Giá trị tham khảo của chế định Hồi tỵ trong pháp luật nhà nước phong kiến Trung Quốc và Việt Nam đối với xây dựng pháp luật Việt Nam hiện đại

MỤC LỤC

Phương pháp nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu về các vấn đề lí luận của chế định Hồi tỵ trong pháp luật thời kỳ quân chủ và việc áp dụng chế định vào pháp luật Việt Nam hiện đại. Phạm vi nghiên cứu của luật văn tập trung vào các quy định hồi tỵ trong lịch sử Trung Quốc và Việt Nam thời kỳ phong kiến, từ đó đưa ra những kiến nghị và lưu ý về xây dựng pháp luật Việt Nam hiện đại sao cho hiệu quả và kế thừa những giá trị của chế định hồi tỵ một cách hợp lý.

PHẦN NỘI DUNG

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ LUẬT HỒI TỴ

    Như vậy chúng ta có thể hiểu “Hồi tỵ” là chính sách tuyển chọn bổ nhiệm, phân bổ, bố trí quan lại của triều đình phong kiến với mục đích tránh tình trạng những người quen biết cùng công tác tại một đơn vị, dẫn đến tình trạng kéo bè cánh, bị chi phối bởi các mối quan hệ tình cảm riêng vào công việc, giảm hiệu quả công tác và tác động tiêu cực đến văn hóa làm quan, làm giảm tính công bằng của xã hội. Xuất phát từ nền văn hóa nông nghiệp có truyền thống làng xã, người dân có xu hướng chú trọng tới các mối quan hệ hòa đồng, tư duy cầu an, ưa ổn định, cộng thêm đặc trưng đề cao tình cảm gia đình, tình cảm dòng tộc, huyết thống, đó là những truyền thống tốt đẹp của cha ông ta, nhưng chính vì thế mà khó tránh khỏi tiêu cực là con người có những suy nghĩ cố hữu cho một nhóm người, tinh thần cộng đồng không cao.

    LUẬT HỒI TỴ TRONG NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN TRUNG QUỐC

    • Quy định về hồi tỵ trong pháp luật thời kỳ phong kiến ở Trung Quốc
      • Phân loại Hồi tỵ trong pháp luật phong kiến Trung Quốc

        Sau khi thống nhất thiên hạ, nhằm tăng cường chế độ trung ương tập quyền, củng cố cục diện thống nhất vừa giành được, đặc biệt là đẩy mạnh kiềm chế chuyên chế cường hào địa phương, tránh nạn cát cứ, và nhằm làm suy yếu các thế lực tại địa phương, Tùy Văn Đế - Dương Kiên đã đưa ra quy định hồi tỵ về quê quán đối với các quan viên tại địa phương, theo đó các chức quan chủ chốt không được do người có quê quán tại địa phương đó nắm giữ, chức trưởng quan của châu huyện thay đổi 3 năm 1 lần và thay đổi 4 năm một lần đối với chức phó quan, không được bổ nhiệm lại. Thời Nhà Tống quy định, những người thân thuộc không được nhậm chức tại một cơ quan trong một hệ thống hoặc có chức trách liên quan đến nhau, quan viên khi được bổ nhiệm, không những phải điền “Xạ khuyết trạng”, tuyên bố rằng mình có hay không có người thân thuộc cần phải hồi tỵ trong quan hệ cấp trên cấp dưới ở cơ quan sở tại hoặc cơ quan có mối liên hệ mật thiết về nghiệp vụ hành chính với cơ quan sở tại, đồng thời còn phải có hai quan viên làm chứng và phải viết chứng nhận “Bảo quan trọng” [14]. Chế độ này bắt đầu từ thời Tùy Dạng Đế (604–618), đến thời Đường chính thức quy định thành văn bản và đến thời Minh, Thanh phát triển trở nên tương đối chặt chẽ. Theo đó, trong khoa cử, những thí sinh có quan hệ quê quán, thân thích, thầy trò, bạn bè với quan chủ khảo phải thực hiện hồi tỵ, ngoài hồi tỵ, triều đình còn phái Khảo quan khác, thay đổi địa điểm thi. hoặc “biệt đầu cử”, là chế độ hồi tỵ về thân thuộc trong khoa cử đầu tiên, áp dụng cho việc thi cử do Bộ Lại, Bộ Lễ chủ trì. Về sau, đến thời nhà Tống, cơ chế này được áp dụng cho kể cả các cuộc thi cấp tỉnh hay hương, phủ, châu. Có thể thấy, việc thi cử thời nhà Tống đã được chú trọng và được tiến hành ngày càng chặt chẽ hơn. 1912), hồi tỵ trong khoa cử thực hiện vô cùng nghiêm ngặt, không chỉ phải hồi tỵ với khảo quan mà còn hồi tỵ với những quan lại làm việc ở trường thi.

        LUẬT HỒI TỴ TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM

        • Luật hồi tỵ trong lịch sử Việt Nam Nguồn luật
          • Những khía cạnh pháp lý rút ra từ Luật hồi tỵ 1. Phạm vi áp dụng

            Tổ chức bộ máy chính quyền thời Gia Long biểu hiện những hạn chế, bất cập, đó chính là tính chất đơn giản, lỏng lẽo trong thiết chế, tính chất phân quyền trong quản lý, cơ quan hành chính chưa được tổ chức một cách đầy đủ, còn giảm lược, mặt khác quan lại đứng đầu cơ quan hành chính phần lớn là quan vừ, đõy là điều dễ hiểu vỡ hộ là “cụng thần khai quốc” dũng họ Nguyễn do đó cần có vị trí xứng đáng, điều đó làm cho bộ máy hành chính thời Gia Long mang nặng tính chất quân sự, thêm vào đó là tình trạng quyền lực bị phân tán dữ dội, các tổng trấn có quyền lực lớn có quyền bổ nhiệm và bãi nhiệm quan lại, làm nảy sinh các hiểm họa trong việc bổ nhiệm các quan lại không công tâm, vì tình riêng, thân quen, nể nang anh em, họ hàng mà bừa cử những người bất tài, không có tư chất ra làm quan, thậm chí dân đến hiên tượng mua quan bán tước, xuất hiện các thế lực ngầm chống lại triều đình…. Hay nói cách khác vua Minh Mạng ngầm ý nhắc nhở các quan lại ở Lục bộ là bộ phận quan lại chủ chốt của triều đình, do đó cơ quan Lục bộ cần làm gương, không nên lạm dụng chức quyền, tham nhũng, kéo bè kết cánh, tư thông với nhau làm nguy hại đến đất nước và quan lại ở Lục bộ cành cân nhắc kỹ càng trước khi bổ nhiệm một ai đó ra làm quan, phải thực sự người đó có đủ phẩm chất, tài năng, chứ không nên tư lợi mà lạm cử người tầm thường, phải hết lòng giữ đạo công và tránh trường hợp bổ nhiệm những quan lại có bố con, anh em, con chú, con bác, cô gì, hay thầy trò và người cùng quê cùng làm việc một nơi…để tránh tình trạng bộ phận quan lại này tham nhũng, cầu cạnh làm hại tới dân và vua Minh Mạng cũng khẳng định và kiên quyết nếu quan lại nào cố ý làm trái quy định, tiến cử những kẻ bất tài sẻ bị nghiêm trị. “ Các quan lại không được làm quan ở nơi trú quán (được hiểu là nơi vị quan đó đã ở trong một thời gian dài), không được làm quan ở quê vợ, quê mẹ mình, kể cả nơi học tập khi còn nhỏ hoặc lúc trẻ tuổi, Hay “ Những quan lại, ai quê ở phủ, huyện nào thì cũng không được làm việc tại nha môn của phủ, huyện ấy”, đồng thời Minh Mạng còn quy định thêm “Quan lại ở các nha thuộc phủ, huyện ai là người cùng làng thì phải chuyển đi nha môn khác làm việc” [19, tr.244], quy định này cho thấy vua Minh Mạng đã nhận thức được mối hiểm họa có thể xẩy ra, nếu các quan lại làm quan chính nơi cư trú của mình, ở quê vợ, quê mẹ và chính quê hương mình…điều đó dấn đến tình trạng không công bằng, thiếu công tâm trong công việc, đồng thời dẫn đến tình trạng kéo bè cánh, cầu cạnh nhờ vã…và xa hơn là họ lạm dụng chức quyền câu kết, gian díu để chuộc lợi.

            KHẢ NĂNG KẾ THỪA VÀ PHÁT HUY CHẾ ĐỊNH HỒI TỴ TRONG PHÁP LUẬT HIỆN ĐẠI VIỆT

            • Những bất cập khi áp dụng luật hồi tỵ vào pháp luật hiện đại của việt nam

              ₋ Tại Khoản 2, Điều 20 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 quy định người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị (nói chung, tức không chỉ giới hạn trong phạm vi khu vực công) không được: “Thành lập, tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, trừ trường hợp luật có quy định khác” (điểm b); “Tư vấn cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác ở trong nước và nước ngoài về công việc có liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật công tác, công việc thuộc thẩm quyền giải quyết hoặc tham gia giải quyết” (điểm c). Một số điểm chú ý trong giới thiệu nhân sự tham gia cấp ủy khóa mới và việc bố trí, sắp xếp cán bộ trước và sau đại hội… Thực hiện chủ trương bố trí Bí thư cấp ủy, Chủ tịch UBND, Chánh án toàn án nhân dân, Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân và cán bộ lãnh đạo cấp trưởng các ngành công an, thanh tra, tài chính, thuế, hải quan ở cấp tỉnh và cấp huyện không là người địa phương.” Như vậy, theo chủ trương của Đảng, các chức vụ đứng đầu các ngành quan trọng ở hai cấp tỉnh và huyện không được do người địa phương đảm nhiệm. Định hướng mở rộng áp dụng và phát huy vai trò của các quy tắc Hồi tỵ là nhìn nhận nguy cơ ở các mối quan hệ không chỉ giới hạn trong nội bộ cơ quan mà còn ở nhiều cơ quan hành chính tại cùng một địa phương; đồng thời, cần tiếp tục củng cố các quy định của pháp luật về kiểm tra, giám sát chặt chẽ, công khai minh bạch các khâu trong công tác cán bộ để xây dựng được đội ngũ cán bộ của Đảng “vừa hồng, vừa chuyên”, thật sự toàn tâm, toàn ý phụng sự cách mạng vì Đảng, vì dân trong giai đoạn cách mạng mới hiện nay.