MỤC LỤC
Bài nghiên cứu cũng tìm kiếm và thu thập các dữ liệu mới nhất trên các nguồn thông tin đại chúng bằng cách sử dụng và tham khảo các tài liệu như sách, báo, tạp chí được xuất bản từ các hiệp hội thương mại, các tổ chức và các dữ liệu trên Internet. Ngoài ra, dữ liệu sơ cấp được thu thập từ việc phản hồi của các chuyên gia, Ban giám đốc, các trưởng bộ phận, các phó phòng và các người trực tiếp tham gia vào quá trình làm việc, nhân viên phòng mua hàng và các phòng liên quan thông qua phiếu khảo sát (Phụ lục 01).
Sau đó nêu ra và phân tích những thành công và hạn chế trong công tác quản lý quan hệ nhà cung cấp đối với dịch vụ giao hàng chặng cuối và nguồn cung nguyên vật liệu, phương tiện sử dụng trong công ty qua các năm. Tổng hợp và phân tích tất cả các dữ liệu thu thập được nhằm có sự đánh giá tổng quan về hoạt động quản lý quan hệ nhà cung cấp đối với các dịch vụ và nguyên vật liệu, phương tiện được sử dụng phục vụ quá trình kinh doanh của công ty.
Đặc điểm của chiến lược này giống với chiến lược dành cho các nhà cung cấp cần duy trì mức độ hợp tác nhưng được nâng lên một tầm cao mới với các hợp đồng dài hạn, chủ động chia sẻ thông tin hữu ích và có thể được phép tích hợp vào hệ thống thông tin để chủ động kiểm soát mức dự trữ, tồn kho tại các cơ sở bán của DN. Việc công ty có thể giảm chi phí liên quan đến việc mua hàng và tăng lợi nhuận mà không phải tăng sản lượng bán hoặc giảm chất lượng của sản phẩm, thì quản lý mối quan hệ nhà cung cấp là một cách tiếp cận toàn diện để quản lý các tương tác của công ty đối với các tổ chức cung cấp hàng hóa và dịch vụ mà công ty sử dụng.
Với mỗi mặt hàng sẽ có mức tiêu thụ khác nhau, tại đơn đặt hàng lần tiếp theo doanh nghiệp cần tính toán đế cân đối giữa số lượng hàng vẫn còn trong kho và khả năng tiêu thụ của sản phẩm. Cơ sở vật chất kỹ thuật tốt, hiện đại tạo điều kiện tốt trong mua hàng bởi nếu doanh nghiệp có cơ sở vật chất hiện đại thì doanh nghiệp sẽ nhanh chóng nắm bắt được thông tin, có nhiều cơ hội chớp lấy thời cơ để mua được hàng nhanh hơn, tốt hơn điều đó làm tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh. Nếu doanh nghiệp có vị thế, uy tín trên thương trường thì hoạt động mua hàng sẽ dễ dàng hơn, doanh nghiệp sẽ được các nhà cung ứng chủ động đến chào hàng và dành nhiều điều khoản ưu đãi cho doanh nghiệp hơn, việc mua hàng nhiều khi tránh được tình trạng thủ tục rườm rà.
Trong khi đó, hiện nay các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp như giảm thuế, hỗ trợ tài chính, và khuyến khích đầu tư có thể cải thiện mối quan hệ giữa doanh nghiệp và nhà cung cấp bằng cách tạo điều kiện tài chính thuận lợi hơn. Sự phát triển của cơ sở hạ tầng giao thông giúp cải thiện độ tin cậy và giảm thiểu chi phí vận chuyển, trong khi cơ sở hạ tầng viễn thông tăng cường khả năng giao tiếp và trao đổi thông tin giữa doanh nghiệp và nhà cung cấp, từ đó nâng cao hiệu quả quản lý. Sự phát triển của công nghệ ERP và các công cụ quản lý quan hệ nhà cung cấp (SRM) giúp doanh nghiệp quản lý đơn hàng, hàng tồn kho và tài chính một cách hiệu quả, cũng như tăng cường sự hợp tác và cải thiện sự hài lòng của nhà cung cấp.
(Nguồn: Kết quả từ phiếu khảo sát) Theo kết quả khảo sát về mục tiêu thiết lập quản lý quan hệ nhà cung cấp cũng cho thấy, hơn 59% trong số nhân viên và quản lý phòng Thương mại xác định mục tiêu dài hạn với NCC thân thiết, nhằm hướng tới lợi ích chung, xây dựng mối quan hệ bền vững và lâu dài của hai bên. Để có thể phân tích và chọn lựa được danh sách NCC tiềm năng, phòng Mua căn cứ, đối chiếu lựa chọn nhà cung cấp phù hợp với những yêu cầu của đơn hàng dựa trên các tiêu chí đánh giá từ các lần mua trước và thông tin từ các chào hàng mới, cụ thể thông qua các tiêu chí đánh giá sau: độ uy tín trên thị trường, độ đa dạng chủng loại sản phẩm, giá cả, chất lượng, khoảng cách địa lý. Trước đây, Công ty hoạt động với quy mô nhỏ nên không thường xuyên tìm những NCC mới, nhưng từ khi mở rộng quy mô kho hàng ở Hà Nội, mở thêm kho hàng ở Bắc Ninh và mở rộng quy mô các văn phòng và hub giao hàng trên toàn bộ khu vực miền Bắc thì Công ty đã tìm thêm nhiều NCC mới để hợp tác để phù hợp hơn với chiến lược kinh doanh.
Nhìn chung, hoạt động đánh giá và điều chỉnh mối quan hệ với NCC của Công ty TNHH Buymed Logistics chưa được quan tâm, chú trọng không chỉ do chưa thực hiện thường xuyên mà còn chưa thực hiện chủ động và có kế hoạch bài bản, do đó kết quả của việc điều chỉnh chưa hiệu quả. Bất cứ quy trình hay công việc nào được tiến hành sẽ khó đạt được kết quả tốt nếu hoạt động đó không được đánh giá hiệu quả để tìm ra được nguyên nhân khắc phục nhược điểm và phát huy ưu điểm, tạo cơ sở điều chỉnh mối quan hệ phù hợp với NCC đó. Việc quản lý như vậy khiến công tác quản lý thông tin NCC của công ty Buymed logistics còn nhiều hạn chế, như cách nhập thông tin trên excel của mỗi nhân viên khác nhau, dẫn tới thông tin thiếu sự đồng bộ, khi một nhân viên nghỉ việc, thì nhân viên mới vào làm sẽ không hiểu được chính xác dữ liệu ghi trên excel.
Ngoài ra, sự cạnh tranh trong ngành logistics sẽ trở nên gay gắt hơn khi các doanh nghiệp cố gắng cung cấp dịch vụ nhanh chóng, an toàn và chi phí hiệu quả để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao từ các nền tảng thương mại điện tử ngành dược. Công ty không ngừng nỗ lực tăng cường chất lượng mối quan hệ với NCC của mình nhằm hợp tác hiệu quả, chuyên nghiệp tạo ra nhiều giá trị cho đôi bên, để tồn tại và nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường kinh doanh biến động. Xây dựng Công ty Buymed Logistics phát triển mạnh mẽ hơn, hiệu quả hơn trên cơ sở thực hiện tái cơ cấu, sử dụng hợp lý các nguồn lực, nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp, liên kết cao hơn về tài chính, công nghệ và thị trường.
Để có thể có nguồn cung ổn định, tránh tình trạng đứt gãy nguồn cung, các doanh nghiệp thương mại nói chung và công ty cổ phần Buymed Logistics nói riêng cần duy trì và phát triển quan hệ với nhà cung cấp, bao gồm các nhà cung cấp tiềm năng, nhà cung cấp hỗ trợ và nhà cung cấp chiến lược. Việc phát triển nguồn nhân sự này không chỉ góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý của công ty mà còn nâng cao được nhận thức của nhân lực trong các hoạt động duy trì và phát triển nhà cung cấp, tạo uy tín cho doanh nghiệp và cải thiện được kết quả kinh doanh của công ty. Buymed Logistics cũng cần tổ chức các khóa học, đào tạo để nâng cao nhận thức, cải thiện kỹ năng cho nhân viên nói chung và cho nhân lực phụ trách việc quản trị nhà cung cấp nói riêng để họ hiểu hết được tầm quan trọng của mình đối với hoạt động quản trị, từ đó có những quyết tâm để phối hợp giữa các bộ phận trong tổ chức.
Khi ứng dụng EDI, các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng có thể thu được những lợi ích cơ bản như tăng tốc độ và độ chính xác của dòng thông tin trong chuỗi cung ứng, tăng hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng và giảm chi phí vận hành của chuỗi cung ứng. Thứ hai, ngoài cung cấp lý thuyết, sinh viên còn được rèn luyện thêm các kỹ năng tin học văn phòng, kỹ năng nghiên cứu, làm việc nhóm, kỹ năng sáng tạo, tư duy, quan sát, kỹ năng giao tiếp, thuyết trình thông qua các buổi thảo luận của từng môn học. Thứ ba, nhờ sự nỗ lực cống hiến của thầy, cô cho Bộ môn Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng, ngay khi đang học tập tại trường, sinh viên có cơ hội được bồi dưỡng những kinh nghiệm thực tế qua những hoạt động thiết thực như: một số môn học được trải nghiệm ứng dụng phần mềm quản lý; các buổi chia sẻ, talkshow, tọa đàm, tổ chức các cuộc thi và các chuyến tham quan thực tế tại các doanh nghiệp.