MỤC LỤC
Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh dịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa quốc tế tại Công ty Cổ phần giao nhận vận tải DH. Trên cơ sở đó, đưa ra đề xuất những giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa quốc tế của công ty theo hướng bền vững và nâng cao trách nhiệm xã hội.
Ngoài ra tác giả còn sử dụng các dữ liệu ngoài doanh nghiệp đến từ các trang, website thông tin chính thức từ Tổng cục Thống kê, Tổng cục Hải quan, cũng như các văn bản pháp luật, văn bản quy định của Nhà nước, của các Bộ, Ban, Ngành…, các công trình nghiên cứu trước đó, các giáo trình, luận văn, tạp chí, hội thảo, chuyên đề nghiên cứu của ngành để thấy nhận định đánh giá của các tổ chức, chuyên gia về năng lực cạnh tranh dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế. Phương pháp so sánh: Lập bảng biểu thống kê từ đó chỉ ra sự thay đổi trong hoạt động kinh doanh của công ty qua các năm, so sánh kết quả đạt được với các chỉ tiêu đã đề ra để đưa ra những mặt tích cực, tiêu cực và hướng giải quyết của vấn đề.
Phương pháp thống kê mô tả: Sau khi có kết quả khảo sát, tác giả tiến hành tổng hợp các phiếu trả lời, phân tích và rút ra các kết luận có thể sử dụng phục vụ việc nghiên cứu đề tài. Dữ liệu được chọn lọc kế thừa bao gồm các dữ liệu liên quan đến sự phát triển, những khó khăn, tính cạnh tranh đối với ngành Logistics cổng thông tin chính thức của Bộ Công thương, Tổng cục Thống kê; Tổng cục Hải quan.
Phương pháp phân tích tổng hợp: Tác giả tiến hành chọn lọc và tổng hợp lại thành những nhóm dữ liệu cần thiết cho quá trình nghiên cứu đề tài. Dữ liệu về thực trạng phát triển, yếu tố ảnh hưởng, yếu tố cạnh tranh và giải pháp phát triển ngành Logistic từ các bài báo, bài nghiên cứu chuyên ngành.
Mức độ linh hoạt của dịch vụ theo yêu cầu khách hàng: Trên thị trường, ngày càng nhiều các doanh nghiệp giao nhận cạnh tranh nên khách hàng ngày càng có nhiều sự lựa chọn và khách hàng không chỉ có xu hướng hợp tác với bên nào có dịch vụ tốt hơn, đáp ứng nhu cầu kịp thời hơn mà còn hơn thế nữa khách hàng hướng đến những nhu cầu đặc biệt và khách hàng mong muốn doanh nghiệp có thể giải quyết những nhu cầu phát sinh hoặc những vấn đề bất thường có thể xảy ra. Trong thời đại kinh tế thị trường với sự bùng nổ của công nghệ thông tin hiện nay, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong cùng ngành ngày càng lớn đòi hỏi họ cần cú phải chuyờn mụn húa và nõng cao giỏ trị cốt lừi của minh, để làm được như thế họ cần có các doanh nghiệp cung ứng các dịch vụ liên quan (tiếng Anh còn gọi. là: Service Provider) để tạo thành một chuỗi cung ứng liền mạch không bị đứt đoạn, giảm bớt thời gian cung ứng sản phẩm đến tay người tiêu dùng.
Đặc biệt đối trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, doanh nghiêp cung ứng dịch vụ cần có được liên kết với những công ty cung cấp các dịch vụ như: vận tải, kho vận, hải quan, và các ban ngành liên quan để giúp doanh nghiệp có thể xử lí công việc một cách trôi chảy và thuận tiện và giảm bớt được các gánh nặng về chi phí. Bên cạnh đó, kinh nghiệm làm việc cũng như kỹ năng, những hiểu biết thực tế có liên quan đến ngành sẽ góp phần ảnh hưởng trực tiếp đến việc thu hút khách hàng, xỏc định phạm vi kinh doanh, dịch vụ cốt lừi của doanh nghiệp để từ đú tối ưu khả năng cung ứng dịch vụ và gián tiếp nâng cao năng lực cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ này.
Phòng Kinh doanh: Xây dựng chiến lược và kế hoạch kinh doanh; Giám sát, quản lý hoạt động kinh doanh của Công ty tại các vùng; Tìm kiếm, tiếp cận khách hàng mới; Xây dựng các chiến lược truyền thông, marketing cho các sản phẩm theo từng giai đoạn và tùy từng đối tượng khách hàng; Xây dựng phát triển về thương hiệu; Nghiên cứu thị trường đối thủ cạnh tranh. Phòng Tài chính Kế toán: Hoạch định chiến lược tài chính doanh nghiệp, đề xuất và quản lý các hình thức và giải pháp cần thiết nhằm thu hút, tạo lập và sử dụng hợp lý các nguồn tài chính - Thực hiện đầy đủ công tác kế toán tài chính theo quy định của Nhà nước (Tài chính và quản lý tài sản tín dụng, công tác về thuế, thanh tra, kiểm tra tài chính, phân tích hoạt động kinh tế); Công tác kế toán, kiểm toán nội bộ;.
Đứng trước sự chậm trễ vận chuyển hàng hóa bằng tàu biển và đường hàng không cũng như gián đoạn chuỗi cung ứng trên toàn cầu là những vấn đề từ khi đại dịch COVID-19 xảy ra, khủng hoảng kinh tế, chiến tranh giữa Nga – Ukraine. Để vượt qua thực trạng kinh tế như hiện nay, DH Logistics đã áp dụng chuyển đổi số vào trong hoạt động doanh nghiệp của mình, bằng việc sử dụng công nghệ mới đã giúp doanh nghiệp giảm tối đa chi phí vận hành doanh nghiệp, giúp nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng và chăm sóc khách hàng, theo đuổi và giữ chân khách hàng.
(Đơn vị %) (Nguồn: Phòng tài chính kế toán công ty DH Logistics) Từ dữ liệu trờn, ta cú thể thấy rằng cụng ty xỏc định rừ Dịch vụ vận tải Quốc tế là mảng dịch vụ mũi nhọn chiếm 95% trên tổng doanh thu, đây là dịch vụ luôn được ban lãnh đạo công ty chú trọng phát triển nhất là trong bối cánh Việt Nam ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do với các nước trên thế giới. Nguyên nhân của việc khách hàng chưa thực sự hài lòng với giá cả dịch vụ của Công ty có thể một phần là do: Mặc dù khi ký kết hợp đồng, hai bên đã đồng ý các thỏa thuận về giá nhưng trong quá trình giao nhận vận chuyển phát sinh thêm nhiều chi phí đẩy giá cước dịch vụ cao hơn so với ban đầu dự tính, bởi vậy khiến khách hàng cảm thấy giá cao, và sẽ có khách hàng chỉ sử dụng 1 lần dịch vụ của Công ty.
Công ty vẫn đang triển khai marketing truyền thống nhờ các khách hàng trung thành giới thiệu thêm các khách hàng mới, cách này tuy có hiệu quả và thu được lượng khách hàng ổn định nhưng không tạo ra được đột phá về lượng khách hàng mới.Trong thời gian tương lai, nếu công ty muốn hướng đến cung cấp dịch vụ vận chuyển đa dạng các hàng hóa quốc tế thì công ty cần đưa ra những chiến lược nhằm gia tăng độ nhận diện của doanh nghiệp hơn nữa. Hệ thống cơ sở hạ tầng cho hoạt động giao nhận tại Việt Nam còn nghèo nàn, quy mô nhỏ: Hiện tại, Việt Nam chỉ có khoảng 20 cảng biển tham gia vận tải hàng hóa quốc tế, các cảng đang trong quá trình container hóa nhưng chỉ có thể tiếp nhận các đội tàu nhỏ và chưa đuợc trang bị các thiết bị xếp dỡ container hiện đại, còn thiếu.
Hơn thế nữa, trong giai đoạn 2023 – 2025, giai đoạn hồi phục sau dịch của nền kinh tế Việt Nam, với tiềm lực tài chính đang trong giai đoạn hồi phục như vậy, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sẽ tính đến phương án thuê ngoài các doanh nghiệp dịch vụ logistics 3PL, 4PL để thực hiện một phần hoặc toàn bộ quy trình cung ứng dịch vụ logistics với mức chi phí thấp hơn và chất lượng đảm bảo hơn so với tự thực hiện. Ngoài ra ban lãnh đạo giao nhiệm vụ cho trưởng phòng các bộ phận thông báo cho nhân viên tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn dành cho toàn bộ nhân viên từ mọi cấp bậc, nhằm cung cấp kiến thức và kỹ năng mới, từ các khóa học về sản phẩm và dịch vụ để nâng cao hiểu biết và kỹ năng thuyết phục khách hàng cho nhân viên bán hàng, đến các khóa học về tin học văn phòng nhằm giúp nhân viên tài chính kế toán, hành chính làm việc hiệu quả hơn.