MỤC LỤC
Thông qua những phân tích tình hình thực tiễn, luận văn hướng tới xây dựng các nhóm giải pháp nhằm tăng cường hơn nữa công tác quản lý hoạt động hỗ trợ của Hội LHPN tỉnh Lào Cai đối với hội viên phụ nữ trên địa bàn tỉnh Lào Cai triển khai các dự án khởi nghiệp. Đánh giá các thành tựu và hạn chế công tác quản lý hoạt động hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai, nhằm đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý hoạt động hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
Đổi mới sản phẩm (product innovation): là việc tạo ra các sản phẩm dịch vụ đổi mới, cải tiến đáng kể và có thể thương mại hóa được; Đổi mới quy trình (process innovation): là việc đổi mới quy trình sản xuất hoặc cung ứng về công nghệ phần mềm hoặc trang thiết bị; Đổi mới về truyền thông (marketing innovation): là việc đổi mới phương thức marketing tạo nên những thay đổi đáng kể về thiết kế sản phẩm, phân phối, khuyến mãi và định giá; Đổi mới tổ chức (organisational innovation): là việc đổi mới phương thức tổ chức trong vận hành hoặc thiết lập quan hệ với bên ngoài. Mong muốn Đảng, Nhà nước tiếp tục quan tâm chỉ đạo thực hiện việc lồng ghép giới trong các chủ trương, đường lối, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội và trong các văn bản pháp luật, hướng tới bình đẳng giới thực chất trong lao động, việc làm và trong đời sống xã hội nhằm tiếp tục thực hiện tốt các mục tiêu về bình đẳng giới và vì sự phát triển của phụ nữ theo tinh thần Nghị quyết 11- NQ/TW của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Về xây dựng kế hoạch, UBND tỉnh kết hợp Hội LHPN tỉnh đã tiến hành định kì rà soát hoạt động hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp để xây dựng kế hoạch hỗ trợ theo từng thời kì nhất định, thường là hàng năm, đảm bảo quản lý hoạt động hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp thường xuyên, liên tục, vừa bao quát tổng thể, vừa đi sâu vào chi tiết, góp phần tạo động lực thúc đẩy phụ nữ tham gia khởi nghiệp nhiều hơn. Từ nhu cầu thực tế của hội viên, Hội LHPN cấp cơ sở đã có sự hỗ trợ phù hợp, triển khai các hoạt động trọng tâm, giúp phụ nữ khởi sự kinh doanh, như: Duy trì và nhân rộng 481 “Tổ phụ nữ liên kết phát triển kinh tế”; hỗ trợ thành lập mới 1 HTX (HTX Yến Nhi, Thành phố Hà Giang) nâng số HTX do Hội hỗ trợ lên 8 HTX; hỗ trợ 7 phụ nữ.
Là đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hoá có cùng nội dung, tính chất để xác định mức, xu hướng biến động của nó trên cơ sở đánh giá thông qua tính toán các tỷ số, so sánh thông tin từ các nguồn khác nhau ở các thời gian và không gian khác nhau, chỉ ra các mặt ổn định hay không ổn định, phát triển hay không phát triển, hiệu quả hay không hiệu quả để tìm ra. Việc phân loại kết hợp với tính toán tỷ trọng cũng như tỷ lệ tăng trưởng số lượng mỗi phân loại sẽ cho thấy thực trạng chất lượng và năng lực của đội ngũ cán bộ Hội phụ nữ, những người trực tiếp triển khai các hoạt động hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp và có đóng góp quan trọng trong quản lý hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp tại tỉnh Lào Cai.
Hoạt động khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai nói chung và hoạt động khởi nghiệp của hội viên Hội LHPN tỉnh Lào Cai nói riêng trở nên sôi động và mạnh mẽ kể từ sau khi Quyết định số 939 của Thủ tướng Chính phủ được phê duyệt ngày 30/06/2017. Trong quá trình lao động và sản xuất, phụ nữ Lào Cai có nhiều ý tưởng kinh doanh, phát triển các sản phẩm nông nghiệp đặc hữu của địa phương, phát huy thế mạnh của tỉnh để bắt đầu sự nghiệp kinh doanh của bản thân, góp phần phát triển nền nông nghiệp của tỉnh, từ đó phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong giai đoạn tới.
Nhận thấy vai trò quan trọng của Hội LHPN tỉnh Lào Cai trong công tác hoạch định và định hướng cho hội viên tại tỉnh Lào Cai trong hoạt động khởi nghiệp, Ban Thường vụ Tỉnh Hội đã chủ động xây dựng các kế hoạch cụ thể để một mặt phát động phong trào khởi nghiệp đên toàn thể hội viên, mặt khác hướng dẫn và tập huấn cho đội ngũ cán bộ hội để triển khai những nội dung của các kế hoạch đến từng hội viên một cách nhanh chóng, cụ thể và chính xác. Giai đoạn 2019 – 2021, trên địa bàn tỉnh Lào Cai, Hội LHPN tỉnh đã tổ chức nhiều hoạt động tư vấn và hướng dẫn cho hội viên và nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình từ phía hội viên, cụ thể như sự thành lập Diễn đàn phụ nữ khởi nghiệp; Câu lạc bộ hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp; tổ chức Ngày phụ nữ khởi nghiệp; Ngày hội kết nối đầu tư và bán hàng… Tham gia các hoạt động này là các hội viên có ý tưởng khởi nghiệp, có dự án kinh doanh nhưng còn thiếu thông tin và thiếu tự tin để tiến hành khởi nghiệp.
Chỉ vì ảnh hưởng của dịch bệnh nên tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Lào Cai bị sụt giảm trong thời gian gần đây, nhưng với nền tảng kinh tế phát triển khá đồng đều và khá tốt, tỉnh hoàn toàn có những điều kiện thuận lợi cả về kinh tế, văn hoá và xã hội để tạo động lực và nền tảng vững chắc nhằm tiếp tục hỗ trợ mạnh mẽ hơn nữa cho hoạt động khởi nghiệp của hội viên Hội LHPN tỉnh Lào Cai trong giai đoạn tới. Chất lượng cuộc sống của phụ nữ ngày càng được cải thiện, trình độ của phụ nữ ngày càng được nâng cao, đây là những yếu tố giúp thúc đẩy phụ nữ hiện đại trở nên tự tin hơn, mạnh dạn hơn trong phát triển hoạt động kinh doanh, đặc biệt là hoạt động khởi nghiệp, góp phần nâng cao thu nhập của bản thân, mức sống của gia đình và phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
Phối hợp với Sở Khoa học và công nghệ, Sở Công thương; các chương trình dự án nhằm hỗ trợ các ý tưởng, dự án khởi nghiệp đăng ký tem nhãn, truy xuất nguồn gốc như: Thương hiệu bánh gai Công Sang, Tương ớt Văn Bàn, Bánh chưng đen Văn Bàn, sản phẩm cà chua, dâu tây của Hợp tác xã rau quả Thắng Lợi thị xã Sa Pa, các sản phẩm thuốc tắm, tinh dầu của Hợp tác xã cộng đồng Dao đỏ; có 04 sản phẩm đạt OCOP từ các kế hoạch tham gia ngày phụ nữ cấp tỉnh, cấp Trung ương; có 08 sản phẩm OCOP của các hợp tác xã/tổ hợp tác/cơ sở sản xuất do nữ làm chủ, quản lý. Bên cạnh đó, hiện tại chưa tiến hành đánh giá thực trạng tiếp cận chính sách hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp của phụ nữ làm chủ doanh nghiệp và phụ nữ tham gia quản lý hợp tác xã; từ đó phân tích những khó khăn, thách thức, rào cản cản trở phụ nữ tiếp cận chính sách hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp và những khó khăn, thách thức khi thực thi chính sách hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp; phân tích khoảng trống chính sách và thực thi chính sách hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp; từ đó đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện sự tiếp cận, tăng cường hiệu quả tiếp.
Hoàn thiện quy trình quản lý hoạt động hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp tại tỉnh Lào Cai. Hiện nay Hội LHPN tỉnh Lào Cai đã ban hành và áp dụng quy trình quản lý hoạt động hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp tại tỉnh Lào Cai. Tuy nhiên, để mang lại hiệu quả thiết thực hơn nữa đối với hội viên khởi nghiệp nói riêng và hội viên phát triển kinh tế nói chung, quy trình nói trên cần được hoàn thiện hơn nữa. Cụ thể, Hội LHPN tỉnh Lào Cai cần thực hiện các biện pháp như sau:. Một là, rà soát quy trình quản lý. Trong quá trình triển khai, các bước trong quy trình có thể sẽ bộc lộ những thiếu sót và những điểm không phù hợp. Chính vì vậy, Hội LHPN tỉnh Lào Cai cần rà soát quy trình sẵn có một cách thường xuyên và định kì nhằm đánh giá hiệu quả thực hiện quy trình của các cấp Hội trực thuộc Ngoài ra, việc rà soát sẽ giúp phát hiện những bất cập để kịp thời điều chỉnh, bổ sung. Sau đó, Hội LHPN tỉnh Lào Cai có thể ban hành quy trình mới dựa trên những điều chỉnh, bổ sung này và triển khai thực hiện tại tất cả các cấp chi hội trực thuộc. Hai là, nghiên cứu và phát triển quy trình một cách hoàn thiện hơn. Tuy chức năng và nhiệm vụ của Tỉnh hội và các cấp hội trực thuộc có nhiều điểm tương đồng, nhưng khi triển khai các công việc sẽ có các hoạt động khác nhau. Vì vậy, có thể tách biệt quy trình hỗ trợ của Hội LHPN tỉnh Lào Cai và quy trỡnh hỗ trợ của cỏc cấp Hội trực thuộc để làm rừ nghĩa vụ và trỏch nhiệm của các bên liên quan trong quy trình hỗ trợ, tạo thuận lợi trong quá trình triển khai công việc. Cần thêm vào quy trình bước Đánh giá hoạt động hỗ trợ. Trong đó, cần chỉ rừ số liệu theo kế hoạch và số liệu trờn thực tế. Nhờ vậy, đỏnh giỏ về mặt định lượng hiệu quả các hoạt động hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp. Ngoài ra, cần. đưa thêm các đánh giá về mặt định tính dựa trên những nội dung báo cáo trình bày về khó khăn, thách thức đối với cán bộ Hội và hội viên trong quá trình khởi nghiệp và hỗ trợ khởi nghiệp. Hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch hoạt động hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp tại tỉnh Lào Cai. Hiện nay, với thực trạng xây dựng kế hoạch hoạt động hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp còn khá đơn giản thì Hội LHPN tỉnh Lào Cai cần thực hiện một vài giải pháp như:. Thứ nhất, chủ động và tích cực hơn trong công tác xây dựng kế hoạch cho hoạt động hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp tại tỉnh Lào Cai thời gian tới. Những kế hoạch được xây dựng cần bám sát vào mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, mục tiêu hoạt động của Hội LHPN tỉnh Lào Cai. Đặc biệt, những kế hoạch này khi được xây dựng nên bám sát thực tế đời sống của các hội viên. Từ đó, những hoạt động được đề ra trong kế hoạch nếu đạt hiệu quả mới đem lại những lợi ích thiết thực cho hội viên, qua đó nâng cao hiệu quả của các kế hoạch được đề ra. Thứ hai, thực hiện thu thập ý kiến của đội ngũ cán bộ hội và toàn thể hội viên. Thêm vào đó, trong quá trình xây dựng kế hoạch, Hội LHPN tỉnh Lào Cai đã có sự trưng cầu ý kiến của các cán bộ nòng cốt để giúp cho kế hoạch được hoàn thiện nhất. Tuy nhiên, những người trực tiếp thực hiện kế hoạch chính là đội ngũ cán bộ Hội và toàn thể hội viên thì chưa có cơ hội đóng góp ý kiến. Chính vì thế, trong giai đoạn tiếp theo, để nâng cao hiệu quả của các kế hoạch hoạt động, đồng thời đề cao vai trò của từng hội viên và cán bộ Hội, Hội LHPN tỉnh Lào Cai cần lưu tâm hoạt động khảo sát ý kiến và thu thập ý tưởng cho các hoạt động hỗ trợ hội viên trong các mảng, lĩnh vực khác nhau và đặc biệt là đối với mảng hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp. Tăng cường công tác tổ chức thực thi hoạt động hỗ trợ phụ nữ khởi. nghiệp tại tỉnh Lào Cai. Nhiều hội viên đã được hỗ trợ và tạo những điều kiện thuận lợi nhất để triển khai dự án kinh doanh, phát triển kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống. Điều này đã phần nào chứng tỏ hiệu quả trong tổ chức thực thi các hoạt động hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp tại tỉnh Lào Cai của Hội LHPN tỉnh Lào Cai. Tuy nhiên, để ngày càng có thêm nhiều hội viên tích cực tham gia phong trào khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo trong kinh doanh, Hội LHPN tỉnh Lào Cai cần thực hiện các giải pháp như sau:. Một là, tích cực rà soát và điều chỉnh kịp thời các chính sách hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp. Trong quá trình triển khai và thực tế hỗ trợ hội viên Hội LHPN tỉnh khởi nghiệp, cần tích cực rà soát và tìm ra những điểm bất cập của chính sách gây khó khăn cho hội viên và cán bộ Hội các cấp, ảnh hưởng tới hiệu quả hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp tại tỉnh Lào Cai. Việc kịp thời phát hiện ra những bất cập trong chính sách sẽ giúp đẩy nhanh quá trình điều chỉnh chính sách, tạo thuận lợi cho hội viên khi triển khai các ý tưởng kinh doanh của bản thân. Thêm vào đó, hội viên và đội ngũ cán bộ Hội cần đề xuất những chính sách mới, những ý tưởng mới trong quản lý và hỗ trợ hội viên khởi nghiệp nhằm gia tăng hơn nữa vai trò của tổ chức Hội các cấp và hiệu quả của hoạt động hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp tại tỉnh Lào Cai. Hai là, tăng cường các hoạt động hỗ trợ hiện thực hoá ý tưởng kinh doanh của hội viên. *) Tổ chức đa dạng các hoạt động tư vấn, đào tạo, tập huấn. - Vinh danh, khen thưởng các tập thể, cá nhân phụ nữ có ý tưởng/công trình nghiên cứu có giá trị ứng dụng cao (sản xuất/kinh doanh sản phẩm sạch, an toàn, bảo vệ môi trường.. đem lại lợi ích cho phụ nữ và cộng đồng). - Hỗ trợ nâng cao năng lực kinh doanh, khởi nghiệp cho phụ nữ có ý tưởng kinh doanh khả thi. - Tập huấn, đào tạo nghề, đào tạo kiến thức về khởi sự kinh doanh, thành lập doanh nghiệp, phát triển doanh nghiệp; tiếp cận vốn tín dụng dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; xây dựng thương hiệu/sở hữu trí tuệ…. - Tổ chức các lớp giáo dục tài chính; hướng dẫn quản lý, sử dụng vốn cho các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, phụ nữ có ý tưởng khởi nghiệp. - Giới thiệu, tư vấn, kết nối cho phụ nữ có ý tưởng kinh doanh, khởi nghiệp tham gia các lớp đào tạo nghề, đào tạo kiến thức khởi sự kinh doanh do các Quỹ hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa và các chương trình hỗ trợ khởi nghiệp khác. - Bổ sung chương trình, tài liệu, giáo trình về kiến thức khởi sự kinh doanh, phát triển doanh nghiệp có lồng ghép giới trên cơ sở các tài liệu hiện hành. *) Hỗ trợ pháp lý, xây dựng thương hiệu, sở hữu trí tuệ cho phụ nữ khởi nghiệp. - Tư vấn, hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh cá thể của phụ nữ đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu, bảo hộ thương hiệu sản phẩm; đăng ký sở hữu trí tuệ cho các phát minh, sáng chế, các sản phẩm sản xuất/sản phẩm chủ lực, đặc sản của địa phương. Kết nối với các đơn vị chức năng để tư vấn pháp lý. - Phát hiện, giới thiệu các cá nhân, nhóm cá nhân là nữ có dự án khởi. nghiệp, doanh nghiệp khởi nghiệp có khả năng tăng trưởng nhanh dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới… để được hỗ trợ từ Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”. - Tổ chức các hoạt động chia sẻ kinh nghiệm. *) Hỗ trợ tiếp cận tín dụng.
Quan tâm trang bị cơ sở vật chất và các trang thiết bị làm việc cho cán bộ trong cơ quan Hội; ứng dụng, nghiên cứu, thực hiện tốt, hiệu quả các ứng dụng công nghệ có sẵn trên máy tính, điện thoại thông minh, các phần mềm hiện nay mà hội liên hiệp phụ nữ đang triển khai; trang bị thêm một số ứng dụng, phần mềm trong công tác quản lý, điều hành hoạt động Hội, như phần mềm quản lý hội viên, phần mềm lưu trữ hồ sơ công việc, phần mềm quản lý các nguồn vốn, quỹ./. - Tổ chức tập huấn hướng dẫn lập kế hoạch kinh doanh, xây dựng ý tưởng kinh doanh; phối hợp với các ngành tìm kiếm các ý tưởng mới xét duyệt, phân loại các ý tưởng sáng tạo có tính khả thi để tham gia ngày phụ nữ khởi nghiệp của cấp Trung ương tổ chức.
Hiện nay, Hội LHPN tỉnh Lào Cai đang tiến hành khảo sát ý kiến của Quý hội viên về các hoạt động hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp tại tỉnh Lào Cai. Những đánh giá của Quý hội viên chỉ nhằm mục đích phục vụ nghiên cứu khoa học, không nhằm mục đích kinh doanh, thương mại.
Quá trình tổ chức thực thi hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp tại tỉnh Lào.