Vai trò của Giáo dục đối với sự Phát triển Xã hội và Cá nhân

MỤC LỤC

CÁC CHỨC NĂNG XÃ HỘI CƠ BẢN CỦA GIÁO DỤC

Giáo dục Xã hội chủ nghĩa góp phần làm cho cấu trúc xã hội trở nên thuần nhất, nghĩa là góp phần xoá bỏ sự phân chia xã hội thành giai cấp, làm cho các tầng lớp xã hội xích lại gần nhau bằng cách nâng cao trình độ văn hoá, nhận thức cho toàn thể nhân dân lao động, tạo điều kiện thuận lợi cho việc lựa chọn nghề nghiệp vv…. Tóm lại, thông qua ba chức năng xã hội, giáo dục đã góp phần vào sự phát triển của xã hội, đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao về sự phát triển của lực lượng sản xuất, quan hệ xã hội, ý thức xã hội… Đặc biệt, trong thời đại ngày nay, giáo dục được quan niệm không chỉ là một bộ phận thuộc kiến trúc thượng tầng, mà nó còn là một bộ phận thuộc hạ tầng cơ sở, “Giáo dục không chỉ là sự phản ánh đơn thuần các lực lượng kinh tế và xã hội đang họat động trong một xã hội.

MỘT SỐ KHÁI NIỆM CỦA GIÁO DỤC

Dạy học là một bộ phận của giáo dục (nghĩa rộng), là hoạt động tương tác, phối hợp thống nhất giữa hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của người học nhằm truyền thụ và lĩnh hội hệ thống tri thức khoa học, kỹ năng, kỹ xảo, phát triển năng lực nhận thức và hành động, trên cơ sở đó hình thành thế giới quan khoa học, phẩm chất đạo đức nói riêng và nhân cách nói chung cho người học…. Giáo dục hướng nghiệp là một hệ thống biện pháp tác động của gia đình, nhà trường, xã hội, trong đó nhà trường đóng vai trò chủ đạo nhằm giáo dục học sinh trong việc chọn nghề, giúp học sinh tự quyết định nghề nghiệp tương lai trên cơ sở phân tích khoa học về năng lực, hứng thú của bản thân và nhu cầu nhân lực của các ngành sản xuất trong xã hội.

PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU GIÁO DỤC HỌC

Phương pháp luận nghiên cứu Giáo dục học

Quan điểm này đòi hỏi trong quá trình nghiên cứu cần tìm hiểu, phát hiện nguồn gốc nảy sinh, phát triển của đối tượng trong những thời gian và không gian cụ thể với những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể, từ đó phát hiện bản chất, chất lượng mới và quy luật phát triển tất yếu của đối tượng nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu của Giáo dục học phải là một trong những vấn đề cấp thiết của thực tiễn khách quan mà khi giải quyết vấn đề đó thì góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

Các phương pháp nghiên cứu Giáo dục học 1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Phương pháp tổng kết kinh nghiệm là phương pháp phân tích, đánh giá, khái quát hóa và hệ thống hóa những kinh nghiệm trong thực tiễn giáo dục nhằm rút ra những những bài học bổ ích, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục. Thực nghiệm sư phạm là phương pháp nghiên cứu một cách chủ động, có hệ thống một hiện tượng giáo dục nhằm xác định mối quan hệ giữa tác động giáo dục với hiện tượng giáo dục được nghiên cứu trong những điều kiện đã được khống chế.

VAI TRề CỦA GIÁO DỤC Đễ́I VỚI PHÁT TRIỂN XÃ Hệ̃I VÀ CÁ NHÂN

VAI TRề CỦA GIÁO DỤC Đễ́I VỚI PHÁT TRIỂN XÃ Hệ̃I

Từ những phân tích trên có thể nói những quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và đào tạo không những đã khẳng định vai trò, vị trí, tầm quan trọng của giáo dục và đào tạo đối với quá trình phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc mà còn là cơ sở để Đảng ta vạch ra đường lối chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo trong thời kỳ đổi mới nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước, đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Trong bối cảnh trên, giáo dục theo quan điểm các chuyên gia hàng đầu của UESCO, thì ý kiến ngày càng phổ biến đều cho rằng “Giáo dục là một trong những công cụ mạnh nhất mà chúng ta có trong tay để sáng tạo nên tương lai” (Jacques DoLoss - 1995).Vì vậy mà trong một công trình nghiên cứu ứng dụng vào thực tiễn về những ưu tiên và chiến lược cho giáo dục, ngân hàng thế giới đã có kết luận: “Đầu tư vào giáo dục sẽ tích luỹ vốn con người, là chìa khoá để thay thế sự tăng trưởng kinh tế và tăng thu nhập.

VAI TRề CỦA DI TRUYỀN, MễI TRƯỜNG VÀ HỌAT Đệ̃NG CÁ NHÂN ĐỐI VỚI SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH

    - Không quan tâm đến những đặc điểm tư chất của học sinh và đòi hỏi mọi học sinh phải có khả năng hoàn thành những nhiệm vụ học tập như nhau hoặc không chú ý phát huy những tư chất thuận lợi ở một số học sinh cũng như không tìm cách hỗ trợ cho những học sinh không có tư chất thuận lợi. Đối với trẻ em, vì chưa tham gia các hoạt động xã hội, nghề nghiệp nên môi trường xã hội nhỏ (gia đình, nhà trường, nhóm bạn) có ảnh hưởng quan trọng; còn đối với người trưởng thành, hoạt động nghề nghiệp tác động đến cá nhân thông qua bộ lọc cá nhân mạnh hơn tác động của môi trường nhỏ.

    VAI TRề CỦA GIÁO DỤC Đễ́I VỚI SỰ HèNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH

      Tuỳ theo cách thức chăm sóc, nuôi dưỡng, tùy theo thái độ cư xử của người lớn đối với trẻ mà đứa trẻ nhận được các loại ấn tượng, hình thành các thói quen hành vi trong nếp sống và sinh hoạt sau này (ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân…) Ngoài ra cách tiếp xúc với trẻ em và tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với thế giới cũng giúp đứa trẻ cảm nhận, hình thành được các loại cảm xúc, các thái độ đối với đồ vật, con người… làm nền tảng để sau này trẻ có kinh nghiệm cư xử với thế giới. Cùng với những biến đổi quan trọng trong cơ thể liên quan đến sự phát triển giới tính, đời sống tâm lý của các em xuất hiện những nhu cầu tâm lý mới như: khuynh hướng muốn làm người lớn (muốn sống tự lập, muốn làm những việc có ý nghĩa), nhu cầu tự khẳng định mình (khẳng định giá trị và phẩm chất, năng lực của bản thân)… Những thúc đẩy tâm lý này thường được thỏa mãn trong quan hệ bạn bè của thiếu niên, nên những tác động từ cha mẹ, giáo viên có khi bị giảm nhẹ trước các chi phối của những bạn bè cùng lứa.

      HOẠT ĐỘNG SƯ PHẠM CỦA NGƯỜI GIÁO VIÊN TRONG NHÀ TRƯỜNG TIỂU HỌC

      Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo, tôn trọng nhân cách, đối xử công bằng, bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh. Không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, nêu gương tốt cho người học.

      Nhiệm vụ của giáo viên

        Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và điều lệ của nhà trường. Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo, tôn trọng nhân cách, đối xử công bằng, bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh. Không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, nêu gương tốt cho người học. Các nhiệm vụ theo khác theo quy định của pháp luật. Điều lệ trường tiểu học ghi:. l) Quản lí, tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục tại điểm trường khi được hiệu trưởng phân công. m) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật. Giáo viên cốt cán là người có chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng, có uy tín trong nhà trường, được hiệu trưởng hoặc cơ quan quản lí giáo dục đề cử. Ngoài các nhiệm vụ quy định tại khoản 1 của Điều này, giáo viên cốt cán còn làm nòng cốt trong sinh hoạt chuyên môn; hướng dẫn, tư vấn đồng nghiệp trong giảng dạy, giáo dục và phát triển nghề nghiệp. Giáo viên chủ nhiệm, ngoài các nhiệm vụ quy định tại khoản 1 của Điều này, còn có các nhiệm vụ sau đây:. a) Xõy dựng cỏc hoạt động giỏo dục thể hiện rừ mục tiờu, nội dung, phương pháp giáo dục đảm bảo tính khả thi, phù hợp với đặc điểm học sinh, với hoàn cảnh và điều kiện thực tế nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của cả lớp và của từng học sinh. b) Thực hiện các hoạt động giáo dục theo kế hoạch đã xây dựng và được hiệu trưởng phê duyệt. c) Phối hợp chặt chẽ với cha mẹ học sinh, giáo viên, tổng phụ trách Đội, các tổ chức xã hội có liên quan để tổ chức các hoạt động giáo dục và hỗ trợ, giám sát việc học tập, rèn luyện của học sinh lớp mình chủ nhiệm. d) Báo cáo thường kì hoặc đột xuất về tình hình của lớp với hiệu trưởng. (Gonobolin). - Đức tính giản dị, khiêm tốn: Là những đức tính cần thiết của con người và của người giáo viên. Khiêm tốn sẽ giúp cho người thầy giáo đánh giá đúng mình, giản dị sẽ giúp cho người thầy gần gũi với học sinh. Điều lệ trường tiểu học ghi: Điều 32. Quy tắc ứng xử và những việc không được làm của giáo viên, nhân viên. Quy tắc ứng xử của giáo viên, nhân viên thực hiện theo quy định của ngành và của pháp luật. Giáo viên không được. a) Xuyên tạc nội dung giáo dục, dạy sai nội dung kiến thức. b) Gian lận trong kiểm tra đánh giá, cố ý đánh giá sai kết quả giáo dục của học sinh. c) Ép buộc học sinh học thêm vì mục đích vật chất. d) Bỏ giờ, bỏ buổi dạy, tuỳ tiện cắt xén nội dung giáo dục.

        QUÁ TRÌNH GIÁO DỤC HỌC SINH Ở TIỂU HỌC

        QUÁ TRÌNH GIÁO DỤC

        • Khái niệm quá trình giáo dục

          Quá trình giáo dục là quá trình tổ chức các hoạt động phong phú, các dạng giao lưu đa dạng để hình thành những phẩm chất nhân cách bền vững cho người được giáo dục, có rất nhiều nhân tố tác động đến quá trình này như: các sự kiện, quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội, tư tưởng – văn hóa, phong tục, tập quán; các hoạt động giáo dục ở trong và ngoài nhà trường; các nội dung thông tin - văn hóa – nghệ thuật tuyên truyền qua các phương tiện và các kênh thông tin khác nhau; các thành tố của quá trình giáo dục (mục đích, nội dung, phương pháp, phương tiện) cách tổ chức được chủ thể và khách thể của quá trình giáo dục tác động để nó vận hành và phát triển nhằm đem lại hiệu quả giáo dục; các yếu tố tâm lý, trình độ được giáo dục, điều kiện, hoàn cảnh riêng tư của người được giáo dục; các mối quan hệ sư phạm được tạo ra trong quá trình tác động qua lại giữa học sinh với giáo viên, giữa học sinh với các lực lượng giáo dục khác. Như vậy, trong quá trình giáo dục phải tác động đầy đủ vào cả ba khâu (nhận thức, tình cảm, hành vi). Tuy nhiên do tính không đồng đều của sự hình thành, phát triển nhân cách của mỗi cá nhân về nhận thức, tình cảm, hành vi thói quen, nên có khi phải tập trung nhiều hơn vào một nhiệm vụ trong một thời gian nhất định để giải quyết dứt điểm nhiệm vụ đó. Mặt khác khi tác động vào khâu này, đồng thời lại có tác động đến khâu khác trong quá trình giáo dục. Ví dụ, khi ta giảng giải về một yêu cầu, chuẩn mực đạo đức làm cho. học sinh nhận thức được nó thì đồng thời cũng tác động đến việc hình thành tình cảm đạo đức và có phương hướng trong hành vi. Tóm lại: Ba khâu nhận thức, tình cảm, hành vi thói quen trong quá trình giáo dục không tách biệt nhau mà có quan hệ chặt chẽ với nhau, không thể thiếu được khâu nào bởi vì giáo dục là một quá trình toàn vẹn. Khi vận dụng các khâu của quá trình giáo dục đòi hỏi nhà giáo dục phải tùy theo đối tượng, yêu cầu, nhiệm vụ giáo dục cụ thể, đối tượng và hoàn cảnh cụ thể để lựa chọn và vận dụng linh hoạt, sáng tạo các khâu cho phù hợp. Tự giáo dục là một bộ phận của quá trình giáo dục. Tự giáo dục là hoạt động có ý thức, có mục đích của mỗi cá nhân để tự hoàn thiện những phẩm chất nhân cách của bản thân theo những định hướng giá trị nhất định. Ví dụ, tự mình nỗ lực khắc phục khó khăn vươn lên trong học tập đạt đến trình độ học vấn cao hơn. Tự học hỏi những điều hay, tốt đẹp trong quan hệ ứng xử…Nhu cầu tự giáo dục nảy sinh theo từng giai đoạn phát triển của cá nhân. Trẻ em thường bắt chước những gì ở người lớn mà chúng yêu thích, hấp dẫn bởi những biểu hiện bề ngoài. Quá trình tự giáo dục bao gồm các yếu tố cơ bản sau:. - Năng lực tự ý thức của học sinh về sự phát triển nhân cách của bản thân, về một phẩm chất hay năng lực nào đó cần được phát triển hơn, hoặc cần phải thay đổi sửa chữa cho phù hợp đáp ứng được yêu cầu mới cao hơn. Năng lực tự ý thức này được thôi thúc bởi ước nguyện lý tưởng của cá nhân muốn vươn tới, đạt được những mục đích tốt đẹp trong cuộc sống, đòi hỏi người được giáo dục phải có khả năng phân tích và tự đánh giá những phẩm chất và hành động, thói quen của bản thân. Trình độ được giáo dục của cá nhân phải được phát triển đến một mức độ nhất định mới có khả năng tự đánh giá đúng đắn những phẩm chất và năng lực của bản thân, từ sự tự đánh giá này, học sinh thấy cần phải hướng đích đến những giá trị mong muốn. - Năng lực tổ chức tự giáo dục như: 1) lập kế hoạch, đòi hỏi người được giáo dục tự nêu cho mình yêu cầu, mức độ cần và sẽ thực hiện nhằm đạt được một vấn đề, một hoạt động hay một công việc nhất định, dự định thời gian thực hiệ, hoàn thành kế hoạch. Bước lập kế hoạch trong tự giáo dục tiến hành tốt được xem là tự cam kết, phấn đấu, rèn luyện bản thân. 2) lựa chọn các phương pháp, phương tiện để thực hiện các cam kết do bản thân đề ra.

          NGUYÊN TẮC GIÁO DỤC 1. Khái niệm nguyên tắc dạy học

          • Hệ thống các nguyên tắc giáo dục

            Nguyên tắc giáo dục là những tri thức, kinh nghiệm được tổng kết từ thực tiễn giáo dục của nhà trường, các cơ sở giáo dục và các nhà giáo dục tiên tiến trên thế giới và trong nước đã đạt được những thành công trong quá trình giáo dục, từ đó rút ra những phương hướng chỉ đạo hoạt động giáo dục trong thực tiễn, ví dụ như giáo dục trong lao động tập thể, tôn trọng nhân cách học sinh được nhà giáo dục Nga là Makarenko đúc rút từ thực tiễn giáo dục sinh động mà ông đã thực hiện. Để tạo sự gắn bó này đòi hỏi một mặt phải đưa vào trong chương trình, nội dung giáo dục những sự kiện, hiện tượng sinh động trong đời sống xã hội, các quan hệ xã hội phong phú, mặt khác cần chỉ ra phương hướng, cách vận dụng những điều đã học vào thực tiễn cuộc sống, thực tiến lao động sản xuất, đấu tranh của xã hội; rèn luyện cho học sinh những thói quen, hành vi phù hợp với chuẩn mực của xã hội.

            PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC

            • Hệ thống các phương pháp giáo dục Phân loại phương pháp giáo dục

              Mục tiêu cơ bản của thuyết phục là nhà giáo dục đưa lý luận (lý luận đạo đức, lý luận thẩm mỹ, pháp luật…) vào ý thức của học sinh, giúp các em khái quát những kinh nghiệm của bản thân thành những biểu tượng, khái niệm và niềm tin về đạo đức, thẩm mỹ; cụ thể hóa các khái niệm, chuẩn mực đã thu được trong cuộc sống; có động cơ và thái độ đúng đắn với các chuẩn mực và hành vi phù hợp với nhận thức và tình cảm của bản thân. Trong thực tiễn giáo dục, phương pháp trách phạt thường được thể hiện ở nhiều hình thức khác nhau tùy theo mức độ sai phạm về phẩm chất đạo đức, lối sống, hành vi ứng xử…nhà giáo dục có thể đưa ra các hình thức từ nhẹ đến nặng như: nhắc nhở, phê bình cảnh cáo, các hình thức kỷ luật như khắc phục những thiệt hại do hành vi sai trái gây ra, buộc thôi học…Tuy nhiên, việc lựa chọn những hình thức và mức độ trách phạt cần dựa trên các nguyên tắc giáo dục, đặc biệt là nguyên tắc tôn trọng và yêu cầu cao đối với người mắc khuyết điểm.

              KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ HỌC SINH Ở TIỂU HỌC

              • KIỂM TRA Ở TIỂU HỌC
                • ĐÁNH GIÁ Ở TIỂU HỌC
                  • Đánh giá bằng nhận xét

                    Tham gia đánh giá thường xuyên gồm: giáo viên, học sinh (tự đánh giá và nhận xét, góp ý bạn qua hoạt động của nhóm, lớp); khuyến khích sự tham gia đánh giá của cha mẹ học sinh. Giáo viên đánh giá:. a) Trong quá trình dạy học, căn cứ vào đặc điểm và mục tiêu của bài học, của mỗi hoạt động mà học sinh phải thực hiện trong bài học, giáo viên tiến hành một số việc như sau:. - Quan sỏt, theo dừi, trao đổi, kiểm tra quỏ trỡnh và từng kết quả thực hiện nhiệm vụ của học sinh, nhóm học sinh theo tiến trình dạy học;. - Nhận xét bằng lời nói trực tiếp với học sinh hoặc viết nhận xét vào phiếu, vở của học sinh về những kết quả đã làm được hoặc chưa làm được; mức độ hiểu biết và năng lực vận dụng kiến thức; mức độ thành thạo các thao tác, kĩ năng cần thiết, phù hợp với yêu cầu của bài học, hoạt động của học sinh;. - Quan tâm tiến độ hoàn thành từng nhiệm vụ của học sinh; áp dụng biện pháp cụ thể để kịp thời giúp đỡ học sinh vượt qua khó khăn. Do năng lực của học sinh không đồng đều nên có thể chấp nhận sự khác nhau về thời gian, mức độ hoàn thành nhiệm vụ;. b) Hàng tuần, giáo viên lưu ý đến những học sinh có nhiệm vụ chưa hoàn thành; giúp đỡ kịp thời để học sinh biết cách hoàn thành;. c) Hàng thỏng, giỏo viờn ghi nhận xột vào sổ theo dừi chất lượng giỏo dục về mức độ hoàn thành nội dung học tập từng môn học, hoạt động giáo dục khác; dự kiến và áp dụng biện pháp cụ thể, riêng biệt giúp đỡ kịp thời đối với những học sinh chưa hoàn thành nội dung học tập môn học, hoạt động giáo dục khác trong tháng;. d) Khi nhận xét, giáo viên cần đặc biệt quan tâm động viên, khích lệ, biểu dương, khen ngợi kịp thời đối với từng thành tích, tiến bộ giúp học sinh tự tin vươn lên;. đ) Không dùng điểm số để đánh giá thường xuyên. Học sinh tự đánh giá và tham gia nhận xét, góp ý bạn, nhóm bạn:. - Học sinh tự đánh giá ngay trong quá trình hoặc sau khi thực hiện từng nhiệm vụ học tập, hoạt động giáo dục khác, báo cáo kết quả với giáo viên;. - Học sinh tham gia nhận xét, góp ý bạn, nhóm bạn ngay trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập môn học, hoạt động giáo dục; thảo luận, hướng dẫn, giúp đỡ bạn hoàn thành nhiệm vụ. Cha mẹ học sinh tham gia đánh giá:. Cha mẹ học sinh được khuyến khích phối hợp với giáo viên và nhà trường động viên, giúp đỡ học sinh học tập, rèn luyện; được giáo viên hướng dẫn cách thức quan sát, động viên các hoạt động của học sinh hoặc cùng học sinh tham gia các hoạt động; trao đổi với giáo viên các nhận xét, đánh giá học sinh bằng các hình thức phù hợp, thuận tiện nhất như lời nói, viết thư. Đánh giá thường xuyên sự hình thành và phát triển năng lực của học sinh. Các năng lực của học sinh được hình thành và phát triển trong quá trình học tập, rèn luyện, hoạt động trải nghiệm cuộc sống trong và ngoài nhà trường. Giáo viên đánh giá mức độ hình thành và phát triển một số năng lực của học sinh thông qua các biểu hiện hoặc hành vi như sau:. a) Tự phục vụ, tự quản: thực hiện được một số việc phục vụ cho sinh hoạt của bản thân như vệ sinh thân thể, ăn, mặc; một số việc phục vụ cho học tập như chuẩn bị. đồ dùng học tập ở lớp, ở nhà; các việc theo yêu cầu của giáo viên, làm việc cá nhân, làm việc theo sự phân công của nhóm, lớp; bố trí thời gian học tập, sinh hoạt ở nhà;. chấp hành nội quy lớp học; cố gắng tự hoàn thành công việc;. b) Giao tiếp, hợp tỏc: mạnh dạn khi giao tiếp; trỡnh bày rừ ràng, ngắn gọn; núi đúng nội dung cần trao đổi; ngôn ngữ phù hợp với hoàn cảnh và đối tượng; ứng xử thân thiện, chia sẻ với mọi người; lắng nghe người khác, biết tranh thủ sự đồng thuận;. c) Tự học và giải quyết vấn đề: khả năng tự thực hiện nhiệm vụ học cá nhân trên lớp, làm việc trong nhóm, lớp; khả năng tự học có sự giúp đỡ hoặc không cần. - Loại chưa Hoàn thành (B): chưa đạt yêu cầu cơ bản về kiến thức, kĩ năng của môn học, đạt dưới 50% số nhận xét trong từng học kì hay cả năm học. Đánh giá học sinh khuyết tật và học sinh học ở các lớp học linh hoạt Dựa trên quy định đánh giá học sinh tiểu học, việc đánh giá học sinh khuyết tật và học sinh học ở các lớp học linh hoạt bảo đảm quyền được chăm sóc và giáo dục đối với tất cả học sinh. Đối với học sinh khuyết tật học theo phương thức giáo dục hoà nhập, nếu khả năng của học sinh có thể đáp ứng được yêu cầu chương trình giáo dục chung thì được đánh giá như đối với học sinh bình thường nhưng có giảm nhẹ yêu cầu về kết quả học tập. Những môn học hoặc hoạt động giáo dục mà học sinh không có khả năng đáp ứng yêu cầu chung thì được đánh giá theo yêu cầu của kế hoạch giáo dục cá nhân. Đối với học sinh khuyết tật học theo phương thức giáo dục chuyên biệt, nếu khả năng của học sinh đáp ứng được yêu cầu chương trình giáo dục chuyên biệt thì được đánh giá theo quy định dành cho giáo dục chuyên biệt. Những môn học hoặc hoạt động giáo dục mà học sinh không có khả năng đáp ứng yêu cầu giáo dục chuyên biệt thì được đánh giá theo yêu cầu của kế hoạch giáo dục cá nhân. Đánh giá học sinh học ở các lớp học linh hoạt: giáo viên căn cứ vào nhận xét, đánh giá thường xuyên qua các buổi học tại lớp linh hoạt và kết quả đánh giá. Hồ sơ đánh giá. Hồ sơ đánh giá là minh chứng cho quá trình học tập, rèn luyện và kết quả học tập của học sinh; là thông tin để tăng cường sự phối hợp giáo dục học sinh giữa giáo viên, nhà trường với cha mẹ học sinh. Hồ sơ đánh giá từng năm học của mỗi học sinh gồm:. b) Sổ theo dừi chất lượng giỏo dục;. c) Bài kiểm tra định kì cuối năm học;. d) Phiếu hoặc sổ liên lạc trao đổi ý kiến của cha mẹ học sinh (nếu có);. đ) Giấy chứng nhận, giấy khen, xác nhận thành tích của học sinh trong năm học (nếu có). Xét hoàn thành chương trình lớp học, hoàn thành chương trình tiểu học. Xét hoàn thành chương trình lớp học:. a) Học sinh được xác nhận hoàn thành chương trình lớp học phải đạt các điều kiện sau:. - Đánh giá thường xuyên đối với tất cả các môn học, hoạt động giáo dục: Hoàn thành;. - Mức độ hình thành và phát triển năng lực: Đạt;. - Mức độ hình thành và phát triển phẩm chất: Đạt;. b) Đối với học sinh chưa hoàn thành chương trình lớp học: giáo viên lập kế hoạch, trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ từng học sinh; đánh giá bổ sung để xét Hoàn thành chương trình lớp học;. c) Đối với những học sinh đã được giáo viên trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ mà vẫn chưa đạt ít nhất một trong các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này: tùy theo mức độ chưa hoàn thành ở các môn học, hoạt động giáo dục, bài kiểm tra định kì, mức độ hình thành và phát triển một số năng lực, phẩm chất, giáo viên lập danh sách báo cáo hiệu trưởng xét, quyết định việc lên lớp hoặc ở lại lớp;. d) Kết quả xét hoàn thành chương trình lớp học được ghi vào học bạ.