MỤC LỤC
Thu NSTW bao gồm các khoản thu NSTW hưởng 100% (gồm 10 khoản thu như thuế giá trị gia tăng hàng hóa nhập khẩu; thuế xuất khẩu thuế nhập khẩu; thuế tiêu thụ đặc biệt hàng hóa nhập khẩu; thuế thu nhập doanh nghiệp của các đơn vị hạch toán toàn ngành; các khoản thuế và thu khác từ dầu, khí theo quy định của chính phủ; tiền thu hồi vốn của ngân sách trung ương tại các tổ chức kinh tế; thu hồi tiền cho vay của ngân sách trung ương (cả gốc và lãi), thu từ quỹ dự trữ tài chính của trung ương, thu nhập từ vốn góp của nhà nước; viện trợ không hoàn lại của chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế, các tổ chức khác, các cá nhân ở nước ngoài cho chính phủ Việt Nam; các khoản phí, lệ phí nộp vào ngân sách trung ương;. thu kết dư ngân sách trung ương; các khoản thu khác theo quy định của pháp luật) và các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm giữa NSTW và NSĐP (gồm 6 khoản thu như thuế giá trị gia tăng, không kể thuế giá trị gia tăng hàng hóa nhập khẩu quy định NSTW hưởng 100%; thuế thu nhập doanh nghiệp, không kể thuế thu nhập doanh nghiệp của các đơn vị hạch toán toàn ngành quy định NSTW hưởng 100%; thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao; thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, không kể thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài từ lĩnh vực dầu, khí quy định NSTW hưởng 100%; thuế tiêu thụ đặc biệt thu từ hàng hóa, dịch vụ trong nước; phí xăng, dầu) (Luật ngân sách, 2002). Thu NSĐP bao gồm các khoản thu NSĐP hưởng 100% (gồm 18 khoản thu như thuế nhà, đất; thuế tài nguyên, không kể thuế tài nguyên thu từ dầu, khí; thuế môn bài; thuế chuyển quyền sử dụng đất; thuế sử dưng đất nông nghiệp; tiền sử dụng đất; tiền cho thuê đất; tiền cho thuê và tiền bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;. lệ phí trước bạ; thu từ hoạt động xổ số kiến thiết; thu hồi vốn của ngân sách địa phương tại các tổ chức kinh tế, thu từ quỹ dự trữ tài chính của địa phương, thu nhập từ vốn góp của địa phương; viện trợ không hoàn lại của các tổ chức quốc tế, các tổ chức khác, các cá nhân ở nước ngoài trực tiếp cho địa phương; các khoản phí, lệ phí, thu từ các hoạt động sự nghiệp và các khoản thu khác nộp vào ngân sách địa phương theo quy định của pháp luật; thu từ quỹ đất công ích và thu hoa lợi công sản khác; huy động từ các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật; đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân ở trong nước và ngoài nước; thu kết dư ngân sách địa phương theo quy định tại điều 63 của Luật NSNN; các khoản thu khác theo quy định của pháp luật), các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm giữa NSTW và NSĐP; thu bổ sung từ NSTW; thu huy động xây dựng công trình kết cấu hạ tầng theo khoản 3 điều 8 Luật NSNN (Luật ngân sách, 2002). Tỏc giả đó làm rừ cỏc lý thuyết chung, cỏc khỏi niệm về đầu tư, đầu tư công, đầu tư phát triển, vốn đầu tư, ngân sách nhà nước, thu chi ngân sách nhà nước ở trung ương, địa phương; tác giả sử dụng hai chỉ tiêu lớn để đánh giá hiệu quả đầu tư từ ngân sách nhà nước ở Vĩnh Long là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế và chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội, về chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của đầu tư từ khu vực nhà nước sử dụng chỉ tiêu đánh giá hiệu quả thông qua hệ số ICOR, chỉ tiêu GDP/VĐT và chỉ tiêu đóng góp của đầu tư từ nguồn vốn NSNN vào GDP cả nước và GDP toàn tỉnh; sử dụng chỉ tiêu đóng góp của đầu tư từ nguồn vốn NSNN vào việc nâng cao mức sống của người dân, đóng góp của đầu tư từ nguồn vốn NSNN vào việc phát triển sự nghiệp giáo dục, sự nghiệp y tế và bảo vệ môi trường để đánh giá hiệu quả xã hội.
Công tác quản lý chất lượng của các công trình xây dựng của tỉnh trong những năm qua còn không ít những bất cập dẫn đến chất lượng, kỹ thuật, mỹ thuật nhiều công trình chưa được đảm bảo, nguyên nhân do chủ đầu tư không có năng lực chuyên môn và kinh nghiệm về lĩnh vực đầu tư xây dựng, ban quản lý dự án kiêm nhiệm; một dự án đầu tư có phương án thiết kế tốt nhưng trong quá trình thi công, chủ đầu tư không có năng lực, thiếu tinh thần trách nhiệm thì sản phẩm của quá trình đầu tư sẽ không đảm bảo yêu cầu về chất lượng, kỹ, mỹ thuật, không đáp ứng được nhiệm vụ đề ra và không phát huy được hiệu quả vốn đầu tư. Tuy nhiên, một số ngành tốc độ phát triển vốn đầu tư tương đối thấp như nông nghiệp, công nghiệp và khoa học công nghệ, Vĩnh Long là tỉnh thuần nông là vựa lúa đồng bằng sông Cửu Long nhưng tốc độ phát triển ngành nông nghiệp giai đoạn 2010-2012 quá mờ nhạt đến giai đoạn 2013-2014 thì phát triển tương đối hơn năm sau cao hơn năm trước trên 6% nhờ thực hiện đề án 03-ĐA/TU của Tỉnh ủy về tái cơ cấu ngành nông nghiệp Vĩnh Long theo hướng nâng cao giá trị, hiệu quả và phát triển bền vững; ngành công nghiệp và khoa học công nghệ thì tốc độ phát triển như hình sin lúc lên lúc xuống, thể hiện như khi quan tâm đầu tư khi không quan tâm; các ngành còn lại đầu tư khá đồng đều. Chương này gồm 3 phần, phần thứ nhất là đi sâu vào đánh giá hiệu quả đầu tư từ NSNN ở Vĩnh Long thông qua kết quả khảo sát thực tế khoảng 100 chuyên gia về đầu tư để trả lời cho câu hỏi đầu tư từ ngân sách ở Vĩnh Long có hiệu không, phần thứ hai là đánh giá thông qua chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế sử dụng hệ số ICOR, GDP trên vốn đầu tư, đóng góp của đầu tư từ ngân sách vào GDP cả nước và GDP của tỉnh và hiệu quả xã hội sử dụng chỉ tiêu đóng góp của đầu tư từ nguồn vốn NSNN vào việc nâng cao mức sống của người dân, đóng góp của đầu tư từ nguồn vốn NSNN vào giáo dục, đóng góp của đầu tư từ nguồn vốn NSNN vào y tế và chỉ tiêu đánh giá hiệu quả môi trường, phần thứ 3 là đánh giá thông qua một số công trình, dự án thực tế ở địa phương để bổ trợ cho vấn đề cần nghiên cứu của tác giả.
Từ hình 4.3 ta thấy năm 2010 GDP (khu vực nhà nước)/VĐT (khu vực nhà nước) là 2,82 đến năm 2014 giảm xuống còn 2,6 cho thấy hiệu quả đầu tư công trong việc đóng góp vào GDP khu vực nhà nước đã giảm, nguyên nhân đầu tư nhà nước chủ yếu là đầu tư cho những công trình dài hạn nên rất lâu mới thấy hiệu quả đầu tư từ cơ sở hạ tầng đó, ngoài ra đầu tư nhà nước chủ yếu là thiết kế chính sách, đầu tư cho y tế, giáo dục, môi trường, đầu tư nhà nước thiên về hiệu quả xã hội hơn là hiệu quả nhất thời; đầu tư nước ngoài thì đồng tiền là nắm ruột nên thường chọn những gì đầu tư ngắn hạn mà hiệu quả mang lại cao và nhanh.
Nguyên nhân cuối cùng là quyết định đầu tư không đúng với nhu cầu thực tiễn, nhiều gói thầu khi triển khai thi công không đủ nguồn lực đáp ứng yêu cầu về tiến độ và chất lượng; chợ xây xong không có người sử dụng, khu công nghiệp không có nhà ở cho công nhân, thiếu trường học, bệnh viện, trường mẫu giáo cho thấy nguồn vốn đổ vào các dự án này bị lãng phí nghiêm trọng; công tác duy tu bảo dương kém, thiếu định kỳ. Đầu tư công kém hiệu quả sẽ khiến hiệu quả đầu tư xã hội bị hạn chế, làm suy yếu năng lực cạnh tranh quốc gia. Giải pháp thứ sáu là nâng cao năng lực chuyên môn của những người làm công tác quản lý, hạn chế ban quản lý dự án kiêm nhiệm.
Giải pháp thứ bảy là phải có cơ chế, chính sách thông thoáng hơn trong đền bù, giải tỏa đất đai, để công tác giải phóng mặt bằng được nhanh chóng, kịp thời, tránh lãng phí do tổng mức đầu tư tăng. Gi iả pháp cu iố cùng là kh cắ ph cụ d nầ tình tr ngạ nợ đ ngọ trong xây d ngự cơ b n,ả tránh x yả ra trường h pợ công trình thi công dở dang, kéo dài, hiệu quả đầu tư kém.