Luận văn thạc sĩ luật học: Điều khoản trọng tài trong thương mại quốc tế

MỤC LỤC

THOẢ THUẬN TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

Thứ hai, cần nhấn mạnh rằng luật áp dụng cho điều khoản trọng tài không hoàn toàn đồng nhất với luật áp dụng cho hợp đồng: luật áp dụng cho hợp đồng đặt ra khuôn khổ pháp lý thống nhất cho các hoạt động thương mại hoặc tài chính của các bên, quy định phạm vi trách nhiệm tương ứng của các bên và sẽ giúp bổ sung những thiếu sót trong các điều khoản hợp đồng; còn luật điều chỉnh điều khoản trọng tài chủ yếu quyết định hiệu lực của điều khoản trọng tài cả về hình thức lẫn nội dung. Trong trường hợp các bên không chọn luật áp dụng và nếu không phải tuân theo nguyên tắc lex fori - luật của nơi xét xử, thẩm quyền xác định sẽ thuộc về hội đồng trọng tài và hội đồng trọng tài có thể dựa trên một trong các căn cứ sau đây để quyết định: quy tắc xung đột luật của các nước có mối quan hệ với vụ tranh chấp được đưa ra trọng tài; hoặc những nguyên tắc chung của tư pháp quốc tế, đó là một số nguyên tắc chung hoặc được chấp nhận phổ biến như nguyên tắc “trọng tâm” và. Quyết định này của trọng tài có thé bị bác bỏ [1,Ð9.1.c], [2,ÐV.1.c], [6,D36K1.a(iii)], trừ khi có thể tách bạch được những vấn dé được các bên yêu cầu trọng tài giải quyết khỏi những vấn đề không được các bên đệ trình, thì chỉ những phần quyết định nào có những nội dung không được các bên thoả thuận trọng tài mới bị bác bỏ. Thứ hai, trọng tài chỉ dé cập tới một số vấn đề trong tổng số các vấn dé mà các bên yêu cầu. Vấn đề đặt ra ở đây là liệu toà án có thẩm quyền có công nhận và thi hành quyết định của trọng tài trong trường hợp này hay không? Quan điểm ủng hộ việc công nhận và thi hành cho rằng quyết định của trọng tài được coi là hợp pháp đối với phần được các bên yêu cầu vì về các vấn đề đó các bên đã thoả thuận trọng tài; quan điểm từ chối việc công nhận và thi hành thì cho rằng quyết định của trọng. tài cần mang tính tổng thể nhằm đáp ứng ý chí chung của các bên khi chọn trọng tài giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên, nếu theo cách nhìn nhận thứ hai thì lẽ di nhiên là trọng tài hoàn toàn vô nghĩa. Vì vậy mặc dù không được đề cập trong Luật mẫu UNCITRAL và Công ước New York 1958 nhưng điều quan trọng ở đây là chúng ta phải xem xét nội dung những vấn đề được trọng tài giải quyết bởi nếu những vấn đề không được đề cập nhưng lại có ý nghĩa quan trọng đến mức nếu như nó được đề cập tới thì toàn bộ quyết định trong tài có thé bi thay đổi, thậm chí theo chiều ngược lại thì sẽ là hợp lý khi phản đối sự cộng nhận và thi hành. Nói tóm lại, khi xây dựng điều khoản trọng tài, các bên không thể không quan tâm tới trật tự công cộng của các quốc gia có liên quan, hay ít nhất là của nước nơi tiến hành trọng tài và nước nơi phán quyết trọng tài cần được công nhận và thi hành. Về phía các trọng tài viên, khi thụ lý vụ việc, ngoài việc quan tấm trật tự công cộng, các trọng tài viên cũng phải lưu tâm đến phạm vi thẩm quyển mà các bên đã trao cho trọng tài thông qua chính nội dung thoả thuận trọng tài. Nguyên tắc giải thích sự đồng thuận. Với nguyên tắc tự do tự nguyện cam kết, thoả thuận, định đoạt - một nguyên tắc nền tảng của các quan hệ dân sự - kinh tế, có thể nói rằng khi các bên đã cùng nhau ký thoả thuận trọng tài tức là đã có sự đồng thuận của các bên. Tuy nhiên, khi tranh chấp phát sinh, không phải các bên luôn luôn thừa nhận thoả thuận trọng tài mà họ có thể viện những lý do để khiến thoả thuận trọng tài vô hiệu. Mặt khác, còn cú những thoả thuận trọng tài khụng đủ rừ ràng để trọng tài xỏc định thẩm quyền của mình, điều này đòi hỏi phải giải thích thoả thuận trọng tài. Khi giải thích thoả thuận trọng tài, tối thiểu toà án trọng tài cần quan tâm đến ba nguyên tắc sau:. Thứ nhất, nguyên tắc giải thích trung thực”). Khi giải thích thoả thuận trọng tài, chúng ta cần phải tìm hiểu đâu là ý định chung của các bên cam kết hơn là chỉ dừng lại ở ngữ nghĩa văn bản của thuật ngữ. Trước tiên, cần phải đánh giá ý chí của các bên, trong những hoàn cảnh mà tại đó các bên đã cam kết; tiếp theo, phải tính đến thái độ bên trong của các bên liên quan thông qua các hoạt động thực tế và các bằng chứng của các bên liên quan; cuối cùng phải đánh giá thoả thuận đó trong tổng thể của hợp đồng hay những yếu tố khác có liên quan kết hợp với thuyết nhân quả. Theo quy định tại Điều 1157 BLDS 1804, nếu một điều khoản có thể được hiểu theo hai nghĩa thì cần phải hướng theo nghĩa mà nghĩa đó có thể tạo ra một vài hiệu lực nào đó cho thoả thuận trọng tài hơn là theo nghĩa mà không tạo ra một hiệu lực nào cả. Thứ ba, nguyên tắc giải thích chặt chế”. Khi giải thích thoả thuận trọng tài, chỳng ta chỉ cú thể giải thớch theo những gỡ thể hiện rừ ràng ý chớ của cỏc bờn, tuyệt đối không được suy diễn hay tuỳ ý thu hẹp hoặc mở rộng vấn đề này. _ Giải thích sự đồng thuận trong một số trường hợp đặc biệt. Thứ nhất, đối với thoả thuận trọng tài tham chiếu. Đây là trường hợp các bên không quy định chi tiết các nội dung thoả thuận trọng tài ma cùng nhau đồng ý tham chiếu đến các tài liệu đã tồn tại trước đó. Vậy khi hợp đồng hoặc tài liệu được tham chiếu có chứa thoả thuận trọng tài thì liệu sự dẫn chiếu đó có đủ để liên kết các bên với thoả thuận trọng tài hay không? Đối với trường hợp này, cần phải xem xét và giải thích đúng sự thoả thuận của các bên, và ở đây cần phải tuân theo các nguyên tắc chung khi giải thích thoả thuận trọng tài. Principe dinteprétation de bonne foi ) Principe de I' "effet utile".

Tranh chấp phát sinh về chất lượng sản phẩm, hai công ty của Dow Chemical đã kiện ra trọng tài hai công ty ký hợp đồng của Isover-Saint-Gobain, cũng như công ty mẹ và các chi nhánh của Isover-Saint-Gobain (các công ty không tham gia ký các hợp đồng trên). Bên bị kiện đã phản đối thẩm quyền của trọng tài về việc công ty mẹ và các chi nhánh của Isover-Saint-Gobain vì lý do các công ty này không phải là các bên trong hợp đồng có chứa điều khoản trọng tài. Ngày 23/9/1982, toà án trọng tài đã ra phán quyết tạm thời bác quan điểm không có thẩm quyền của trọng tài. Sau khi xem xét các quy phạm thực chất của thương mại quốc tế, toà án trọng tài đã phân tích hoàn cảnh, tình trạng, việc ký kết, thực hiện hoặc huỷ bỏ hợp đồng có tranh chấp và tuyên bố rằng, lưu tâm đến "lợi ích kinh tế duy nhất" mà cả tập đoàn có "bất chấp các tính độc lập của các chủ thể của mỗi thực thể đối với các hợp đồng này” và nhận định rằng "điều khoản trọng tài được chấp nhận bởi một số thành viên của tập đoàn sẽ liên kết với một số thành viên khác vì lý do các thành viên này cùng tham gia việc ký, thực hiện hoặc huỷ bỏ hợp đồng có chứa điều khoản trọng tài trên là theo ý chí chung của tất cả các thành viên như là các bên thực sự tham gia vào hợp đồng.." [28, tr302). Nguyên đơn (bên dự định kiện trực tiếp ra cơ quan tư pháp quốc gia) cho rằng phó chủ tịch toà án trọng tài đã từng là luật sư của bên kia và yêu cầu tuyên vô hiệu thoả thuận trọng tài nhưng Toà Phúc thẩm Paris đã chấp nhận lập luận của bị đơn rằng "khi hợp đồng được ký chưa có thoả thuận trọng tài, phó chủ tịch tổ chức trọng tài đó đã là luật sư của phía bị đơn" và do đó "không chấp nhận bằng chứng về sự nhầm lẫn hay lừa dối của phía nguyên don" [28, tr 327].