MỤC LỤC
Do đó hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của cá nhân là hành vi trái pháp luật, trừ những trường hợp ngoại lệ theo quy định pháp luật (trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng, hoặc hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại)[12]. - Thiệt hại xảy ra khi bị xâm phạm sức khỏe, tính mạng bao gồm cả thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần. Khác với trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do xâm hại tài sản, người gây thiệt hại thường chỉ có trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất, người có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm tính mạng, sức khỏe của người khác phải chịu trách nhiệm cả vật chất lẫn tinh thần, cả thiệt hại trực tiếp và gián tiếp[12]. - Trách nhiệm BTTH do xâm phạm sức khỏe, tính mạng phát sinh không cần đến yếu tố lỗi. Đối với trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng nói chung lỗi là yếu tố bắt buộc khi xác định điều kiện phát sinh vì thiệt hại xảy ra là do hành vi có lỗi của con người. Tuy nhiên, đối với trách nhiệm BTTH do xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của người khác thì người gây thiệt hại có trách nhiệm BTTH ngay cả khi không có lỗi[12]. - Quyền yêu cầu BTTH do xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng không phát sinh đối v i chủ thể là pháp nhân. Điều này xuất phát từ các đặc điểm bản chất của trách nhiệm BTTH do xâm phạm sức khỏe, tính mạng của con người, đối tượng bị xâm hại ở đây là sức khỏe, tính mạng của con người. Pháp nhân chỉ là một tổ chức được thành lập khi đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật. Vì thế, trong quan hệ này, chủ thể là pháp nhân chỉ có thể đóng vai trò là chủ thể chịu trách nhiệm BTTH mà không thể là chủ thể được BTTH[12]. Tuy nhiên, pháp nhân có thể là chủ thể có quyền yêu cầu BTTH trong quan hệ BTTH do xâm phạm đến tài sản. - Quyền yêu cầu BTTH do bị xâm phạm sức khỏe, tính mạng là quyền nhân thân gắn liền v i người bị thiệt hại và không thể chuyển giao cho người khác. Với tính chất là một trong các quyền nhân thân liên quan đến cơ thể con người, quyền đối với sức khỏe, tính mạng là quyền nhân thân cơ bản của con người, gắn liền với cá nhân mỗi con người và không thể chuyển giao cho người khác. Quyền nhân thân này được bảo hộ vô thời hạn và bảo hộ không phụ thuộc vào đơn yêu cầu. Bên có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ dân sự có thể chuyển giao quyền yêu cầu đó cho người thế quyền theo thoả thuận, trừ những trường hợp sau đây:. a) Quyền yêu cầu cấp dưỡng, yêu cầu bồi thường thiệt hại do xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín…. Bên cạnh đó, chế định BTTH do xâm phạm sức khỏe, tính mạng có ý nghĩa răn đe, giáo dục và phòng ngừa đối với người có hành vi gây thiệt hại.Thông qua việc áp dụng chế định trách nhiệm BTTH đối với những người có hành vi xâm phạm sức khỏe, tính mạng của người khác, chế định BTTH có ý nghĩa lớn trong việc tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức của các chủ thể khác trong xã hội, để họ ý thức được rằng, việc họ thực hiện hành vi gây thiệt hại cho các chủ thể khác là trái với quy định của pháp luật, và họ sẽ phải gánh.
Tuy nhiên, những hành vi gây thiệt hại do xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng nhưng được thực hiện phù hợp với quy định của pháp luật sẽ không bị coi là hành vi trái pháp luật, vì vậy người thực hiện hành vi đó sẽ không phải bồi thường thiệt hại.Ví dụ như hành vi gây thiệt hại trong trường hợp phòng vệ chính đáng, trong tình thế cấp thiết, hoặc trong trường hợp được sự đồng ý của người bị thiệt hại với điều kiện là người bị thiệt hại tự nguyện, thỏa thuận gây thiệt hại này phải hợp pháp. Nội dung thay đổi rừ nhất trong quy định của Điều 584 Bộ luật dân sự năm 2015 là thay đổi hướng tiếp cận về yếu tố lỗi; điều luật mới đã không xác định lỗi của người gây thiệt hại là căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại, thay vào đó, chú trọng vào hành vi gây thiệt hại, với yêu cầu chỉ cần chứng minh hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật là đủ; loại bỏ trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người chịu trách nhiệm bồi thường hoặc người gây thiệt hại trong trường hợp bất khả kháng hoặc người bị thiệt hại có lỗi hoàn toàn, trừ một số trường hợp do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác (khoản 2 Điều 584 Bộ luật dân sự 2015)[7].
- Người chưa đủ mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp khác quy định tại Điều 599 của Bộ luật này. - Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường.
Điều này sẽ hợp lý và phù hợp với thực tiễn hơn, bởi trên thực tế có những trường hợp một người phải chịu trách nhiệm BTTH nhưng họ lại không có lỗi, ví dụ như trường hợp chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra… Thêm vào đó, trước đây khi một người gây thiệt hại do lỗi vô ý, pháp luật đã cho phép giảm mức bồi thường nếu hoàn cảnh kinh tế của họ gặp khó khăn, thì đối với những trường hợp người có trách nhiệm BTTH không có lỗi trong việc gây thiệt hại được giảm mức BTTH là hoàn toàn hợp lý, đồng thời đảm bảo tính công bằng cho hai bên[3]. Theo hướng dẫn tại Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP, “Mức BTTH không còn phù hợp với thực tế được hiểu là do có sự thay đổi về tình hình kinh tế, xã hội, sự biến động về giá cả mà mức bồi thường đang được thực hiện không còn phù hợp trong điều kiện đó hoặc do có sự thay đổi về tình trạng thương tật, khả năng lao động của người bị thiệt hại cho nên mức BTTH không còn phù hợp với sự thay đổi đó hoặc do có sự thay đổi về khả năng.
Theo khoản 1 của Điều luật trên thì người bị thiệt hại về sức khỏe chỉ được bồi thường khi mất hoàn toàn khả năng lao động và theo khoản 2 của Điều luật này thì chỉ những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng khi còn sống mới được hưởng tiền cấp dưỡng (trong trường hợp người bị thiệt hại chết). Thứ nhất, điều luật mới bổ sung thêm quy định các bên có quyền thỏa thuận thời hạn hưởng bồi thường trong trường hợp người bị thiệt hại mất hoàn toàn khả năng lao động, quy định này đề cao quyền tự do thỏa thuận của các bên, đảm bảo tính tự nguyện của các bên trong quan hệ BTTH, hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc chung của BLDS.
Sự thay đổi này đã mở rộng phạm vi đối tượng phải bồi thường, bao hàm được cả những trường hợp người xâm phạm không phải là người chịu trách nhiệm bồi thường, ví dụ như người gây thiệt hại cho sức khỏe của người khác là người chưa đủ mười lăm tuổi thì người có trách nhiệm BTTH là cha mẹ, hay trường hợp nguyên gây thiệt hại là do tài sản (cây cối, nhà cửa, công trình, vật nuôi…) thì chủ sở hữu tài sản phải bồi thường. Như vậy theo quy định của bộ luật mới, phần thiệt hại đối với người bị thiệt hại trước khi chết không chỉ bao gồm chi phí cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc sức khỏe người bị thiệt hại mà còn phải tính cả “thu nhập thực tế người bị thiệt hại, của người chăm sóc người bị thiệt hại khi đang điều trị, cấp cứu”, và cũng bao gồm cả khoản bồi thường thiệt hại về tinh thần của người bị thiệt hại khi họ.
- Bờn cạnh đú, phỏp luật hiện hành cũn chưa quy định rừ ràng trong trường hợp nhiều người xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của một người thì mức bù đắp tổn thất tinh thần tối đa sẽ tính cho từng người hay cho tất cả, hoặc trong trường hợp một người vừa bị xâm phạm về sức khỏe, vừa bị xâm phạm về danh dự, nhân phẩm thì mức bồi thường tối đa là bao nhiêu, có cao hơn mức trần bồi thường khi bị xâm phạm sức khỏe hay không[9,tr.28-32]. Thông qua việc tìm hiểu các quy định của pháp luật cũng như xem xét thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật trong giải quyết tranh chấp về bồi thường thiệt hại do sức khỏe, tính mạng bị xâm phạm, đề tài đã chỉ ra một số ưu điểm và bất cấp của pháp luật hiện hành cũng như việc áp dụng các quy định này vào thực tiễn xét xử các tranh chấp về bồi thường thiệt hại do xâm phạm sức khỏe, tính mạng.