MỤC LỤC
Năm 2008 dưới tác động của lạm phát, tình hình sản lượng giảm mạnh, chính phủ đã thắt chặt cung tiền và vì thế các doanh nghiệp đã tăng cường nắm giữ các tài sản khác thay vì tiền mặt. Khác với thuyết trật tự phân hạng và kì vọng của bài nghiên cứu này, ta tìm thấy một mối tương quan âm giữa nắm giữ tiền mặt với qui mô công ty và tỷ lệ nợ dài hạn; tức công ty có qui mô công ty và tỷ lệ nợ dài hạn cao thì nắm giữ ít hơn. Mối tương quan giữa các yếu tố khác với nắm giữ tiền mặt cũng hoàn toàn giống nhau, tuy nhiên, mức ý nghĩa của một số yếu tố trong mô hình 3 thể hiện tốt hơn so với mô hình 1.
Như đã phân tích ở những phần trên, tín dụng thương mại ròng là một phần của tài sản lưu động, đồng thời tín dụng thương mại ròng cũng phụ thuộc vào việc cung cấp và nhận các khoản tín dụng thương mại của công ty. Chính vì vậy, để tránh hiện tượng tự đa cộng tuyến khi các biến độc lập có tương quan với nhau, việc tách yếu tố tín dụng thương mại ròng ra khỏi vốn luân chuyển khi xem xét yếu tố tín dụng thương mại tác động đến nắm giữ tiền mặt là thật sự cần thiết. Trong khi đó biến CRDT_REV có hệ số tương quan là -0.355971 và có ý nghĩa thống kê, với 1 đồng khoản cấp tín dụng thương mại, các công ty Việt Nam dùng để dự phòng cho.
Thêm một yếu tố nữa chứng minh Fixed Effect Model phù hợp hơn là R2 và R2 hiệu chỉnh của phương pháp hồi qui Fixed Effect Model lớn hơn hai phương pháp hồi qui còn lại. Kết quả hồi qui ở bảng 4.5 cho thấy xét về phương diện mối tương quan của các yếu tố tác động đến việc nắm giữ tiền mặt của công ty Việt Nam, phương pháp Fixed Effect Model khá tương đồng với phương pháp Pooled Regression. Riêng biến chi trả cổ tức (DIVIDEND) có tương quan âm với nắm giữ tiền mặt trong phương pháp Fixed Effect Model, thay vì có tương quan dương trong phương pháp Pooled Regression.
Cả thuyết đánh đổi, thuyết trật tự phân hạng và nghiên cứu này đều kì vọng có một mối tương quan âm, tuy nhiên biến không có ý nghĩa thống kê trong cả 2 phương pháp hồi qui. Với kết quả này, dường như các công ty Việt Nam lạc quan hơn các công ty Trung Quốc về khả năng thu hồi nợ, do đó, khoản phải thu có giá trị thay thế tiền mặt cao hơn, qua đó góp phần làm giảm khoản tiền mặt nắm giữ để dự phòng cho các khoản phải trả. Ta cũng có thể dễ dàng nhìn thấy rằng, đúng với kì vọng của nghiên cứu này và thuyết đánh đổi, tài sản lưu động ròng (LIQUID_2) có tương quan âm với lượng tiền mặt nắm giữ của công ty, điều này chứng minh tài sản lưu động ròng có tính thay thế cho tiền mặt.
Công ty có dòng tiền hoạt động càng cao, quĩ tiền mặt càng lớn, ứng với một đồng dòng tiền từ hoạt động kinh doanh, lượng tiền mặt nắm giữ của công ty tăng lên 0,13 đồng. Điều này làm cho các công ty Việt Nam mặc dù có dòng tiền hoạt động tốt vẫn tỏ ra e dè và muốn nắm giữ tiền mặt nhiều hơn như một tấm đệm chống các biến động mạnh của nền kinh tế, đảm bảo uy tín cho công ty. DEBTM liên quan đến rủi ro thanh khoản, khi các yếu tố khác không đổi, các khoản nợ dài hạn đến hạn làm tỷ số thanh toán nhanh cũng như tỷ số thanh toán hiện hành giảm do nợ ngắn hạn của công ty gia tăng đột ngột, dẫn đến rủi ro thanh khoản cao.
Mặt khác, chi tiêu vốn để mua tài sản cố định góp phần làm tăng qui mô công ty, đồng thời, tài sản cố định có thể dùng để cầm cố cho các khoản vay, dẫn đến các công ty nắm giữ ít tiền mặt hơn vì dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn vay hơn. Để làm hoàn thiện hơn kết quả nghiên cứu, đề tài này tiếp tục tiến hành kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi và tự tương quan đối với mô hình hiệu ứng cố định vừa tìm được.
- Dữ liệu bài nghiên cứu đa phần vào những năm sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008, nên không thể nghiên cứu tình hình nắm giữ tiền mặt của các công ty Việt Nam trước và sau khủng hoảng, và tác động của khủng hoảng kinh tế tới việc nắm giữ tiền mặt. - Nguồn tài trợ từ ngân hàng có thể xem là nguồn tài trợ chính, khá phổ biến và quan trọng ở các công ty Việt Nam. Đáng tiếc là dữ liệu về dư nợ ngân hàng theo địa phương và GDP theo địa phương không được công bố rộng rãi ở Việt Nam nên bài nghiên cứu này đã không xem xét khả năng tài trợ vốn của ngân hàng tác động đến việc nắm giữ tiền mặt.
- Có hai phương pháp hoạch toán báo cáo lưu chuyển tiền tệ là phương pháp trực tiếp và phương pháp gián tiếp. Mỗi phương pháp có thể cho ra 2 kết quả dòng tiền từ hoạt động kinh doanh khác nhau. Điều này làm cho số liệu về dòng tiền từ hoạt động kinh doanh chưa thống nhất và khách quan, dẫn đến kết quả nghiên cứu chưa thuyết phục.
- Mở rộng mẫu quan sát với nhiều công ty và khoảng thời gian rộng hơn. - Yếu tố tác động khả năng tài trợ của ngân hàng là mục tiêu nghiên cứu đáng xem xét. - Thêm vào đó, các bài nghiên cứu tiếp sau có thể nghiên cứu đề tài này theo ngành, theo quốc gia, để từ đó so sánh và rút ra đặc điểm nhân tố ảnh hưởng riêng biệt tác động lên việc nắm giữ tiền mặt theo ngành, quốc gia hay khu vực.
A.(2010): Effects of Macroeconomic Conditions on Corporate Liquidity International Evidence International Research Journal of Finance and Economics.
HỤ LỤC – DANH SÁCH CÁC CÔNG TY TRONG ẪU