Chính sách nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển kinh tế tỉnh Khánh Hòa

MỤC LỤC

HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỈNH KHÁNH HềA

Thu nhập tăng chậm có khả năng làm hạn chế sức mua, suy giảm tổng cầu trong tỉnh, đồng thời là nguyên nhân quan trọng thúc đẩy sự “chảy máu chất xám”, không thu hút được nguồn nhân lực trình độ cao và qua đó làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế, khiến cho chênh lệch mức sống so với các địa phương khác càng bị dãn rộng. Trong khi công nghiệp là khu vực có năng suất lao động cao nhất tỉnh Khánh Hòa thì sự chuyển dịch lao động “ngược” như vậy càng làm suy giảm tăng trưởng năng suất lao động, qua đó kéo theo sự sụt giảm của tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn này. Theo xu hướng công nghiệp hóa chung của cả nước, năng suất lao động của khu vực nông nghiệp ở Khánh Hòa giảm dần qua các năm thì năng suất lao động của công nghiệp và dịch vụ tăng nhanh chóng càng làm gia tăng khoảng cách giữa năng suất lao động các khu vực.

Trong đó, khu vực dịch vụ có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong giai đoạn 2008-2012 với mức tăng trưởng trung bình hàng năm là 10%, trong khi tốc độ tăng trưởng năng suất lao động của khu vực công nghiệp là 8,4% còn khu vực nông nghiệp giảm trung bình 4,1% hàng năm. Nếu như năm 2008, khu vực công nghiệp có năng suất lao động cao gấp hơn 2 lần khu vực dịch vụ và gấp 4 lần nông nghiệp thì đến năm 2012, năng suất lao động của khu vực công nghiệp tuy vẫn cao gấp gần 2 lần dịch vụ nhưng đã gấp hơn 7 lần so với khu vực nông nghiệp. Trong cơ cấu xuất khẩu, thủy sản là mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong giai đoạn 2006-2008, khoảng 65% giá trị xuất khẩu trong giai đoạn này, và giảm dần tỷ trọng trong giai đoạn sau đó bởi hàng công nghiệp nặng.

Đó là vì các nhân tố thu hút nguồn vốn FDI ở giai đoạn sau là thị trường mới có tốc độ tăng dân số cao, nhân công giá rẻ, chính sách đất đai, cung ứng dịch vụ công và hỗ trợ đào tạo lao động, kết quả hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn mà bất chấp những hạn chế về cơ sở hạ tầng. Nghiên cứu thị trường khách du lịch Khánh Hòa14 cũng cho thấy có sự chênh lệch rất lớn giữa yếu tố phong cảnh, chất lượng khách sạn với các dịch vụ giải trí, phong cách phục vụ mà môi trường (hình 2.15).

Hình 2.2 Thu nhập bình quân đầu người giai đoạn 1999-2012
Hình 2.2 Thu nhập bình quân đầu người giai đoạn 1999-2012

CÁC NHÂN TỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA KHÁNH HềA

TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN CỦA CÁC CỤM NGÀNH

    Theo Bộ Giao thông vận tải (2013), hiện tại ngành công nghiệp phụ trợ cho ngành đóng tàu còn rất thiếu và yếu, đồng thời quy tụ phần lớn ở khu vực phía Bắc, nơi được nhà nước tập trung đầu tư là cụm công nghiệp tàu thủy Cái Lân (tỉnh Quảng Ninh). Sự hiện diện của của tập đoàn công nghiệp nặng Hyundai (Hàn Quốc) dưới danh nghĩa liên doanh Hyundai-Vinashin với những đầu tư quan trọng ban đầu đã giúp cho cụm ngành đóng tàu Khánh Hòa có điều kiện phát triển. Trong xu hướng chuyển dịch của ngành đóng tàu thế giới sang các nước Châu Á có nguồn nhân công giá rẻ thì sự hiện diện của tập đoàn Hyundai sẽ giúp cho sự chuyển dịch này hướng về cụm ngành đóng tàu ở Khánh Hòa.

    Ngành đóng tàu mặc dù thâm dụng nhiều lao động và có khả năng tạo ra nhiều việc làm trong các ngành liên quan như chế tạo máy, cơ khí, … nhưng chỉ trong trường hợp có ngành công nghiệp phụ trợ phát triển. Với các nhà máy đóng tàu nằm ven biển Khánh Hòa thì các loại rác thải như trên sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường biển xung quanh, làm hạn chế các hoạt động du lịch biển cũng như ngành nuôi trồng thủy sản trong các vịnh. Các doanh nghiệp này đã có thời gian hoạt động tương đối dài và đã có những thị trường truyền thống như Mỹ, Nhật, Châu Âu chiếm tới hơn 60% lượng xuất khẩu thủy sản của Khánh Hòa năm 2013 (Dư Khánh, 2014).

    Đường bờ biển dài, ngư trường lớn và khí hậu ôn hòa, đồng thời có nhiều đảo vây quanh tạo thành các vịnh, đầm kín gió, thuận lợi cho việc nuôi trồng và khai thác các loại thủy hải sản nên ngành chế biến thủy sản hình thành ở Khánh Hòa là điều tất yếu. Tuy nhiên, hiện nay các nhà máy chế biến thủy sản vẫn tập trung nhiều ở gần các cảng cá và cảng biển, đồng thời phần nhiều cũng không nằm trong các khu công nghiệp, vốn được đầu tư hệ thống xử lí thải tập trung. Khu bảo tồn biển Hòn Mun là một dự án bảo tồn biển đầu tiên ở Việt Nam được tiến hành từ năm 2001 đến 2005, sau đó được UBND tỉnh Khánh Hòa tiếp tục duy trì và đổi tên thành Ban Quản lý Khu bảo tồn biển Vịnh Nha Trang với nhiệm vụ điều phối các hoạt động du lịch và quản lý tài nguyên thiên nhiên trong khu bảo tồn.

    Cụm ngành văn hóa – thể thao – giải trí với nhiều hoạt động như festival biển, các cuộc thi hoa hậu, robocon, các giải đấu thể thao như bóng chuyền bãi biển, đua xe đạp, … giúp tạo ra môi trường sôi động, thu hút nhiều khách du lịch tham gia hơn. Du lịch là ngành thâm dụng lao động nên cụm ngành du lịch phát triển sẽ tạo ra nhiều việc làm và tác động tích cực đến sự phát triển nhiều ngành khác thông qua sự tăng quy mô thị trường và yêu cầu khắt khe của du khách đối với các sản phẩm và dịch vụ, khiến cho cỏc doanh nghiệp phải cạnh tranh mạnh mẽ với nhau về giỏ lẫn chất lượng. Thêm vào đó, ưu tiên cho du lịch phát triển sẽ giúp địa phương có động lực bảo tồn các di tích, thắng cảnh và môi trường, qua đó thực thi những tiêu chuẩn nghiêm ngặt trong vấn đề xả thải, hướng đến sự tăng trưởng kinh tế bền vững.

    Kết quả phân tích trên cho thấy cụm ngành du lịch có tiềm năng phát triển nhất đồng thời tác động tích cực đến nhiều ngành khác, cụm ngành chế biến thủy sản tuy có tiềm năng phát triển cao nhưng cũng gây ra một số tác động tiêu cực, trong khi tiềm năng phát triển của cụm ngành đóng tàu rất hạn chế, cần sự hỗ trợ rất lớn từ nhà nước và tác động tiêu cực đến nhiều ngành khác. Như vậy, ưu tiên phát triển cụm ngành du lịch sẽ giúp tỉnh Khánh Hòa đạt được mục tiêu khắc phục cản trở về môi trường kinh doanh, đồng thời tạo ra nhiều việc làm giúp hấp thu lao động từ khu vực nông nghiệp, nâng cao năng suất lao động. Bên cạnh đó, cụm ngành chế biến thủy sản nếu được quy hoạch phát triển hợp lý, hạn chế những tác động tiêu cực đến môi trường cũng sẽ giải quyết được bài toán việc làm và nâng cao mức năng suất chung cho toàn tỉnh.

    Hình 4.1 Sơ đồ cụm ngành đóng tàu tỉnh Khánh Hịa
    Hình 4.1 Sơ đồ cụm ngành đóng tàu tỉnh Khánh Hịa