Đánh giá nguyên nhân lãng phí vật tư tại công trình và đề xuất hành động cải tiến trong quá trình xây dựng ở Việt Nam

MỤC LỤC

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Giai đoạn đầu tiên là truy cập ASCE Library, ScienceDirect,… để tham khảo và tìm kiếm các tạp chí với những từ khóa như: waste of construction materials, cause and action, impact of materials wastage,…. Bước 2: Đánh giá thực trạng ở Việt Nam nhằm đưa ra danh sách các nguyên nhân gây ra lãng phí vật tư và tham khảo ý kiến chuyên gia về các hành động cải tiến về vấn đề lãng phí vật tư tại công trình. Bước 3: Với mục tiêu là xác định các nguyên nhân và hành động cải tiến vấn đề lãng phí vật tư tại công trình ở Việt Nam, các phân tích được sử dụng trong giai đoạn 1 của nghiên cứu gồm: phương pháp trị trung bình, kiểm tra tương quan xếp hạng Spearman, kiểm định T, và phân tích nhân tố chính (PCA).

- Phương pháp trị trung bình trước tiên được sử dụng để phân tích dữ liệu nhằm so sánh tầm quan trọng của các nguyên nhân và hành động trong quá trình thực hiện dự án theo đánh giá của 2 nhóm: nhóm nhà thầu thi công chính, nhóm nhà thầu thi công phụ. Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp này nhằm giúp giảm số lượng lớn các biến có tương quan với nhau cho gọn gàng thành tập ít các biến mới tổ hợp tuyến tính của những biến cũ không có tương quan lần nhau để phù hợp với thực trạng Việt Nam. - Các phân tích được sử dụng trong giai đoạn 2 của nghiên cứu gồm: mô hình triển khai chức năng chất lượng QFD thông qua phương pháp AKAO, phương pháp Lyman, phương pháp Wasserman để nhận xét kết quả.

Mặc dù những người tham gia khảo sát đã được xác định là đã và đang giữ vai trò có liên quan đến việc quản lý vật tư tại công trình thuộc các đơn vị nhà thầu xây dựng chính và nhà thầu xây dựng phụ, nhưng để đảm bảo sự chính xác của dữ liệu thu về họ vẫn được hỏi rằng đã hoặc đang công tác trong đơn vị nhà thầu xây dựng chính hoặc phụ nào không. Nghiên cứu tập trung khảo sát những cán bộ kỹ thuật có chuyên môn tại công trình vì đây là vấn đề thực tế tại công trình với mục đích xác định những nguyên nhân gây ra lãng phí vật tư và mức độ tác động của chúng đến dự án. Trước khi phát bảng câu hỏi, số lượng mẫu (số lượng bảng câu hỏi hợp lệ thu được) được xác định sơ bộ bằng 4 đến 5 lần số lượng biến được sử dụng trong các phân tích của nghiên cứu, đặc biệt là phân tích nhân tố.

Vì giới hạn thời lượng, nguồn lực của nghiên cứu và sự khó khăn của mô hình QFD, để đảm bảo độ chính xác và chất lượng dữ liệu nên mỗi câu hỏi trong bảng khảo sát đợt 2 đều được trả lời một cách tập trung bằng cách lấy ý kiến trực tiếp từ các chuyên gia là Giám Đốc Dự Án, Chỉ Huy Trưởng, Quản Lý Vật Tư, QS công trình (Quantity Supervisor),… để tiến hành triển khai mô hình QFD.

Hình 3.1 - Quy trình nghiên cứu chung bằng bảng câu hỏi  3.1.3  Các công cụ nghiên cứu
Hình 3.1 - Quy trình nghiên cứu chung bằng bảng câu hỏi 3.1.3 Các công cụ nghiên cứu

XÁC ĐỊNH CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY LÃNG PHÍ VẬT TƯ CÔNG TRÌNH VÀ HÀNH ĐỘNG CẢI TIẾN

Một số chiến lược khác được đề cập trong tài liệu về chất thải xây dựng thuộc nguyên tắc tinh gọn này bao gồm lập kế hoạch, thu gom và phân loại chất thải tại chỗ phù hợp cũng như các hoạt động 3R (Reduce - giảm thiểu, Reuse - tái sử dụng và Recycle - tái chế) để cải tiến liên tục [40] [41] [42]. Nội dung chính của bảng câu hỏi khảo sát là tìm hiểu quan điểm dưới góc nhìn chuyên gia về tính vẹn toàn và phù hợp của danh sách các nguyên nhân gây ra lãng phí vật tư tại công trình và các hành động cải tiến nhằm hạn chế các nguyên nhân trên. Tổng cộng có 53 câu hỏi bao gồm 6 câu hỏi về thông tin chung của đối tượng khảo sát, 29 câu hỏi đánh giá về mức độ tác động của các nguyên nhân (tương ứng với 29 nguyên nhân đề ra) và 18 câu hỏi đánh giá về mức độ hiệu quả của các hành động cải tiến (tương ứng với 18 nguyên nhân); được gửi đến các đối tượng khảo sát đã và đang tham gia vào các dự án.

Đánh giá chung và đánh giá ở phương diện Cách cung ứng 2- CCU2 đều thấy rằng “Vật liệu bị lỗi, hư hỏng” và “Vật liệu bị lấy cắp trong thời gian xây dựng” là nguyên nhân tác động xếp hạng cao thứ kế tiếp gây tình trạng lãng phí vật tư tại công trình. Kiểm tra cho thấy hệ số tương quan hạng tính toán được giữa 2 nhóm (nhà thầu chính và nhà thầu phụ) là -0.58206 và sự tương quan này đáng kể ở mức 1% nên sự thống nhất trong việc xếp hạng các yếu tố thành công giữa 2 nhóm là rất chặt chẽ (phụ lục 07). Tuy nhiên, “Thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa thiết kế kiến trúc và kết cấu” không thể hiện số liệu trong quá trình thực hiện phương pháp xoay nhân tố (Principal Component Analysis - PCA), điều này cho thấy rằng nguyên nhân này không cùng tính chất với các nguyên nhân thuộc các nhóm nhân tố nêu trên.

“Xây dựng nhà tạm, kho lưu trữ trong các tòa nhà” là hành động có hạng chung cao nhất và cũng là hành động xếp hạng cao nhất gây lãng phí vật tư khi công ty cấp vật tư cho công trình (Cách cung ứng 1 - CCU1) và cả khi công trình tự mua vật tư (cách cung ứng 2 - CCU2). Tuy nhiên, “Chuẩn bị lịch trình hợp lý về nhân lực, thiết bị, vật tư trước và trong quá trình thực hiện dự án” cũng được xếp hạng nhất khi công ty cấp vật tư cho công trình, trong khi ở phương diện công trình tự mua vật tư thì “Phân loại và lưu trữ vật liệu phù hợp tại công trình” thì lại đứng vị trí hạng nhất. Kiểm tra cho thấy hệ số tương quan hạng tính toán được giữa 2 nhóm (nhà thầu chính và nhà thầu phụ) là -1 và sự tương quan này đáng kể ở mức 1% nên sự thống nhất trong việc xếp hạng các yếu tố thành công giữa 2 nhóm là rất chặt chẽ (phụ lục 13).

Tuy nhiên, “Xử lý đúng cách và trả lại vật liệu chưa sử dụng còn sót lại từ công trình hoặc luân chuyển cho công trình khác” không thể hiện số liệu trong quá trình thực hiện phương pháp PCA, điều nay cho thấy rằng hành động này không cùng tính chất với các nhóm hành động còn lại, chưa có sự kết nối với mô hình triển khai chức năng chất lượng.

Bảng 4.2 - Những hành động cải tiến nhằm hạn chế tình trạng lãng phí vật  tư tại công trình
Bảng 4.2 - Những hành động cải tiến nhằm hạn chế tình trạng lãng phí vật tư tại công trình

MÔ HÌNH QFD

Mục tiêu của việc xây dựng mô hình QFD kết nối nguyên nhân gây lãng phí vật tư tại công trình (WHAT) và hành động cải tiến (HOW) nhằm xác định được đâu là hành động ưu tiên mà các nhà thầu xây dựng nên thực hiện. Mô hình QFD không chỉ chỉ ra HOWi có mối quan hệ với WHATj mà còn đưa ra được một bảng xếp hạng thứ tự ưu tiên các HOW theo trọng số tương đối và có được sự đánh giá tương quan giữa các HOW với nhau. Do vậy, nghiên cứu gợi ý được các HOW mà quản lý các tổ chức xây dựng nên ưu tiên thực hiện để hạn chế nguyên nhân WHAT của vấn đề, từ đó có những định hướng để thúc đẩy tiết kiệm chi phí cho công trình, mang lại lợi nhuận cho công ty.

Do có 28 nguyên nhân và sau khi thực hiện ma trận xoay nhân tố thì thu được 7 nhóm nhân tố chính, nên có thể nhận thấy rằng có 4 mức độ quan trọng của các WHAT và xem 7 nhân tố này đều quan trọng như nhau trong nghiên cứu này. Để hình thành mối quan hệ giữa các WHAT và HOW, mỗi ô của mối liên hệ được điền vào một thang đo thứ tự theo các cấp sau: mối liên hệ mạnh, mối liên hệ trung bình, mối liên hệ yếu và không có mối liên hệ. Phương pháp chuẩn hóa của Waserman là một phần mở rộng của phương pháp Lyman có xem xét đến sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các giải pháp HOW, tức là ma trận tương quan giữa các HOW - phần mái nhà của HOQ trong quá trình chuẩn hóa.

Nội dung chính của bảng khảo sát đợt 2 là thu thập ý kiến chuyên gia về mối quan hệ giữa nguyên nhân gây ra lãng phí vật tư tại công trình và hành động cải tiến; mối tương quan giữa các hành động cải tiến này. Tuy nhiờn, hành động “Giỏm sỏt thực thi” được xem là cốt lừi của mụ hỡnh (giỏ trị trung bình của trọng số tương đối chiếm vị trí cao nhất) giúp giải quyết được hầu hết các nguyên nhân. Phương pháp này có xét đến sự tương quan giữa các hành động cải tiến HOW, điều này được chứng mình khi kết quả của phương pháp này cho thấy hành động H4 “Giám sát thực thi” được ưu tiên nhất trong bảng xếp hạng.

Thông qua quy trình xây dựng mô hình QFD và tiến hành khảo sát với các chuyên gia có kinh nghiệm, chương này đã chỉ ra mức độ giải quyết nguyên nhân WHAT của hành động HOW, đồng thời cho biết mối quan hệ giữa các HOW từ việc tính toán mô hình QFD bằng ba phương pháp: AKAO, LYMAN, WASSERMAN.

Bảng 5.1 - Bảng mức độ quan trọng của các WHAT
Bảng 5.1 - Bảng mức độ quan trọng của các WHAT