Nghiên cứu cải tiến chương trình bóng đá học đường đến sự phát triển thể chất của nam học sinh tiểu học khối lớp 3 thành phố hồ chí minh

MỤC LỤC

F F FHW

Phương pháp nhân trắc: [24]

❖ Dụng cụ đo: Trong các công trình nghiên cứu thực nghiệm, mức độ chính xác của kết quả nghiên cứu phần lớn phụ thuộc vào dụng cụ mà ta sử dụng để đo. Trong công trình nghiên cứu này, sử dụng các dụng cụ đo: Thước đo nhân trắc học kiểu Martin: Là thước dùng để xác định chiều cao và kích thước dài của cơ thể. ❖ Chỉ số khối cơ thể BMI (kg/m2): Là chỉ số được tính bằng thương số giữa cân nặng (kg) với bình phương chiều cao (cm).

Chỉ số BMI phản ánh quan hệ tương tác giữa yếu tố môi trườ ng (trọng lượng) và yếu tố di truyền trong quá trình trưởng thành phát dục. Chỉ số BMI quá lớn hoặc quá nhỏ đều phản ánh sự phát triển không bình thường, quá béo hoặc quá gầy, bất lợi cho sự hình thành và phát triển năng lực vận động.

Phương pháp kiểm tra sư phạm

- Cách tiến hành: Đường chạy có chiều dài thẳng ít nhất 40m, nên chọn mặt đường bằng đất, bằng phẳng; chiều rộng ít nhất 2m, được chia thành 2 ô chạy và có thể cho 1 - 2 người cùng chạy một đợt. HS kiểm tra (chạy bằng chân không hoặc bằng giày, không chạy bằng dép, guốc), khi có hiệu lệnh “vào chỗ”, tiến vào sau vạch xuất phát; đứng chân trước, chân sau cách nhau bằng một vai, trọng tâm hơi đổ về trước, hai tay thả lỏng tự nhiên, bàn chân trước ngay sau vạch xuất phát, tư thế thoải mái. - Cách tiến hành: Tất cả các thao tác của kiểm tra viên và HS kiểm tra tương tự như “chạy con thoi” khi có lệnh “chạy” đối tượng kiểm tra chạy trong ô chạy, hết đoạn đường 50m, vòng (bên trái) qua vật chuẩn, chạy lặp lại trong vòng thời gian 5 phút.

- Thực hiện: Bóng được đặt cố định cách cầu môn 10m, người thực hiện sút bóng bằng chân thuận 10 quả, bàn thắng được tính khi bóng vào lưới căng và bóng không chạm đất trước khi vào cầu môn (3m x 2m), số điểm được tính là số lần bóng vào cầu môn hợp lệ (quả đá vào được tính 2 điểm). ➢ Quy trình tổ chức kiểm tra theo thứ tự như sau: Công năng tim; Chiều cao đứng; Cân nặng; Lực bóp tay thuận; Nằm ngửa gập bụng; Bật xa tại chỗ; Chạy 30m XPC; Chạy con thoi 4x10m; Chạy 5 phút tùy sức; Tâng bóng; Dẫn bóng; Sút bóng;.

Phương pháp thực nghiệm sư phạm

- Thực hiện: Từ vạch xuất phát người thực hiện dẫn bóng chạy luồn qua 5 cọc (khoảng cách mỗi cọc là 01m), sau đó dẫn bóng về vạch xuất phát. - Thực hiện: Bóng được đặt cố định cách cầu môn 10m, người thực hiện chuyền bóng vào cầu môn (3mx2m), thực hiện bằng chân thuận 10 quả. Kết quả được tính khi chuyền bóng căng vào lưới cầu môn, số điểm được tính là số lần bóng vào cầu môn hợp lệ.

Mỗi trường sẽ kiểm tra học sinh tham gia chương trình thực nghiệm trong 06 buổi (120 phút/ buổi), cứ 10 học sinh lập thành một tổ, lần lượt thực hiện các chỉ tiêu kiểm tra kể trên. thành và ngoại thành) tập luyện theo chương trình bóng đá học đường của HFF, còn nhóm thực nghiệm gồm 500 nam học sinh lớp 3 (nội và ngoại thành) tập luyện theo chương trình cải tiến bóng đá học đường. ❖ Kế hoach thực nghiệm chương trình cải tiến bóng đá học đường cho HS khối lớp 3 Tiểu học Thành phố Hồ Chí Minh.

Phương pháp toán học thống kê

Theo đường dẫn trong máy tính: Microsoft Excell 2007/Data/Data analyis, sử dụng phần mềm SPSS 20.0…. Phương pháp tính nhịp độ tăng trưởng (W%) của các chỉ số phát triển thể chất theo công thức của S.

Tổ chức nghiên cứu

    - Tiến hành thực nghiệm chương trình cải tiến bóng đá học đường cho nam học sinh Tiểu học khối lớp 3 Thành phố Hồ Chí Minh. - Viết mục tiêu 3: Đánh giá hiệu quả sự tác động của chương trình cải tiến bóng đá học đường cho nam học sinh Tiểu học khối lớp 3 Thành phố Hồ Chí Minh.

    KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

    • Thực trạng chương trình bóng đá học đường của nam học sinh Tiểu học khối lớp 3 Thành phố Hồ Chí Minh
      • Cải tiến chương trình bóng đá học đường cho nam học sinh Tiểu học khối lớp 3 Thành phố Hồ Chí Minh
        • Đánh giá hiệu quả tác động của chương trình cải tiến bóng đá học đường cho nam học sinh Tiểu học khối lớp 3 Thành phố Hồ Chí Minh

          Qua khảo sát bằng cho thấy, về việc chi tiết hóa tài liệu giảng dạy (giáo án) của chương trình bóng đá học đường của nam học sinh Tiểu học khối lớp 3 tại Thành phố Hồ Chí Minh với 5 biến khảo sát cho thấy có 2/5 biến nằm ở mức không đồng ý là “độ khó của giáo án được phân bố hợp lý ở các giai đoạn của chương trình (CT2)” (X̅=2.45) và “giáo án phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất và trang thiết bị của trường (CT5)” (X̅=2.33). Tuy nhiên để có những bước đột phá trong hiệu quả và tạo ra một hiệu ứng sâu rộng đối với nhận thức của phụ huynh và học sinh thì cần phải có những đánh giá khách quan, tìm ra được những điểm hạn chế để có thể cải tiến chương trình đang áp dụng để nâng cao hơn nữa sự tác động của bóng đá đến thể chất cũng như tinh thần cho nam học sinh Tiểu học khối lớp 3 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Khảo sát quan điểm nhất quán về mục đích nghiên cứu, sự cần thiết của việc cải tiến chương trình bóng đá học đường Tiểu học khối lớp 3 TP.HCM: Chương trình giảng dạy cần cụ thể hóa các yêu cầu về nội dung, kiến thức, kỹ năng cơ bản, phân bố đối với giai đoạn, trình độ đào tạo, đáp ứng yêu cầu về phương pháp giảng dạy, kiểm tra và đánh giá chất lượng; Cần phải cải thiện và nâng cao hơn nữa các phương pháp, phương tiện giảng dạy để nâng cao hiệu quả của chương trình.

          Trong thực tế, để ứng dụng chương trình cải tiến bóng đá học đường trong hình thức giảng dạy thể dục ngoại khóa và sử dụng hiệu quả chương trình cải tiến bóng đá học đường nhằm phát triển thể chất cho nam học sinh Tiểu học khối lớp 3 Thành phố Hồ Chí Minh nhất thiết phải lựa chọn được những nội dung hợp lý, có tác dụng đối với sự phát triển toàn diện thể chất của học sinh, nội dung phải lành mạnh, phong phú, hấp dẫn, phù hợp với đặc điểm tâm, sinh lý lứa tuổi, phải ưu tiên lựa chọn những kỹ chiến thuật phù hợp, rèn luyện sự khéo léo, nhanh nhẹn và những trò chơi mang tính tập thể để xây dựng giáo án khoa học, hợp lý…Vì vậy, trên cơ sở khoa học của những công trình nghiên cứu và các tài liệu về bóng đá học đường, luận án đã tổng hợp và lựa chọn được các nội dung tập luyện tiến hành phỏng vấn đánh giá về mức độ quan trọng của từng nội dung đáp ứng yêu cầu lựa chọn nhằm phát triển thể chất cho học sinh Tiểu học. Chương trình cải tiến bóng đá học đường cho nam học sinh Tiểu học khối lớp 3 Thành phố Hồ Chí Minh được lựa chọn và ứng dụng những nội dung khá hợp lý, giáo án khoa học, phong phú, hấp dẫn, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, kỹ chiến thuật phù hợp, rèn luyện sự khéo léo, nhanh nhẹn và những trò chơi mang tính tập thể có tác dụng đối với sự phát triển thể chất của học sinh. Có tới 446/500 ý kiến (chiếm tỷ lệ 89.2%) của học sinh cho rằng rất thích tập luyện chương trình cải tiến bóng đá học đường, đồng thời các ý kiến cũng cho rằng nội dung khi áp dụng và đưa vào tập luyện theo hình thức ngoại khoá đã có tác động tích cực tới giờ học thể dục chính khoá như tạo hứng thú tập luyện, tiếp thu bài giảng tốt hơn, nâng cao năng lực vận động.

          Khảo sát về mức độ khó của các nội dung tập luyện nội dung chương trình cải tiến bóng đá học đường đã xây dựng, hầu hết các ý kiến đều cho thấy độ khó ở mức bình thường, với năng lực và trình độ của các giáo viên thể dục hoàn toàn có thể đảm nhận được (31/36 ý kiến, chiếm tỷ lệ 86.1%), chỉ có 5/36 ý kiến đánh giá ở mức độ khó, chiếm tỷ lệ 13.9%, nhưng khi tiến hành phỏng vấn cho thấy mặc dù đánh giá là khó, nhưng vẫn đáp ứng được các yêu cầu chuyên môn khi được tham gia dạy học các nội dung tập luyện chương trình cải tiến bóng đá học đường. Có thể khẳng định chương trình cải tiến bóng đá học đường được xem là phương tiện, là phương pháp giáo dục thể chất có hiệu quả góp phần xây dựng những học sinh phát triển toàn diện và kết quả nghiên cứu của luận án đã mở ra hướng tiếp cận mới trong việc tìm kiếm khai thác phương thức dạy học, phương thức tổ chức hoạt động giáo dục theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh. Kết quả phỏng vấn học sinh nhóm thực nghiệm, phụ huynh của học sinh và khảo sát y kiến của giáo viên tham gia giảng dạy chương trình cải tiến bóng đá học đường cho thấy: nội dung tập luyện nội dung chương trình cải tiến bóng đá học đường khi triển khai áp dụng đã có tác dụng tốt đến tình trạng sức khoẻ và tinh thần, giúp cho học sinh khoẻ mạnh hơn, linh hoạt hơn, giúp cho việc học tập của học sinh tập trung hơn.

          Bảng 3.1. Kết quả khảo sát ý kiến chuyên gia để kiểm tra tính phù hợp và khả  thi của nội dung phiếu phỏng vấn
          Bảng 3.1. Kết quả khảo sát ý kiến chuyên gia để kiểm tra tính phù hợp và khả thi của nội dung phiếu phỏng vấn