MỤC LỤC
- Oliver Boyd-Barrett và Terhi Rantanen (1999) trong “The Globalization of News” (tạm dịch là Sự toàn cầu hóa của tin tức) đã cung cấp cái nhìn tổng quan về mô hình sản xuất tin thế giới của các tổ chức truyền thông, các cơ quan thông tấn lớn trên thế giới. Hơn nữa, các tác giả còn cung cấp các nghiên cứu về những tác động của toàn cầu hóa đối với cơ quan thông tấn, báo chí lớn như Reuters, Associated Press và Contributors cũng như mạng lưới kết nối giữa các cơ quan báo chí trong nước và quốc tế (30).
- Phương pháp Phỏng vấn sâu được thực hiện dự kiến với 2 trưởng phòng, 3 phóng viên, biên tập viên và 2 kỹ thuật viên nhằm thu thập ý kiến đánh giá của cá nhân xung quanh vấn đề tổ chức thực hiện bản tin truyền hình của Kênh VTC1 - Đài TH KTS VTC. - Phương pháp Nghiên cứu phân tích - tổng hợp để đánh giá các cứ liệu, các kết quả thu được và rút ra những luận cứ khoa học, từ đó đề xuất các giải pháp, kiến nghị cho hoạt động tổ chức sản xuất tin truyền hình.
Tất cả các phương pháp trên đều có liên quan và tác động tích cực vào kết quả nghiên cứu của khóa luận.
Tác giả Đức Dũng (2002) trong tác phẩm “Sáng tạo tác phẩm báo chí” của mình cũng đã khẳng định: “Tin là thể loại phổ biến nhất, năng động nhất và thể hiện rừ nhất sự nhạy bộn, tớnh xỏc thực của bỏo chớ trong việc phản ỏnh một hiện thực luôn vận động, biến đổi.”, tin “có nhiệm vụ thông tin kịp thời về những sự việc, sự kiện thời sự”, và “tin có nhiệm vụ phản ánh các sự kiện mới chứ không có nhiệm vụ đi sâu vào giải quyết các vấn đề” (14). Trên cơ sở khái niệm về thể loại Tin nói chung và những tiêu chí về Tin nêu trên, có thể khái quát khái niệm về thể loại Tin truyền hình như sau: “Tin truyền hình là một thể loại quan trọng của loại hình báo chí truyền hình, dùng để thông báo ngắn gọn bằng hình ảnh và âm thanh những sự kiện mới, có ý nghĩa xã hội, giúp công chúng biết được một cách nhanh nhất, sinh động nhất về diện mạo của sự kiện ấy”.
Trên cơ sở kịch bản chi tiết nêu trên cùng từng tin, bài riêng lẻ đã được phóng viên gửi về, người tổ chức sản xuất sẽ kết nối tin bài đó thành một chỉnh thể như kịch bản chi tiết, Sau đó, sản phẩm “đóng gói” là bản tin truyền hình (gồm hình hiệu, nhạc hiệu, nội dung, chào kết) chuyển cho ban biên tập chương trình duyệt và quyết định phát sóng. Về nội dung: Tổ chức sản xuất tin truyền hình sẽ giúp cho các tin bài được phát sóng có chất lượng tốt hơn khi chúng đã được chọn lọc một cách kỹ càng, được biên tập và kiểm duyệt một cách cẩn thận, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của công chúng về tính chính xác của thông tin, sự nhanh nhạy, kịp thời và đầy đủ. Theo đó, các chính sách ban hành kịp thời không chỉ góp phần tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong công tác phát triển hệ thống thông tin tuyên truyền, mà còn tạo động lực, phát huy tiềm năng, thế mạnh của Đài trong việc thông tin, tuyên truyền tới đông đảo người dân ở mọi vùng miền, địa phương trên cả nước.
Sử dụng công nghệ truyền hình hiện đại không dây, số hóa đảm bảo vận hành, quản lý, bảo trì đơn giản, phù hợp với trình độ kỹ thuật cán bộ, có khả năng nâng cấp, mở rộng trong tương lai, giúp cho việc tuyên truyền chủ trương chính sách các thông tin về văn hóa, xã hội, kinh tế, chính trị của địa phương kịp thời, đến nhanh nhất với người dân. Tuy nhiên, khi xu hướng số hóa phát triển mạnh, các đài truyền hình hiện nay đã và đang chuyển đổi sang công nghệ số và coi đó là xu hướng tất yếu từ khâu thu thập thông tin đến khâu sản xuất bản tin, giúp nâng cao hiệu quả lao động, chất lượng công việc và chất lượng phục vụ và kéo theo đó, nhu cầu và thói quen tiếp cận thông tin của khán giả cũng thay đổi.
Trong quá trình tổ chức sản xuất, phần kết cấu hình thức (khung) của bản tin thường chỉ xây dựng một lần lúc đầu, những lần sản xuất tiếp theo, tất cả khung bao gồm bộ nhận diện (hình hiệu, nhạc hiệu, tên chương trình, hình cắt, nhạc cắt) là cố định ở tất cả các bản tin phát sóng định kỳ. Ở Kênh VTC1, ban lãnh đạo bao gồm Giám đốc hoặc Phó giám đốc sẽ phân công cụ thể từng chức danh, đạo diễn, biên tập, thư ký biên tập, phóng viên chuyên theo dừi và phản ỏnh cỏc thụng tin từ cỏc Bộ, Ban, Ngành, và cỏc thụng tin thuộc từng chủ đề khác nhau như kinh tế, tài chính, văn hóa, xã hội và giải trí. Qua phân tích cho thấy, để có một tác phẩm được đưa vào phát sóng, thì cần có sự tham gia của rất nhiều người từ khâu lên ý tưởng (phóng viên), duyệt ý tưởng (lãnh đạo Phòng và lãnh đạo Kênh), duyệt lịch sản xuất và phân công sản xuất (bộ phận kỹ thuật, quay phim và lái xe), thu thấp thông tin tại hiện trường (phóng viên và các bộ phận hỗ trợ khác), sản xuất hậu kỳ (dựng, viết lời, duyệt lời và đọc lời bởi phóng viên và các lãnh đạo Phòng và Kênh), và duyệt nội dung lần cuối (lãnh. đạo Phòng hoặc Kênh).
+ Giai đoạn tiền kỳ: Ở khâu lựa chọn đề tài thực hiện, phần lớn các phóng viên thiếu thông tin để tự phát hiện và lựa chọn đề tài, các đề tài chủ yếu do lãnh đạo đưa ra, các phóng viên sẽ đăng ký thực hiện dựa trên lĩnh vực mình phụ trách, chính vì vậy dẫn đến tình trạng phóng viên không đủ thời gian và thông tin để tìm hiểu, nghiên cứu lựa chọn đề tài. Trong thời gian qua, một số bản tin truyền hình của Kênh VTC1 có chất lượng chưa được như mong đợi, điều này phụ thuộc vào chất lượng tổ chức sản xuất thời gian qua ở một số khâu, một số đầu mối chưa đạt yêu cầu, và việc tổ chức sản xuất chưa tốt phụ thuộc vào chính năng lực của đội ngũ.
Truyền thông xã hội đang chi phối thời gian lướt mạng của mỗi người, sự thay đổi nhanh chóng về thói quen tiếp cận thông tin của công chúng đã dẫn đến một làn sóng tạo đột phá trong ngành truyền thông tin tức và chiến lược chuyển đổi sang kỹ thuật số của các cơ quan báo chí. Tình hình nêu trên đòi hỏi báo chí Việt Nam cần có sự đổi mới, cần được cơ cấu lại trên phạm vi vĩ mô và vi mô, tức là trên bình diện các loại hình báo chí cũng như đối với mỗi cơ quan báo chí, đồng thời mở rộng và đa dạng hóa kết nối truyền thông xã hội, mạng xã hội. Báo chí Việt Nam cũng đang chuẩn bị và triển khai các điều kiện và phương hướng cho sự phát triển, đổi mới cơ sở kinh tế của hoạt động báo chí theo hướng tự chủ và tự chịu trách nhiệm, tổ chức lại các cơ quan báo chí, đào tạo nguồn nhân lực và hợp tác quốc tế, khai thác mọi nguồn lực cho sự phát triển… Trong đó, vấn đề quan trọng nhất là nguồn nhân lực báo chí - truyền thông và cơ sở hạ tầng kỹ thuật - công nghệ.
Hiện nay, giá trị then chốt của nhà báo không chỉ đơn thuần là thu thập thông tin và đưa tin, mà trong mớ thông tin hỗn loạn, phức tạp cần phải biết chọn lọc hợp lý, tổng hợp, đánh giá những thông tin quan trọng có giá trị thực sự, sắp xếp một cách logic, từ đó cung cấp những phân tích, bình luận có giá trị đối với công chúng giúp họ hiểu và nắm bắt một cách thực tế và sâu sắc những sự kiện xảy ra trong xã hội. Ngoài ra, về mặt nội dung, không chỉ dừng lại ở việc thông tin nhanh, chính xác, để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khán giả thì các thông tin cũng phải được phản ánh một cách sâu sắc bằng những phân tích, bình luận sắc sảo nhằm chỉ ra bản chất của sự vật hiện tượng, giỳp người xem nhỡn nhận vấn đề rừ nét hơn, thậm chí định hướng cho độc giả cách tháo gỡ vấn đề đặt ra trong nội dung thông tin. Để góp phần giảm chi phí hoạt động, nâng cao hiệu quả sản xuất và phát sóng các bản tin truyền hình có chất lượng cao cần phải tiếp tục hoàn thiện và nâng cấp hạ tầng kỹ thuật cũng như đẩy mạnh những ứng dụng CNTT theo hướng tích hợp và đồng bộ hóa, đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào các hoạt động của các đài, xây dựng hệ thống “Quản trị điện tử”.