực làm quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiờu dựng là kiờm nhiệm, vỡ vậy, việc cắt cử cỏn bộ thực hiện theo dừi, hỗ trợ UBND cấp huyện trong công tác này vẫn chưa được thực hiện, thậm chí, chưa được lưu tâm, để ý. Đồng thời, giữa các đơn vị này cần thiết lập cơ chế hợp tác, phối hợp, hỗ trợ cụ thể, rừ ràng đối với cỏc nội dung QLNN cú liờn quan như tuyờn truyền, phố biến giáo dục về BVQLNTD; giải quyết các khiếu nại, tố cáo của người tiêu dùng; thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm pháp luật BVQLNTD… Bên cạnh đó, cơ quan QLNN về BVQLNTD cấp tỉnh cần có giữ kết nối, phối hợp chặt chẽ với cơ quan QLNN về BVQLNTD ở trung ương để kịp thời thực hiện các chỉ đạo, hướng dẫn của cơ quan cấp trên, cũng như phối hợp để tiếp nhận và giải quyết nhanh chóng, hiệu quả các vụ việc vi phạm quyền lợi của NTD xảy ra trên địa bàn tỉnh mình.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ NAM

    Các hình thức vi phạm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng về hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung; không đền bù, trả lại tiền hoặc đổi lại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng do nhầm lẫn của tổ chức, cá nhân kinh doanh; đánh tráo, gian lận sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ khi giao hàng, cung cấp dịch vụ cho người tiêu dùng hay các vi phạm về sản xuất hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và không đảm bảo về môi trường gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tài sản, tính mạng của NTD trên địa bàn tỉnh vẫn tiếp tục gia tăng. Đồng thời, giữa các đơn vị này cần thiết lập cơ chế hợp tỏc, phối hợp, hỗ trợ cụ thể, rừ ràng đối với cỏc nội dung QLNN có liên quan như tuyên truyền, phố biến giáo dục về BVQLNTD; giải quyết các khiếu nại, tố cáo của người tiêu dùng; thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm pháp luật BVQLNTD;… Bên cạnh đó, cơ quan QLNN về BVQLNTD cấp tỉnh cần giữ sự kết nối, phối hợp, hợp tác chặt chẽ với cơ quan QLNN về BVQLNTD ở trung ương (như Bộ Công Thương, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ NTD, các Bộ, ngành có liên quan khác) để kịp thời thực hiện các chỉ đạo, hướng dẫn của cơ quan cấp trên, cũng như phối hợp để tiếp nhận và giải quyết nhanh chóng, hiệu quả các vụ việc vi phạm quyền lợi của NTD xảy ra trên địa bàn tỉnh mình.