Phân tích lỗi ngắt lời thường gặp trong giao tiếp và giải pháp khắc phục

MỤC LỤC

PHÂN TÍCH CÁC LỖI THƯỜNG MẮC TRONG QUÁ TRÌNH GIAO TIẾP VÀ GIẢI PHÁP

THỰC TRẠNG

    Tuy nhiên, hiện nay, sinh viên trong những buổi đứng trước đám đông như thuyết trình bài tập nhóm, thậm chí là thuyết trình cho khoá luận tốt nghiệp thì phần lớn họ thường thiếu cách giao tiếp này từ đó để lộ ra nhiều điểm yếu để người khác khai thác. Theo Nguyễn Thiện Giáp (2000) trong cuốn sách Dụng học Việt ngữ đã định nghĩa ngắt lời là “khi người nói thứ hai bắt đầu nói ở chỗ trong lời nói của người nói thứ nhất không có chỗ ngừng và cũng không phải là chỗ kết thúc của câu hoặc cú đoạn”. Vậy có thể hiểu rằng, ngắt lời là việc mà nguời thứ hai bắt đầu nói trong khi người thứ nhất chưa hoàn thành lượt nói của mình. Ngắt lời là một hiện tượng phổ biến trong giao tiếp và có thể gặp ở nhiều dạng đối tượng khác nhau. Không có quá nhiều sự khác biệt và cho rằng các nhân tố như tuổi, giới tính, vùng miền… có tác động không nhiều đối với hiện tượng này. Ngắt lời là một hành động đe doạ thể diện cao, điều này xâm phạm đến sự riêng tư của người khác và thường được các nhà ngôn ngữ học khuyên rằng nên tránh sử dụng trong quá trình giao tiếp. Khi bị ngắt lời, người bị ngắt lời sẽ cảm thấy bị thiếu tôn trọng và không được lắng nghe. Khi bị ngắt lời, họ sẽ cảm thấy khó chịu và e ngại khi lên tiếng một lần nữa sẽ không còn muốn chia sẻ. 2.1.5 Thường xuyên kiểm tra điện thoại của mình trong giao tiếp. Hiện nay, việc sinh viên luôn gắn liền với điện thoại di động của chính mình không còn quá xa lạ. Điện thoại di động có thể coi là một món đồ vật bất li thân, và nó đã hình thành nên một thói quen xấu cho giới trẻ hiện nay. Điều này xảy ra rất phổ biến hiện nay, không ít lần ta phải bắt gặp một nhóm bạn hẹn nhau nhưng ai nấy cũng chỉ chăm chú vào điện thoại của mình. Và họ khiến đối phương cảm thấy khó chịu vì:. Sự mất tập trung: Việc kiểm tra điện thoại thường xuyên trong cuộc giao tiếp làm mất tập trung và giảm khả năng lắng nghe và hiểu ý của đối phương. Thiếu sự tương tác: Sử dụng điện thoại trong khi giao tiếp làm giảm sự tương tác và gây cảm giác không quan tâm đến người đối diện, đặc biệt gây ra sự gián đoạn trong giao tiếp. Gây ảnh hưởng đến mối quan hệ: Sử dụng điện thoại quá nhiều trong giao tiếp có thể gây cảm giác bị xao lạc và thiếu sự chăm sóc đối với người khác, gây ảnh hưởng đến mối quan hệ và tạo khoảng cách giữa các bên. Mất đi sự chân thành: Việc kiểm tra điện thoại trong khi đang giao tiếp có thể tạo ra cảm giác không chân thành và không tôn trọng đối phương. Ngày nay việc giao tiếp với nhau là một điều diễn ra liên tục và hằng ngày trong cuộc sống.Tuy nhiên, điều quan trọng nhất nhưng hay bị lãng quên đó là giọng nói. Nó có thể khiến đối phương hay khán giả của bạn nhớ mãi. không có gì quan trọng bằng thông điệp bạn muốn truyền tải. Giọng nói bạn dùng gần như quyết định cách diễn tả nó thành công.Hơn nữa giọng nói cũng như kỹ năng giao tiếp sẽ trực tiếp quyết định đến chất lượng của cuộc đối thoại. Con người ta thường thích thú nghe những câu chuyện được kể bởi một người có chất giọng truyền cảm, dễ nghe, dễ hiểu. Nếu như cùng một câu chuyện ấy lại được kể bởi một người với chất giọng đều đều, thiếu năng lượng, sẽ khiến người nghe cảm thấy chán nản, cuộc đối thoại cũng trở nên nhạt nhòa. Lắng nghe là hành động tập trung và chú ý để nghe và hiểu những gì người. khác đang nói một cách chân thành và tôn trọng. Khi lắng nghe, chúng ta tập trung vào người đang nói, không phân tán tâm trí và không gián đoạn. Hành động lắng nghe bao gồm cả việc chú ý đến cả những điều ngụ ý, cử chỉ và ngôn ngữ cơ thể của người khác. Lắng nghe không chỉ đơn thuần là việc nghe và hiểu ý kiến hoặc thông tin của người khác, mà còn là thể hiện sự quan tâm và đồng cảm. Khi lắng nghe, chúng ta tạo điều kiện thuận lợi để người khác chia sẻ cảm xúc, suy nghĩ và kinh nghiệm của họ một cách tự nhiên và thoải mái hơn. Ở hầu hết mọi lứa tuổi họ đều đang gặp phải vấn đề không chú ý lắng nghe lời người khác nói, thường xuyên làm việc riêng hoặc tỏ ra vẻ nhàm chán khi đang trò chuyện hay trao đổi với người khác. Đây là một trong những lỗi giao tiếp căn bản mà rất nhiều người mắc phải khi dành quá nhiều thời gian và nỗ lực để diễn đạt ý kiến và suy nghĩ của mình mà không chăm chỉ lắng nghe ý kiến của người khác. Chúng ta có thể bỏ lỡ thông tin quan trọng từ người khác và không thể hiểu họ một cách đầy đủ. Dưới đây là một số điều có thể xảy ra khi ai đó thường xuyên nói nhiều hơn là lắng nghe:. 1) Hiểu lầm: Người nói nhiều có thể hiểu lầm thông điệp của người khác do họ chưa dành đủ thời gian để lắng nghe. 2) Thiếu tôn trọng: Người khác có thể cảm thấy thiếu sự tôn trọng nếu họ cảm thấy họ không được lắng nghe hoặc nói lên quan điểm của mình. 3) Thiếu thông tin: Nếu không lắng nghe kỹ, người nói có thể bỏ lỡ thông tin quan trọng hoặc hiểu sai ngữ cảnh. 4) Mất cơ hội học hỏi: Lắng nghe là cách tốt nhất để học hỏi từ người khác. Nếu ai đó chỉ nói mà không lắng nghe, họ có thể bỏ lỡ cơ hội cảm nhận và học hỏi từ người khác. 5) Gây căng thẳng: Thái độ "nói nhiều hơn nghe" có thể làm tăng căng thẳng trong mối quan hệ, khiến cho người khác cảm thấy áp đặt hoặc không được đánh giá. 6) Gây mất lòng tin: Người khác có thể mất lòng tin vào người nói nếu họ cảm thấy họ không được lắng nghe.

    NGUYÊN NHÂN

      Tuy thế nhưng vẫn có nhiều nguyên nhân để thúc đẩy hành động ngắt lời nhằm đạt được mục đích của người ngắt lời như: ngắt lời nhằm tìm kiếm thông tin, ngắt lời để bày tỏ quan điểm, ngắt lời với mục đích thay đổi chủ đề của cuộc trò chuyện, ngắt lời để bày tỏ cảm xúc cá nhân, …. Nhưng với tốc độ quá chậm (ít hơn 120 chữ/phút), người nghe dễ dàng cảm thấy chán nản. Trong những câu chuyện giao tiếp có những tình huống quan trọng và đáng chú ý nhưng chúng ta cứ sử dụng giọng nói đều đều hay nhấn nhá không đúng chỗ sẽ làm cho câu chuyện trở nên nhàm chán. Cần có điểm "nhấn nhá” vào chủ đề trọng tâm hoặc ý mà bạn muốn nhấn mạnh, tránh “gây mê gây buồn ngủ” cho người nghe, như những người dẫn chương trình của đài phát thanh là những ví dụ cho việc kiểm soát nhấn nhá tông giọng. Họ thiếu tôn trọng đối phương, có thể họ không muốn nghe câu chuyện của người khác vì lí do nhàm chán hoặc họ đang bận làm việc gì đó cho riêng mình, không tập trung đến lời người khác nói. Ngoài ra họ có thể hiểu lầm sang các kiểu lắng nghe khác như:. - Lắng nghe là lép vế. Nhiều người cho rằng chỉ ngồi nghe người khác nói thôi là đang lép vế, không được thể hiện quan điểm của bản thân. Tuy nhiên, lắng nghe là một cuộc giao tiếp hai chiều, người nghe có thể dẫn dắt cuộc nói chuyện theo hướng mình. mong muốn, bằng cách lắng nghe hiệu quả, họ có thể đặt ra những câu hỏi phù hợp. Khi lắng nghe, chúng ta dành thời gian và sự tập trung để tiếp nhận và hiểu những gỡ đối phương núi. Điều này giỳp chỳng ta hiểu rừ hơn, phản hồi tốt hơn và tạo ra sự kết nối sâu sắc hơn với nhau. Nói cách khác, lắng nghe cũng là đang dẫn dắt và kiểm soát câu chuyện. - Lắng nghe là ngồi im. Lắng nghe không phải là ngồi im và chỉ nhìn những người xung quanh bàn tán sôi nổi về một chủ đề nào đó. Kiểu lắng nghe bị động và cuối buổi không đọng lại bất kỳ một điều gì không mang lại kết quả gì cả. Lắng nghe là một hành động tinh thần, một trạng thái tập trung và thấu hiểu những gì đang diễn ra xung quanh. Mặc dù việc ngồi im có thể giúp chúng ta tập trung hơn vào người nói, nhưng phải trong một trạng thái tư duy mở để nhận thông tin một cách chân thành, sẵn lòng thấu hiểu và đáp ứng. - Lắng nghe trong mọi tình huống đều giống nhau. Lắng nghe trong nhiều trường hợp là khác nhau, mỗi loại lắng nghe mang một đặc trưng riêng. Do đó, mỗi người cần hiểu đúng để áp dụng cho các tình huống đa dạng, tránh làm ảnh hưởng đến những mối quan hệ xung quanh. Chẳng hạn, trong một cuộc hội thảo chuyên môn, cần lắng nghe kỹ lưỡng để hiểu rừ cỏc thụng tin kỹ thuật và kiến thức được trỡnh bày. Trong khi đú, trong một cuộc hội thoại giữa bạn bè, có thể lắng nghe một cách thoải mái, sử dụng ngôn ngữ cơ thể để làm cuộc hội thoại trở nên thú vị, sinh động hơn. Khi mọi người trở nên cấp cao hơn trong một nhóm, thậm chí chỉ lớn tuổi hơn hay thiếu kiểm soát cảm xúc họ có xu hướng cho rằng, thường là một cách vô thức, rằng ý kiến của họ và thông tin họ muốn truyền đạt là quan trọng hơn. Họ quên rằng những người khác cũng có thông tin quan trọng để giao tiếp. Nguyên nhân của tình trạng "nói nhiều hơn nghe" có thể bắt nguồn từ nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm:. 1) Tính cách: Một số người có tính cách hoạt bát, hăng hái và thích thể hiện ý kiến của mình. Tính cách này có thể dẫn đến việc họ nói nhiều hơn là lắng nghe. 2) Thói quen giao tiếp: Nếu từ nhỏ đã được khuyến khích nói nhiều mà không được học cách lắng nghe, thì người đó có thể duy trì thói quen này khi trưởng thành. 3) Tư duy tự nhiên: Một số người có xu hướng nghĩ nhanh và muốn chia sẻ suy nghĩ của mình ngay lập tức, mà không đầu tiên đánh giá thông tin từ người khác. 4) Thiếu nhận thức: Có thể người đó không nhận ra rằng họ đang nói nhiều hơn là lắng nghe, và do đó không có ý thức cải thiện. 5) Tư duy tự ái: Sự tự ái cao có thể dẫn đến việc người ta muốn thể hiện sự thông minh và kiến thức của mình hơn là tập trung lắng nghe ý kiến của người khác. 6) Áp lực xã hội: Trong một số trường hợp, áp lực xã hội có thể làm cho người ta muốn tỏ ra nổi bật bằng cách nói nhiều hơn.

      GIẢI PHÁP

        Tiếp theo, trong quá trình giao tiếp, bạn cần tự vạch trước các luận điểm quan trọng trong đầu, xâu chuỗi chúng lại cho logic, rồi triển khai từng nội dung một, bám sát trọng tâm, cố gắng không đi chệch hướng, không nói chuyện lan man, để người nghe có thể dễ dàng hiểu và ghi nhớ những gì mình trao đổi, tránh trường hợp hiểu sai, hiểu lầm. Có thể xin phép khi nghĩ rằng câu hỏi ấy có thể hơi riêng tư, ví dụ: “Xin lỗi, bạn có thể cho mình xin số điện thoại để dễ nói chuyện được không?” Khi chúng ta chú ý đến cách dùng từ trong câu hỏi sẽ khiến người đối diện cảm thấy dễ chịu với những câu hỏi bạn đặt ra.