MỤC LỤC
Đài Truyền hình Việt Nam là đài truyền hình quốc gia, là cơ quan trực thuộc Chính phủ, thực hiện chức năng thông tin, tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật nhà Nước và cung ứng các dịch vụ công góp phần giáo dục, nâng cao dân trí, phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân bằng các chương trình truyền hình. Trong các kênh truyền hình quảng bá có kênh VTV4 phát sóng ra nước ngoài phục vụ kiều bào người Việt sinh sống, lao động và học tập tại nước ngoài. Đài Truyền hình Việt Nam có 14 ban, 9 trung tâm và 5 trung tâm truyền hình tại các khu vực, thành phố lớn TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ, Phú Yên, Huế cùng một tạp chí truyền hình.
Trong những năm qua, Đài Truyền hình Việt Nam không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng các kênh truyền hình nhằm đáp ứng nhu cầu về thông tin và giải trí của nhân dân. Cà phê sáng với VTV3 là một chương trình giải trí đặc sắc, mang đến cho khán giả không chỉ thông tin hữu ích về các sự kiện trong và ngoài nước dưới góc độ giải trí, mà còn cung cấp những vấn đề liên quan đến gia đình, chăm sóc sức khỏe dinh dưỡng, các địa điểm du lịch hay giải trí trong tuần. Theo khảo sát từ tháng 1 đến tháng 3 năm 2015, trong chương trình Cà phê sáng với VTV3 của Đài Truyền hình Việt Nam có tổng số 544 phóng sự.
Trong chương trình cũng có những phóng sự chào buổi sáng tại các làng nghề hay một người, nhóm người đang chuẩn bị cho một công việc nào đó của họ từ sáng sớm có thời lượng từ 4 đến 5 phút. Để có một sản phẩm phóng sự truyền hình hay đòi hỏi người phóng viên phải có năng lực, tư duy tốt cùng những kinh nghiệm, hiểu biết về nghề.
Vì vậy trước khi làm phóng sự, phóng viên biên tập phải tư duy, tìm hiểu kĩ về đề tài, thử tư duy với những tư liệu sẵn có hoặc khảo sát hiện trường trước liệu mình có thể khai thác được những hình ảnh gì, nếu hình ảnh “nghèo”, không phong phú thì nên hủy đề tài. Ngồi một chỗ, dựa trên góc độ phóng sự mà phán đoán những hình ảnh là một quá trình đầy cảm tính và thể hiện kinh nghiệm, sự từng trải trong nghề nghiệp của phóng viên. Để có được những chi tiết hình ảnh tương ứng với mỗi cảnh then chốt trong phóng sự trên, phóng viên đã phải thực hiện chọn lọc các chi tiết đắt giá từ rất nhiều các chi tiết hình ảnh khác.
Hiện nay, tại Ban Thể thao giải trí - Thông tin kinh tế Đài Truyền hình Việt Nam, đa số các phóng viên khi đi tác nghiệp chỉ có một quay phim, một kĩ thuật và một máy quay theo kèm. Phóng viên Quý Thông cho biết: Đối với phóng sự truyền hình, bối cảnh của sự kiện, của nhân vật, của sự việc chỉ cần qua một cảnh quay với khuôn hình trung cảnh hoặc toàn cảnh. Nó sẽ tác động ngay vào người xem về không gian (rộng, hẹp, mưa, nắng,…), thời gian (sáng, tối,…), bối cảnh, hoạt động con người… Quan trọng đối với phóng viên là sử dụng bối cảnh để nói về nội dung gì.
Thông thường, bao giờ trong phóng sự, chi tiết bối cảnh cũng được sử dụng để giới thiệu cho người xem về quang cảnh của sự kiện, về hoàn cảnh sống, làm việc của nhân vật, về bối cảnh của một hoạt động nào đó và bối cảnh đó phải liên quan và ánh hưởng đến nhân vật, đến sự kiện. Con người ấy có thể là nhân vật trung tâm của sự kiện, sự việc hoặc chỉ gắn với hoàn cảnh cua sự kiện, sự việc,… Như vậy, hành động của nhân vật có tác động mạnh mẽ, có ý nghĩa quan trọng đối với giá trị thông tin và ý nghĩa tư tưởng của tác phẩm. Khi đã có câu chuyện, hình ảnh chủ chốt và các chi tiết hình ảnh thì bước cuối cùng trong phương pháp tư duy hình ảnh là việc sắp xếp các chi tiết hình ảnh theo một logic để có thể kể tốt nhất câu chuyện của phóng sự.
Dựng hình là sự lựa chọn chất liệu là các cảnh riêng biệt và nối chúng lại với nhau cho liên tục dựa trên logic cuộc sống và những nguyên tắc myxhojc, tạo thành tổng thể trong đó khái quát lên được một vấn đề có tư tưởng cụ thể.
Nếu không thẩm định kỹ và dễ dãi trong việc chọn lựa hình ảnh sẽ lãng phí công sức tìm tòi và khai thác hình ảnh trước đó. Do đó, để chọn được những hình ảnh tốt cần chủ yếu là thường xuyên thẩm định, sàng lọc, phân tích, chọn lựa phương án tối ưu nhất đối với những chi tiết đang có. Không thể có cách nào khác tối ưu hơn việc nhà báo phải tư duy trên vốn hiểu biết và kinh nghiệm nghề nghiệp cùng độ nhạy cảm để xem xét, đánh giá xem chi tiết nào là quan trọng và có ý nghĩa với câu chuyện mình đang kể.
Nhà báo phải thường xuyên đóng vai là người xem truyền hình để tự thẩm định xem liệu sử dụng những hình ảnh đó có đủ sức lay động và thuyết phục người xem không. Hoặc cũng phải tính đến việc thử một vài phương án về hình ảnh để đo đặc tính, đánh giá hiệu quả trên cam quan của mình và quyết định lựa chọn hình ảnh nào. Muốn có khả năng sàng lọc và thẩm định hình ảnh tốt, đương nhiên phóng viên phải có trình độ hiểu biết chính trị, có kỹ năng nghề nghiệp, có vốn sống, vốn hiểu biết.
Vì vậy, giải pháp về đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ phóng viên về những lĩnh vực này hết sức quan trọng. Đó là những bài học thực tế khi những người làm báo truyền hình nhiều kinh nghiệm có dịp chia sẻ với các phóng viên trẻ để cùng rút ra những bài học nghề nghiệp trong việc lựa chọn hình ảnh.
Rừ ràng, mục tiờu sắp xếp hỡnh ảnh nào đầu tiờn nằm trong ý đồ của tác giả và nó phải phục vụ cho việc truyền tải thông điệp. Phóng viên cũng cần xác định hình ảnh chủ chốt, hình ảnh nền, kém quan trọng hơn. Vì trong tổng thể những hình ảnh được cho là quan trọng thì cần phải xác định hình ảnh nào là chính yếu nhất, quan trọng nhất và được nhấn mạnh nhiều nhất.
Dẫn chương trình của phóng viên tại hiện trường cũng là đặc trưng riêng của phóng sự truyền hình. Nó vừa cung cấp thông tin, vừa luận bàn thể hiện quan điểm vừa thể hiện được phần nào cái tôi cảm xúc của nhà báo. Không có khuôn mẫu nào cho việc sử dụng hình ảnh này, tuy nhiên có sử dụng hay không và nếu sử dụng thì đặt ở vị trí nào là vấn đề mà phóng viên cần phải tính toán.
Như vậy, sắp xếp hình ảnh cần đạt các yêu cầu: Hình ảnh chủ chốt xếp trước, hình ảnh kém chủ chốt xếp sau, cuối cùng là những hình ảnh nền.Việc sắp xếp hình ảnh phải theo nguyên tắc đảm bảo logic câu chuyện, phát huy sức mạnh và biểu đạt thông tin chi tiết.
Đó hoàn toàn là việc trong tầm tay với các phóng viên thời sự, nhưng làm thế nào để có phương án tối ưu nhất, có hiệu quả nhất thì không hề đơn giản. Đương nhiên yếu tố này ở khâu công việc nào cũng rất cần, nhưng đối với công việc làm báo chí nói chung và báo chí truyền hình nói riêng thì yêu cầu đổi mới, sáng tạo phải được nhấn mạnh. Sự sáng tạo sẽ góp phần hình thành nên phong cách của nhà báo với những nét riêng hấp dẫn trong bức tranh phong phú của cả chương trình thời sự.
Thông điệp ấy cần được khuyến khích mức độ sáng tạo, miễn sao nó có ích với sự nghiệp, với cộng đồng, dân tộc, đất nước, phù hợp với tình hình thực tại và có tính thời sự. Chẳng hạn, có những phóng viên luôn có thế mạnh trong việc khai thác chủ đề chống tiêu cực xã hội; có phóng viên lại rất giỏi tìm và khai thác đề tài về nhân tố điển hình tiên tiến; có tác giả thì làm về đề tài nông nghiệp, nông thôn hay những mảng đề tài khác,. Những tác phẩm hay từ phương diện sử dụng hình ảnh có hàm chứa lượng thông tin cao, gây cảm xúc mạnh cho người xem cần được biểu dương và tổng kết thực tiễn.
Sáng tạo và không ngừng đổi mới để trình bày, xâu chuỗi hình ảnh trong câu chuyện mà phóng sự đang kể sẽ tạo ra được sự lôi cuốn đối với công chúng. Trong mỗi phóng sự, ngoài nội dung thông điệp có ý nghĩa xã hội nhưng phóng viên phải có thủ pháp để đưa thông điệp đó đến công chúng hiệu quả nhất, dễ hiểu nhất.