Dân số già hóa và tác động đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam

MỤC LỤC

GIỚI THIÊU

    Cũng giống như các quốc gia có tỷ lệ trẻ em cao, nếu một quốc gia có người già chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng dân số cũng sẽ tạo áp lực cho hệ thống an sinh xã hội, dịch vu chăm sóc sức khỏe, làm thâm hut vốn và giảm tích lũy; đồng thời, dân số già hóa làm giảm quy mô lực lượng lao động, ảnh hưởng trực tiếp tới thu nhập của xã hội, kiềm hãm tăng trưởng kinh tế của quốc gia. - Phương pháp thống kê: Số liệu sử dung trong Luận văn được tổng hợp từ các nguồn như Tổng Cuc Thống Kê, Tổng Cuc Dân số và Kế hoạch hóa gia đình, Các cuộc Điều tra Biến động dân số và Kế hoạch hóa gia đình hàng năm và Cỏc cuộc Tổng điều tra Dõn số và Nhà ở mười năm một lần nhằm làm rừ tỡnh hình dân số và tăng trưởng kinh tế.

    TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ NGHIÊN CỨU Cể LIấN QUAN

    TỔNG QUAN LÝ THUYẾT 1. Tăng trưởng kinh tê

    Bên cạnh các biến nhân khẩu học bao gồm biến tốc độ tăng trưởng của dân số hoạt động kinh tế và tăng trưởng của tổng dân số, Bloom và Williamson (1998) dựa trên nghiên cứu của Ngân hàng phát triển Châu Á (1997) để lựa chọn các biến kiểm soát khác cho nghiên cứu của mình: số năm đi học bình quân của bậc trung học cơ sở trong giai đoạn đầu, tuổi thọ trung bình trong giai đoạn đầu, tài nguyên thiên nhiên, độ mở của nền kinh tế, chất lượng thể chế, mức tiết kiệm của chính phủ và các biến địa lý. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cũng cho thấy tăng dân số trong tuổi lao động có ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng kinh tế nếu tốc độ tăng dân số trong tuổi lao động cao hơn tốc độ tăng dân số, đồng thời nhấn mạnh việc giảm tỷ lệ phu thuộc, đặc biệt là tỷ lệ phu thuộc trẻ có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế, trong khi đó sự thay đổi tỷ lệ phu thuộc già vẫn còn khá hạn chế trong nhiều thập kỷ qua, do vậy ảnh hưởng của tỷ lệ này đối với tăng trưởng là khụng rừ ràng.

    Hình 2.1 Quá độ dân số
    Hình 2.1 Quá độ dân số

    TỔNG QUAN TÌNH HÌNH BIẾN ĐỔI CƠ CẤU TUỔI DÂN SỐ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

    XÂY DỰNG MÔ HÌNH HỒI QUY

    Trạng thái ổn định của thu nhập bình quân trên mỗi lao động phu thuộc vào nhiều yếu tố như tích lũy vốn, trình độ giáo duc trên mỗi lao động và tổng năng suất các nhân tố, các yếu tố này đều có thể ảnh hưởng đến năng suất lao động. Từ phương trình (5), tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người là tổng tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân trên mỗi lao động và tốc độ tăng trưởng của tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động trên tổng dân số. Nó chỉ ra rằng, bên cạnh các yếu tố khác, các biến nhân khẩu học cũng có đóng góp trong tăng trưởng kinh tế.

    KHUNG PHÂN TÍCH

    XÁC ĐỊNH VÀ MÔ TẢ CÁC BIẾN SỐ 1. Biên phu thuộc

    - Các hiệu ứng nội sinh của vốn con người bao gồm: (1) gia tăng năng suất lao động trong hoạt động sản xuất các loại hàng hóa và dịch vu, (2) gia tăng năng suất lao động trong việc sản xuất thêm vốn con người, (3) giảm thời gian làm việc tại nhà của nữ giới và tăng chất lượng sản phẩm và (4) thay đổi giá trị thời gian nghỉ ngơi thông qua tác động của nó vào mức tiền lương. Trong nghiên cứu của Martin và Herranz (2004) đặc biệt nhấn mạnh Chính phủ các quốc gia cần có chính sách kinh tế - xã hội phù hợp nhằm thúc đẩy sự hình thành vốn con người, tăng cường khả năng hấp thu công nghệ mới từ các quốc gia phát triển, với chính sách đó, những quốc gia nghèo sẽ thuận lợi hơn trong việc đuổi kịp các quốc gia phát triển. Thứ nhất, cần đảm bảo cho mọi trẻ em đều được hưởng dịch vu y tế tốt nhất vì cơ hội sống của trẻ em giữ vai trò quyết định khi hoàn tất quá trình chuyển đổi nhân khẩu học, trẻ em cần được hỗ trợ đáp ứng đầy đủ nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhằm đảm bảo chúng có được tối đa các cơ hội học tập, tạo một nguồn cung lao động có chất lượng cao trong tương lai.

    Bảng 3.1 Số năm đi học tương ứng với trình độ học vấn
    Bảng 3.1 Số năm đi học tương ứng với trình độ học vấn

    THỐNG KÊ MÔ TẢ

    Đối với biến chi tiêu của chính phủ, nếu quan sát trên đường cong Rahn có thể thấy quy mô chi tiêu ngân sách trung bình của các tỉnh, thành phố trong giai đoạn này nằm ở nhánh đi xuống của đường cong, với mức chi tiêu ngân sách trung bình là 36,8%, nằm ngoài khoảng tối ưu (từ 15% đến 25%). Trong khi tăng trưởng dân số và tăng trưởng dân số phu thuộc trẻ có mối tương quan âm mạnh với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người thì tăng dân số trong tuổi lao động, dân số phu thuộc già, tăng trưởng của lao động nam và lao động nữ có mối quan hệ tương quan âm yếu với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người. Trong trường hợp của tăng trưởng dân số trong tuổi lao động, dân số phu thuộc già, tăng trưởng của lao động nam và lao động nữ, vì mối tương quan này khụng rừ ràng nờn khụng thể vội vàng rỳt ra kết luận từ biểu đồ phõn tỏn, kết luận dựa trờn kết quả phõn tớch hồi quy sẽ chớnh xỏc và rừ ràng hơn.

    Hình 3.3 Biểu đồ tương quan giữa tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người và các biên nhân khẩu học.
    Hình 3.3 Biểu đồ tương quan giữa tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người và các biên nhân khẩu học.

    XƯ LÝ SỐ LIÊU

    Theo Bloom và Canning (2001), các yếu tố nhân khẩu học giai đoạn đầu là các yếu tố ngoại sinh, trong khi đó tỷ lệ tăng trưởng dân số được giả định là yếu tố nội sinh và được lượng hóa bằng logarit tự nhiên của tỷ suất sinh năm 1965, tỷ lệ phu thuộc trẻ năm 1965 và tốc độ tăng trưởng dân số trong độ tuổi lao động so với tổng dân số trong giai đoạn 1960 – 1965. Trong các nghiên cứu trước khi nghiên cứu vấn đề nội sinh của dân số và tăng trưởng kinh tế, các tác giả thường sử dung giá trị đầu kỳ (giá trị vào năm cơ sở) của các biến nhân khẩu học như giá trị đầu kỳ của tỷ lệ phu thuộc già, giá trị đầu kỳ của tỷ lệ phu thuộc trẻ và giá trị đầu kỳ của dân số trong độ tuổi lao động để khắc phuc vấn đề nội sinh trong mô hình. Kết quả kiểm định Durbin – Wu – Hausman ở trường hợp 1 (trường hợp độ mở nền kinh tế được tính dựa trên nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)) cho thấy giá trị p – value của kiểm định là 0,07293 ở mô hình 1 và 0,02017 ở mô hình 2, các giá trị này đều nhỏ hơn mức ý nghĩa 10% (mức ý nghĩa được lấy làm chuẩn khi thực hiện kiểm định Durbin – Wu – Hausman), nên có thể kết luận rằng các biến tăng trưởng dân số trong tuổi lao động (GWAS), biến vốn con người (HUMAN), biến độ mở của nền kinh tế (FDI) và biến Y tế (DOCTOR) là các biến bị nội sinh và các biến công cu sử dung trong bài là các biến công cu phù hợp.

    Rất nhiều mơ hình kinh tế liên quan đến vấn đề biến nội sinh (endogeneity). Biến nội sinh là biến có tương quan với phần dư
    Rất nhiều mơ hình kinh tế liên quan đến vấn đề biến nội sinh (endogeneity). Biến nội sinh là biến có tương quan với phần dư

    KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

    GIẢI THÍCH KẾT QUẢ HỒI QUY

    Kết quả này hoàn toàn phù hợp với các kết quả nghiên cứu trước đây của Bloom và Williamson (1998), Kelley và Schmidt (2005) và Bloom và Finlay (2008), khi tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động tăng sẽ làm gia tăng lực lượng lao động trong nền kinh tế, góp phần tạo ra của cải vật chất cho toàn xã hội. Trong khi đó, biến đại diện cho nhóm dân số phụ thuộc già (GOLD) lại không có ý nghĩa thống kê khi đưa vào phân tích trong mô hình này, tác động của nhóm dân số phu thuộc già đến tăng trưởng kinh tế là khụng rừ ràng, điều này hoàn toàn trựng khớp với kết luận của Kelley và Schmidt (2005). Việt Nam có các chính sách đầu tư hấp dẫn nhằm thu hút FDI nhưng giai đoạn “chuyển giao lợi ích” của FDI còn tồn tại nhiều bất cập và hạn chế như kết cấu hạ tầng kém phỏt triển, nguồn nhõn lực quản lý thiếu, cụng nghệ hỗ trợ yếu, luật phỏp thiếu rừ ràng và cơ chế thực thi kém hiệu quả.

    Bảng 4.5 Kêt quả hồi quy theo phương pháp hồi quy hai giai đoạn (2SLS)
    Bảng 4.5 Kêt quả hồi quy theo phương pháp hồi quy hai giai đoạn (2SLS)

    VAI TRO CỦA LAO ĐỘNG NƯ TRONG NÊN KINH TẾ

    Kết quả ước lượng khi hồi quy độc lập hai biến tăng trưởng của lao động nam (GMWAS) và tăng trưởng lao động nữ (GFWAS) cho ta thấy phần lớn hệ số ước lượng của các biến trong mô hình không có sự thay đổi đáng kể, trừ hệ số ước lượng của biến lao động nam (GMWAS). Đối với mô hình đo lường tác động của lực lượng lao động nữ đến tăng trưởng kinh tế, hệ số ước lượng của biến lao động nữ (GFWAS) là 0,4411 và 0,48, đồng nghĩa với việc gia tăng 1% lao động nữ sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng GDP bình quân đầu người lên khoảng 0,44%. Như vậy, trong trường hợp các yếu tố khác không đổi, sự thay đổi của lao động nữ có đóng góp nhiều hơn đến tăng trưởng kinh tế so với sự thay đổi của lao động nam trong giai đoạn nghiên cứu từ năm 2005 đến năm 2013.

    Bảng 4.6 Kêt quả hồi quy khi hồi quy đồng thời cho biên lao động nam (GMWAS) và lao động nữ (GFWAS)
    Bảng 4.6 Kêt quả hồi quy khi hồi quy đồng thời cho biên lao động nam (GMWAS) và lao động nữ (GFWAS)

    CÁC KÊNH TÁC ĐỘNG CỦA NHÂN KHẨU HỌC

    Với khoảng 500 doanh nghiệp và 600.000 lao động, ngành da giầy đã mang lại công việc cho một số lượng lớn lao động phổ thông, trong tổng số lao động đó thì nữ chiếm tới 85%. Điều này có thể giải thích nguyên nhân tại sao trong giai đoạn 2005 đến năm 2013, đóng góp của lao động nữ đến tăng trưởng kinh tế cao hơn lao động nam. Thực tế hiện nay tiềm năng trong dân còn rất lớn nhưng tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư của người dân còn thấp, nhiều hộ gia đình và không ít doanh nghiệp còn đầu tư chưa có hiệu quả, nguồn vốn vẫn không luân chuyển từ nơi thừa đến nơi thiếu.

    TÀI LIÊU THAM KHẢO