MỤC LỤC
Mục đích của Luận án là nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống những vấn đề lý luận và thực tiễn của pháp luật về kiểm soát độc quyền và chống cạnh tranh không lành mạnh, từ đó, dựa trên quan điểm định hướng cơ bản của Đảng và Nhà nước ta về chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, nhu cầu điều chỉnh pháp luật đối với vấn đề cạnh tranh và độc quyền trong nền kinh tế thị trường để làm sáng tổ cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc xây dựng pháp luật về kiểm soát độc quyền và chống cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam. - Xuất phát từ những quy luật, những nguyên tắc hoạt động cơ bản của nền kinh tế thị trường, các quan niệm về phương thức điều hành nền kinh tế thị trường hiện đại; thấm nhuần tư tưởng của Chủ nghĩa Mác - Lê Nin về Nhà nước và pháp luật, Luận án đã tiếp cận phân tích cơ sở lý luận và nhu cầu điều chỉnh pháp luật đối với vấn đề cạnh tranh và độc quyền ở Việt Nam theo phương pháp biện chứng.
Chế địm pháp luật này gồm tổng thể các quy phạm pháp luật thể hiện sự can thiệp trực iếp của Nhà nước nhằm kiểm soát, giới hạn hoặc cấm đoán tất cả các thoả thuận liên kết dẫn đến sự hạn chế hoặc triệt tiêu sự cạnh tranh; giám sát các chủ thể deng nắm giữ vị trí có quyền lực thị trường để kìm chế, ngăn can không cho các chủ thể này lạm dụng vị thế quyền lực thị trường hạn chế sự cạnh tranh; giới hạn và điều hoà lợi ích của các chủ thể có vị thế độc quyền thị trường (bất kể là độc quyền tự nhiên hay độc quyền hành chính, độc quyền nhóm hay độc quyền hom toàn) trong một tương quan hợp lý với lợi ích chung của toàn xã hội. Bằng những phân tích và lập luận ở trên có thể đưa ra khái niệm chung của pháp luật về kiểm soát độc quyền và chống cạnh tranh không lành mạnh trong điều kiện kinh tế thị trường: “Là tổng thể các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, điều chỉnh các hành vi, quan hệ cạnh tranh hoặc có liên quan đến cạnh tranh của các chủ thể trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh trên thị trường, nhằm mục đích chống lại các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, các hành vi làm hạn chế cạnh tranh, kiểm soát hiệu quả tinh trạng độc quyền, thiết lập và bảo vệ môi trường cạnh tranh lành mạnh trong kinh doanh ”.
Các sản phẩm công nghiệp liên doanh với nước ngoài, các sản phẩm hàng hoá nước ngoài tràn vào thị trường Việt Nam qua con đường nhập khẩu và giao lưu thương mại đã dồn các ngành sản xuất trong nước vào những góc thi phần nhỏ hẹp như quạt điện, xe đạp, vai vóc, mỹ phẩm, nước giải khát, bia, rượu, một số hàng hoá tiêu dùng, lớn hơn là một số ngành công nghiệp chế tạo máy móc cơ khí, giao thông vận tải. Tuy nhiên, nhận thức về vấn đề cạnh tranh và độc quyền trong kinh doanh vẫn chưa nhất quỏn, rừ ràng, nếu xột về cơ cấu và tương quan thị trường ở các ngành, các lĩnh vực nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung, thì tỷ trọng kinh tế Nhà nước còn rất lớn, nhiều mặt hàng Nhà nước vẫn giữ độc quyền kinh doanh, các tổ chức độc quyền chủ yếu là độc quyền Nhà nước chứ chưa có tổ chức độc quyền nào được hình thành thông qua quá trình cạnh tranh.
Không chỉ thực hiện cạnh tranh gay gat với nhau, với doanh nghiệp thuộc các thành phân kinh tế khác, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài luôn dùng thế mạnh để loại bỏ đối thủ cạnh tranh, dùng sức mạnh tài chính, kinh nghiệm thương trường để đẩy các doanh nghiệp vừa và nhỏ, kém thế mạnh vào những góc thị phần nhỏ hẹp hoặc phải từ bỏ ngành hàng, tìm kiếm cơ hội khác để kinh doanh. Các cửa hàng bán sản phẩm đều nhận được tiền quảng cáo tài trợ (Hãng CocaCola chi phí 35% doanh thu cho quảng cáo thời ky đầu tiếp cận thị trường..) Khi được hỏi về tại sao không bán hàng đại lý cho các doanh nghiệp Việt nam, các cửa hàng đều trả lời, lúc nhận làm đại lý, hợp đồng của các công ty nước ngoài có điều kiện cấm không bán hàng ngoài sản phẩm của công ty.
Bản thân các doanh nghiệp thành viên tuy độc lập về hình thức, song do không cần cạnh tranh với nhau, nên chuyển sang trạng thái phân chia khu vực thị trường theo địa lý để hoạt động với danh nghĩa Tổng công ty, bởi xét đến cing, sự hợp nhất của Tổng công ty theo ngành cũng không thống nhất được sự đồng lộ các khu vực thị trường trong nước. Trước hết, cần phải kể đến là sự mất cân đối trong tương quan lợi ích giữa các chủ thể hoạt động trong nền kinh tế; sự mất cân đối trong cơ cấu, tương quan thị trường ở nhiều ngành, lĩnh vực của nền kinh tế, ngăn cản, hạn chế sự cạnh tranh và gia nhập thị trường của các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác, nhưng ở mức độ phạm vi rộng hơn, độc quyền Nhà nước đã gây ảnh hưởng.
Mức chênh lệch về thu nhập ở các doanh nghiệp Nhà nước độc quyền với các ngành kinh tế khác không phải dua trên hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp đó hay bởi những nỗ lực hoạt động của các nhân viên trong doanh nghiệp, mà do lợi thế độc quyền tạo ra. Hiện tượng độc quyền còn dẫn đến tình trạng "cửa quyền” hay "đặc quyền” cho một nhóm người có lợi ích và điều này cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt và sản xuất trong xã hội.
Các biện pháp chế tài, người quảng cáo, người phụ trách tổ chức dịch vụ quảng cáo thực hiện các quảng cáo trái quy định pháp luật, thì tuỳ theo mức độ vị phạm mà bị áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính, buộc phải bồi thường thiệt hại hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội quảng cáo gian dối theo Điều 168 Bộ luật Hình sự năm 1999, Theo quy định của điều luật, quảng cáo gian dối là hành vi nguy hiểm cho xã hội thông qua việc đưa các thông tin không trung thực, gian dối về hàng hoá, dịch vụ nhằm lừa gạt người tiêu dùng gây ra hậu quả nghiêm trọng. Mặc dù là cùng nhằm mục đích bảo vệ trật tự cạnh tranh trong sản xuất, kinh doanh, nhưng không có chính sách cạnh tranh mang tính tổng thể, nên các quy định pháp luật trong lĩnh vực này ở từng ngành và giữa các ngành cũng không thống nhất, đôi khi trùng lặp, quá nhiều quy định cho cùng một loại hành vi vi phạm, bên cạnh đó lai bỏ trống nhiều lĩnh vực quan trọng cần thiết phải điều chỉnh như cơ chế giám sát, kiểm soát các hành vi liên quan đến việc hạn chế cạnh tranh và độc quyền, thiết lập cơ cấu các khu vực thi trường, kiểm soát việc gia nhập, rút lui khỏi thị trường, kiểm soát các hành vi liên kết, liên doanh, sáp nhập giữa các doanh nghiệp.
Nhưng chủ trương của Đảng và Nhà nước ta thể hiện qua Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX đã thu hẹp phạm vi các doanh nghiệp Nhà nước được Nhà nước trực tiếp quản lý chỉ đạo là: “..Phát triển doanh nghiệp Nhà nước trong những ngành sản xuất và dịch vụ quan trọng, xây dựng các Tổng Công ty Nhà nước đủ mạnh để làm nòng cốt trong những tập đoàn kinh tế lớn, có năng lực cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế..” [22, tr. Ngay trong cơ chế quản lý đối với doanh nghiệp Nhà nước, Nhà nước cũng cú sự đổi mới căn bản, phõn biệt rừ quyền của chủ sở hữu và quyền kinh doanh của doanh nghiệp, xoá bỏ bao cấp của Nhà nước đối với doanh nghiệp, chuyển các doanh nghiệp Nhà nước kinh doanh sang hoạt động theo cơ chế công ty trách nhiệm hữu hạn một chủ sở hữu Nhà nước hoặc công ty cổ phần có cổ phần Nhà nước; thực hiện cổ phần hoá 100% những doanh nghiệp Nhà nước mà Nhà nước không cần nắm giữ.
- Kiém soát giá cả và lợi nhuận của các doanh nghiệp độc quyền hoặc có vị trí thống I'nh trên thị trường: Việc kiểm soát cần tập trung vào việc hình thành và quyết định giá cả sản phẩm hàng hoá, dịch vụ; về chất lượng, số lượng của sản phẩm dem lw hành trên thị trường; lợi nhuận thu được của các doanh nghiệp độc quyền, hay có được do lạm dụng vị thế thống lĩnh để khống chế thị trường..[28,. - Giảm đến mức tối đa sự can thiệp hành chính từ phía các cơ quan công quyền vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, cũng như các quá trình cạnh tranh; giảm dần những lĩnh vực mà Nhà nước nắm giữ vị thế độc quyền, điều chỉnh cấu trúc thị trường, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia thi trường.
Theo quy định của Điều 21 - Hiến pháp 1992 và một số văn bản pháp luật khác, thì trong quan hệ sản xuất, kinh doanh các chủ thể kinh tế thuộc các thành phần kinh tế không phân biệt về quy mô, hình thức lĩnh vực và phạm vi kinh doanh đều có quyền và nghĩa vụ như nhau, bình đẳng trước pháp luật. Khi nghiên cứu xây dựng pháp luật về kiểm soát độc quyển và chống cạnh tranh không lành mạnh, chúng ta cũng cần xỏc định rừ những nội dung của điều chỉnh phỏp luật phự hợp và bảo đảm cho sự bình đẳng của các chủ thể thuộc mọi thành phần kinh tế.
Nhưng trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, việc xác định chuẩn mực đạo đức kinh doanh được xem xét bởi hai yếu tố, đó là: Đạo đức kinh doanh được xác lập sẽ bảo đảm cho các nhà kinh doanh phát huy được hết tiểm năng, trí lực, vật lực của họ để thực hiện kinh doanh có hiệu quả; bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp về danh dự, uy tín nhân phẩm, tài sản, những thu nhập chính đáng của họ; bảo đảm để các nhà kinh doanh khỏi bị xâm hại bởi các hành vi bất hợp pháp, cạnh tranh không lành mạnh hay gian lận thương mại, bị phân biệt đối xử, chèn ép, ngăn cản họ thực hiện các hoạt động kinh doanh và cạnh tranh không lành mạnh. Tôn trọng tập quán truyền thống tốt đẹp, gìn giữ các giá trị đạo đức cũng được vận dụng và trở thành nguyên tắc cơ bản của Bộ luật Dân sự Việt Nam, theo đó, “việc xác lập, thực hiện quyền nghĩa vụ dân sự phải bảo đảm giữ gìn bản sắc dân tộc, tôn trọng và phát huy phong tục tập quán truyền thống tốt đẹp, tình đoàn kết tương thân, tương ái, mỗi người vì cộng đồng, cộng đồng vì mỗi người và các giá trị đạo đức cao đẹp của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam..”.
Hay nói cách khác, pháp luật về cạnh tranh nếu sử dụng những quy phạm pháp luật để điều chỉnh trực tiếp những hành vi cạnh tranh không lành mạnh, hành vi hạn chế cạnh tranh và kiểm soát hiện tượng độc quyền bằng cách quy định cụ thể những hành vi này sẽ ít hiệu quả, mà cần thiết quy định mang tính nguyên tắc, phối hợp với việc sử dụng các thiết chế kinh tế - xã hội khác tác động mới thực sự tạo lập được môi trường cạnh tranh lành mạnh trong kinh doanh. Những cam kết trong các Hiệp định trên đây (như các cam kết trong Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ) đòi hỏi hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật về kiểm soát độc quyền, chống cạnh tranh không lành mạnh nói riêng, phải có sự phù hợp, nhất là các quy định liên quan đến quyền tự do kinh doanh, nguyên tắc đối xử tối huệ quốc (MEN), nguyên tắc không phân biệt đối xử, chính sách bảo hộ đầu tư.
Song cũng từ yêu cầu này, đòi hỏi bản thân pháp luật về kiểm soát độc quyền và chống cạnh tranh không lành mạnh, đến lượt mình phải là công cụ hữu hiệu thúc đẩy khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam, bảo vệ môi trường cạnh tranh và chủ thể kinh doanh trong nước khỏi bị xâm hại bởi các hành vi cạnh tranh không lành mạnh và hành vi hạn chế cạnh tranh từ phía các chủ thể kinh doanh nước ngoài. Ví dụ, Điều 15 của Pháp lệnh có quy định: "Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ phải thông tin, quảng cáo chính xác và trung thực về hang hoá, dich vụ; niêm yết giá hàng hoá, dich vụ; công bố điều kiện, thời hạn, địa điểm bảo hành và hướng dẫn sử dụng hàng hoá dịch vụ của mỡnh cho người tiờu dựng”.
Thực chất, các quy định của pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam hiện nay có thể là tương đối đầy đủ (mặc dù các quy định này nằm rải rác ở nhiều văn bản pháp luật có các cấp độ, hiệu lực pháp lý khác nhau), phù hợp với nền kinh tế thị trường sơ khai tại Việt Nam, nhưng hệ thống các quy định pháp luật này vẫn còn thiếu vắng các nguyên tác chung và đặc biệt không đủ mạnh để thực hiện trấn áp các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, hành vi hạn chế cạnh tranh, kiểm soát vấn đề độc quyền. Xác định đối tượng áp dụng: Dựa trên tinh than của đường lối, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước ta qua Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, thì Nhà nước tạo môi trường pháp lý thuận lợi, bình đẳng cho các doanh nghiệp cạnh tranh và hợp tác để phát triển; bảo đảm sự bình đẳng về cơ hội cho mọi tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế, đổi mới cơ chế chính sách đối với doanh nghiệp Nhà nước, xoá bỏ bao cấp, chuyển các doanh nghiệp Nhà nước sang hoạt động theo cơ chế công ty trách nhiệm hữu hạn một chủ hoặc công ty cổ phần, bảo đảm để các doanh nghiệp có quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong kinh doanh, cạnh tranh bình dang trước pháp luật, tiến tới xây dựng đạo luật doanh nghiệp áp dụng thống nhất cho các loại hình doanh nghiệp khác nhau thuộc các thành phần kinh tế.
Vì vậy, Luật cạnh tranh và kiểm soát độc quyền phải thể hiện rừ mục đớch là nhằm bảo vệ mụi trường cạnh tranh lành mạnh trong kinh doanh bang việc trấn áp, xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, các hành vi cản trở, hạn chế cạnh tranh bình đẳng và mọi hoạt động có xu hướng dẫn tới độc quyền thị trường; qua đó, khuyến khích các hoạt động cạnh tranh trung thực lành mạnh, bảo đảm quyền cạnh tranh hợp pháp cho mọi chủ thể kinh doanh cũng như những quyền và lợi ích hợp pháp khác của ho, bảo hộ quyền lợi của người tiêu dùng; bảo vệ lợi ích chung của Nhà nước và xã hội; bảo đảm để cạnh tranh thực sự trở thành động lực phát triển nền kinh tế. Để thực hiện kiểm soát độc quyền đạt hiệu quả, phải tăng cường, bổ sung và hoàn thiện các quy định pháp luật về kiểm soát giá cả các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ độc quyền; kiểm soát hoạt động kinh doanh của các đoanh nghiệp độc quyền; xây dựng cơ chế thanh tra, giám sát chi phí sản xuất và giá cả sản phẩm, dịch vụ độc quyền; tách chức năng điều hoà thị trường ra khỏi nhiệm vụ kinh doanh của các doanh nghiệp độc quyền (đặc biệt là các doanh nghiệp Nhà nước hoạt động trong lĩnh vực độc quyền).