MỤC LỤC
* Lấy máu xét nghiệm HBV: 3ml máu được lấy bởi NVYT, bảo quản trong ống nghiệm không chất kháng đông và mẫu máu được li trích huyết thanh và lưu trữ ở nhiệt độ từ +2 đến +8oC. Tất cả mẫu huyết thanh được phân tích trên máy miễn dịch cobas e601 Roche tại Trung tâm kiểm chuẩn chất lượng xét nghiệm Miền Nam, 131 Nguyễn Chí Thanh, Quận 5, TP. Sử dụng công nghệ thử nghiệm Điện hóa phát quang (ECL – electrochemilluminescence) là công nghệ bản quyền của Roche ứng dụng trong các xét nghiệm miễn dịch.
Là hiểu biết của ĐTNC về việc mẹ bị mắc VGVRB khi mang thai thì có thể lây con hay không (có thể lây hoặc không nếu có biện pháp phòng ngừa tốt, con có thể không bị VGVRB). Là hiểu biết của ĐTNC về biện pháp phòng ngừa lây nhiễm HBV sang con (tiêm vacxin VGVRB trong 24 giờ đầu sau sinh, tiêm đủ mũi vacxin VGVRB sau sinh và tiêm huyết thanh ngay trong 24 giờ đầu sau sinh). Là việc trong 6 tháng gần đây, ĐTNC có được dùng riêng dụng cụ khi tiến hành các thủ thuật (tiêm truyền, hiến máu, châm cứu, chữa răng, nhổ răng, xăm mắt, môi, làm móng tay, chân, bấm lỗ tai, phẫu thuật,..).
Phần lớn các nghiên cứu chọn điểm cắt là trung bình của tổng điểm kiến thức hoặc thực hành như đề tài của Lý Văn Xuân và Phan Thị Quỳnh Trâm (2010) tại Bình Phước[21], hay của Trịnh Văn Nghinh tại (2009)[12]. Tuy nhiên, trên thực tế đề tài của chúng tôi đánh giá thực hành trên một số hoạt động sinh hoạt của đối tượng vốn là các hoạt động mang tính cá nhân nên việc đối tượng có dùng riêng vật dụng để tránh lây nhiễm HBV hay không là sai số mà chúng tôi dự trù. Một số các nghiên cứu khác cũng có điểm cắt kiến thức và thực hành không giống nhau như Nguyễn Thị Xuân Loan (2013), tại thành phố Long Xuyên, An Giang[21], hay Trần Ngọc Dung và Huỳnh Thị Kim Yến (2010) tại quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ[21].
- Những đối tượng tham gia trong nghiờn cứu này đều đó được giải thớch rừ các thuận lợi cũng như các phiền phức, rủi ro (nếu có) của quá trình tham gia và đã tự nguyện đồng ý tham gia bằng ký nhận, mặc dù những quy trình tiến hành nghiên cứu thực tế là các quy trình bình thường của công tác xét nghiệm. Do đó mọi người tham gia đã thực hiện đầy đủ các cam kết, có quan tâm hơn về bệnh HBV, có ý thức hơn về việc bảo vệ sức khỏe tránh lây nhiễm loại bệnh này, cũng như được tư vấn đồng ý theo dừi, điều trị bệnh nếu cú chỉ định để trỏnh lây nhiễm và để tránh hay phát hiện sớm các biến chứng. Quyền lợi người cung cấp tin được bảo đảm bằng cỏch giải thớch rừ cỏc mục tiờu nghiờn cứu, việc sử dụng kết quả nghiên cứu, có quyền từ chối tham gia mà không bị ảnh hưởng gì, giải thích tính bảo mật thông tin.
Trường hợp đối tượng có nhu cầu muốn biết kết quả xét nghiệm sẽ được bảo mật theo danh sách riêng, các kết quả xét nghiệm được gửi về cho người tham gia nghiên cứu và tư vấn thông tin về điều trị.
Trong số 388 đối tượng được làm xét nghiệm VGVRB, có 42 đối tượng hiện đang nhiễm HBV dạng đang hoạt động, chiếm 10,8%. Còn lại những người chưa nhiễm hoặc nhiễm các dạng khác là 346 người, tương ứng 89,2% không thể hiện thành bệnh.
Tuy nhiên, tỉ lệ đối tượng biết có thể lây truyền VGB qua châm cứu không vô khuẩn chỉ đạt 16,5% và qua dùng chung bàn chải, dao cạo râu hay dụng cụ xăm trổ còn thấp hơn, chỉ chiếm khoảng 8%. Đồng thời, chỉ có 32,7% biết cần tiêm phòng vacxin cho trẻ sau khi sinh trong 24 giờ đầu và 29,6% biết cần phải tiêm đủ liều vacxin VGVRB để phòng ngừa bệnh. Về biện pháp phòng ngừa lây nhiễm sang con có 41,5% đối tượng biết việc phải tiêm vacxin VGVRB trong 24 giờ đầu sau sinh; có 32,0% biết việc cần tiêm đủ 3 mũi vacxin VGVRB và 9,8% biết nếu mẹ bị bệnh thì phải tiêm 2 mũi huyết thanh cho trẻ ngay trong vòng 24 giờ đầu sau sinh.
Về thực hành dùng riêng dụng cụ trong sinh hoạt hàng ngày, 100% đối tượng không dùng chung bàn chải đánh răng hay dao cạo râu với người khác. Lý do chƣa thực hành phòng ngừa bệnh VGVRB (n=388) Lý do chƣa thực hành phòng ngừa bệnh VGVRB Số lƣợng Tỉ lệ % Lý do không tiêm ngừa. Kết quả cho thấy lý do đối tượng không tiêm ngừa VGVRB phần lớn do không có thời gian, chiếm 76,5%, tiếp đó do đối tượng không biết về thực hành tiêm ngừa VGVRB như thế nào, bao giờ và ở đâu.
Việc xét nghiệm VGVRB chủ yếu do đối tượng khám sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh, chiếm 46,4% hoặc theo lời khuyên của người thân hoặc chỉ định của NVYT cần xét nghiệm, chiếm khoảng 23%. Lý do không làm xét nghiệm VGVRB 68,0% do không biết cần làm xét nghiệm, 27,1% do đối tượng không có thời gian và vẫn còn 14 người không xét nghiệm do không quan tâm đến việc xét nghiệm để phát hiện sớm và phòng ngừa bệnh VGVRB. Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê (p<0,05) giữa việc tiêm ngừa VGVRB và việc tiêm đủ 3 mũi vacxin phòng bệnh với việc HBsAg(+).
Mặc dù không tìm thấy mối liên quan giữa việc từng xét nghiệm và điều trị VGB với việc HBsAg(+) nhưng nhìn chung có xu hướng liên quan.
Tuy nhiên, tỉ lệ biết về sự lây nhiễm và đường lây nhiễm của bệnh thấp hơn nghiên cứu kiến thức, thái độ, thực hành về phòng bệnh VGVRB của bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại Hà Tĩnh năm (2010) khi kết quả tỉ lệ hiểu biết về yếu tố này chiếm đến 89,5%, tương tự nghiên cứu tại An Giang năm (2013) của Nguyễn Thị Xuân Loan[11]. Sự khác biệt này do ĐTNC khác nhau có mức độ quan tâm đến bệnh VGVRB khác nhau, thường thì NVYT, người bệnh và các bà mẹ quan tâm đến vấn đề này hơn người dân nói chung bởi họ quan tâm đến các yếu tố nguy cơ lây cho bản thân cũng như con cái của họ. Tỉ lệ của chúng tôi cao hơn có thể do sự khác biệt dùng miền và thời gian nghiên cứu, cũng có thể do những năm gần đầy cùng với sự tác động của các chương trình liên quan đến VGVRB của ngành y tế nên kiến thức của người dân tăng lên.
Nhìn chung, các hành vi nguy cơ có thể làm lây lan HBV trong cộng đồng có thể do thiếu kiến thức về HBV nên dẫn đến những thực hành không đúng như sử dụng chung kim châm cứu và các vật dụng cá nhân với người mắc VGVRB bị xây xước niêm mạc hoặc chảy máu. Trong đó khoảng 60% đối tượng không tiêm ngừa VGVRB do không biết về thực hành tiêm ngừa VGVRB như thế nào, bao giờ và ở đâu; cũng như vẫn còn 27,1% đối tượng không quan tâm đến việc chích ngừa và 36,7% cho rằng chi phí tiêm mắc. Nghiên cứu chỉ ra nhóm đối tượng là cán bộ viên chức có tỉ lệ HBsAg(+) thấp hơn so với nhóm không phải là cán bộ viên chức 3,2% và cũng cùng điểm tương đồng với nghiên cứu năm (2009) tại Hải Phòng khi kết quả tỉ lệ người mang HBsAg có sự khác nhau giữa các ngành nghề.
Trong nghiên cứu về tỉ lệ HbsAg(+) và một số yếu tố liên quan tới nhiễm HBV của người dân huyện đảo Bạch Long Vỹ năm (2009), tác giả đã kết luận người dân không hiểu biết về con đường lây nhiễm HBV có nguy cơ lây nhiễm cao hơn 1,94 lần so với nhóm có hiểu biết[17]. Cũng nghiên cứu kiến thức, hành vi của người dân về phòng chống lây nhiễm HBV ở thành phố Cần Thơ năm (2010), Trần Ngọc Dung và Huỳnh Thị Kim Yến cũng đã có kết luận rằng cần khuyến khích người dân phòng ngừa bệnh VGVRB một cách đơn giản nhưng rất hiệu quả khi được chủng ngừa[7]. Điều này có thể do những người từng làm xét nghiệm, nếu kết quả dương tính họ đã điều trị ở giai đoạn sớm để ổn định tình trạng nhiễm, còn đối với những người có nguy cơ cao, họ đã ý thức được nguy cơ có thể mắc để có những thay đổi phù hợp nhằm phòng bệnh cũng như hạn chế việc nhiễm bệnh.
Do thiết kế nghiên cứu là cắt ngang vì vậy chỉ xác định được tỉ lệ nhiễm HBV trong máu ở thời điểm hiện tại, mà không biết được đối tượng nhiễm HBV từ lúc sơ sinh hay nhiễm khi tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ như truyền máu, phẫu thuật, nội soi.