MỤC LỤC
Nếu tồn tại thì mối quan hệ diễn ra nhƣ thế nào, thâm hụt ngân sách tác động lên thâm hụt tài khoản vãng lai hay ngƣợc lại hay chúng tác động qua lại lẫn nhau?. Đó cũng là đề tài mà tôi tiến hành nghiên cứu thực nghiệm để kiểm đinh mối quan hệ: “Phân tích mối quan hệ giữa Thâm hụt Ngân sách Nhà nước và Thâm hụt Tài khoản vãng lai tại Việt Nam giai đoạn 1990-2013”. Từ đó, đƣa ra một số giải pháp để cải thiện thâm hụt kép tại Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu
Bài viết sẽ trình bày những nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa Thâm hụt ngân sách nhà nước và thâm hụt tài khoản vãng lai của một số quốc gia trên thế giới, sau đó tiến hành nghiên cứu thực nghiệm ở Việt Nam. Bài nghiên cứu tập trung vào tình hình thâm hụt ngân sách nhà nước và thâm hụt tài khoản vãng lai ở Việt Nam giai đoạn 1990 - 2013, xem xét đinh tính mối quan hệ giữa chúng và tìm hiểu nguyên nhân gây nên mối quan hệ đó, tiếp theo sử dụng phương pháp đinh lượng để kiểm định kết quả định tính vừa thu được. Bài nghiên cứu sử dụng công cụ phân tích là kiểm đinh nhân quả (Granger Test) để rút ra kết luận “Thâm hụt kép” hay “Bộ đôi đối nghich” hay “mối quan hệ một chiều” sẽ chiếm ƣu thế trong trong nền kinh tế Việt Nam.
Bên cạnh đó dựa trên mô hình VAR, các kiểm đinh Impulse Response và Variance Decomposition đƣợc sử dụng để giải thích r hơn mối liên hệ giữa thâm hụt tài khoản vãng lai và thâm hụt tài khóa. Từ kết quả nghiên cứu của mô hình đƣa ra kết luận và kiến nghi một số giải pháp cho mối quan hệ tìm đƣợc.
Đóng góp của đề tài
Các biến vĩ mô nói trên là phản ánh tương đối khái quát và đầy đủ các tác động của các chính sách vĩ mô (chính sách tài khóa và tiền tệ) đến thâm hụt kép ở nước ta. Tuy nhiên, trên thực tế giữa các biến số đó có thể tồn tại mối quan hệ tác động qua lại, đan xen nhiều chiều, thậm chí tạo thành một cái “vòng lẩn quẩn” không dứt. Mặt khác, ngoài những nhân tố nêu trên, còn khá nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến Thâm hụt Ngân sách và Thâm hụt Tài khoản vãng lai nhƣ các yếu tố khách quan vĩ mô (thiên tai, dich bệnh…) hay các yếu tố thuộc về tài chính hành vi (một lý thuyết tài chính mới xuất hiện trong thời gian gần đây, nghiên cứu về các hành xử tài chính - kinh tế của con người dựa trên ý thức duy lý hơn là theo những giả đinh mang tính khuôn mẫu nhất đinh đƣợc đặt ra ban đầu nhƣ những lý thuyết khác).
Lý thuyết tài chính hành vi tuy mới ra đời nhưng bước đầu đã gặt hái được nhiều kết quả tích cực, có thể giải thích được một số giả thuyết mà các lý thuyết trước đó chưa làm được. Do đó, dùng thuyết tài chính hành vi để giải thích mối quan hệ giữa Thâm hụt Ngân sách và Thâm hụt Tài khoản vãng lai cũng là một hướng mở ra để nghiên cứu sâu rộng hơn về thâm hụt kép ở Việt Nam.
Từ bảng 4.3 và hình 4.6 ta có thể kết luận rằng: giả thuyết thâm hụt tài khóa không gây ra thâm hụt tài khoản vãng lai là bi bác bỏ với mức ý nghĩa là 5%, tức là thâm hụt tài khóa có gây ra thâm hụt tài khoản vãng lai. Kiểm đinh Variance Decomposition của biến thâm hụt tài khoản vãng lai sẽ phân tách sự biến thiên của thâm hụt tài khoản vãng lai thành các phần theo tác động của các các biến nội sinh khác tác động vào thâm hụt tài khoản vãng lai. Kiểm định Variance Decomposition cho thấy ảnh hưởng đáng kể của thâm hụt ngân sách lên thâm hụt tài khoản vãng lai, chiếm đến khoảng 24% trong sự biến thiên của thâm hụt này, trong khi các biến còn lại (tổng sản phẩm quốc gia, lãi suất và tỷ giá hối đoái), mỗi biến đóng góp khoảng 5%.
Kết quả kiểm đinh của bài nghiên cứu phù hợp với lý thuyết của Keynes cũng nhƣ kiểm đinh theo mô hình Mundell – Flaming, tức là tồn tại mối quan hệ một chiều từ thâm hụt ngân sách đến thâm hụt tài khoản vãng lai. Lý thuyết về thâm hụt kép – mối liên hệ giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai – tuy chỉ mới xuất hiện trong vài thập kỷ gần đây nhƣng đã có sức cuốn hút mạnh mẽ với rất nhiều nhà kinh tế học bởi vai trò, ảnh hưởng quan trọng của nó với nền kinh tế. Mối quan hệ của thâm hụt kép chƣa đƣợc khẳng đinh một cách thống nhất giữa các nhà kinh tế học mà nó đƣợc thừa nhận ở nhiều quan điểm khác nhau dựa trên kết quả của các bài nghiên cứu ở một vài trường hợp cụ thể nhất đinh mà các tác giả rút ra đƣợc.
Kết quả nghiên cứu về thâm hụt kép đối với trường hợp Việt Nam giai đoạn 1990 – 2013 mà tôi thực hiện trong bài nghiên cứu này khẳng đinh mối quan hệ một chiều từ thâm hụt ngân sách tác động lên thâm hụt tài khoản vãng lai, phù hợp với trường phái ủng hộ quan điểm thâm hụt ngân sách dẫn đến thâm hụt tài khoản vãng lai, mà tiêu biểu là mô hình Fleming – Mundell (1963) và các nghiên cứu về thâm hụt kép của Vamvoukas (1999), Piersanti (2000) và Leachman và Francis (2002). Với kiểm đinh nhân quả Granger đƣợc đƣa vào mô hình VAR và các kiểm định Variance Decomposition, Impulse Reponses, bài nghiên cứu đƣa ra kết quả cho thấy thâm hụt tài khóa dẫn đến thâm hụt tài khoản vãng lai với mức ý nghĩa lựa chọn 5%. Thâm hụt kép – thâm hụt tài khoản vãng lai đi kèm với bội chi ngân sách là tình trạng khá phổ biến của nhiều nền kinh tế trên thế giới trong thời gian gần đây – từ nền kinh tế hàng đầu thế giới nhƣ Hoa Kỳ cho tới nền kinh tế đang phát triển nhƣ Việt Nam.
Quan niệm phổ biến của các nhà kinh tế là nên duy trì mức thâm hụt ngân sách ở mức 5% GDP nhằm duy trì sự kiểm soát cho thâm hụt ngân sách ở mức an toàn và cũng nhằm làm cho tình hình thâm hụt tài khoản vãng lai ổn đinh và cải thiện. Mặc dù vậy, dựa vào những kiểm đinh mang sức thuyết phục cao của mô hình đang nghiên cứu, thâm hụt ngân sách r ràng là một nhân tố gây ảnh hưởng lớn đến sự thay đổi trong thâm hụt tài khoản vãng lai ở Việt Nam. Thực tế phát triển của một số quốc gia nhƣ Nhật Bản, Trung Quốc…cho thấy, việc huy động nguồn vốn thông qua phát hành trái phiếu bằng đồng nội tệ có thể giúp chính phủ giảm tải được nhiều rủi ro hơn so với vay nợ nước ngoài.
Trong thực tế thì Việt Nam đã rơi vào những thời điểm mà phát hành trái phiếu trong nước không thành công, và lãi suất trái phiếu chính phủ có sự cạnh tranh với lãi suất trên thi trường tiền tệ, làm giảm khả năng phối hợp của chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa. Với những biện pháp kiểm soát vĩ mô đang đƣợc thực hiện quyết liệt, Chính phủ cũng cần có những kế hoạch phát hành trái phiếu với những kỳ hạn dài, ít nhất là 10 năm với lãi suất thấp và xây dựng những kế hoạch trả nợ bền vững hơn dựa vào sự phát triển của thi trường trái phiếu. Hơn thế nữa, việc đi vay trong nước của Chính phủ thông qua phát hành trái phiếu luôn có tác động đến chính sách tiền tệ, do vậy việc trao đổi thông tin giữa Bộ tài chính và Ngân hàng Nhà nước về quản lý dòng tiền của Chính phủ và những hoạt động chính sách tiền tệ sẽ giúp Chính phủ có một thi trường nợ minh bạch và một thi trường tiền tệ linh hoạt hơn.
Thâm hụt tài khoản vãng lai Việt Nam thời gian qua có nguồn gốc sâu xa từ tình trạng mất cân đối trong cán cân thương mại, nhập siêu quá lớn và liên tục trong nhiều năm, mà nguyên nhân chủ yếu là do chất lƣợng hàng hóa Việt Nam còn kém, chƣa đáp ứng đƣợc các yêu cầu về chất lƣợng quốc tế. Trong phạm vi dữ liệu nghiên cứu có đƣợc, kết quả kiểm đinh cho thấy quan hệ nhân quả giữa các biến số vĩ mô (tổng sản phẩm quốc gia, tỷ giá hối đoái và lãi suất) với thâm hụt tài khoản vãng lai không có ý nghĩa thống kê.